Chinh phục con quái vật khổng lồ Điện toán đám mây: 5 nền tảng đáp ứng tiêu chí xây dựng Chính phủ điện tử
Điện toán đám mây hiện tại đã thâm nhập vào tất cả các ngành nghề, kể cả những ngành nghề cẩn trọng nhất về bảo mật dữ liệu.
Các thể chế như Mỹ và Châu Âu lo ngại rằng điện toán đám mây chứa lượng dữ liệu quan trọng nhạy cảm từ Chính phủ, ngành ngân hàng tài chính tiền tệ và dữ liệu người dùng. Những năng lực xử lý khủng khiếp của điện toán đám mây như AI, Blockchain ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán tới hàng nghìn tỷ USD mỗi ngày. Với khối lượng dữ liệu như vậy, nếu không có cơ chế chính sách để đảm bảo an toàn thì việc kiểm soát sức mạnh điện toán đám mây sẽ rất khó khăn. Chính vì thế, Châu Âu hay Mỹ đưa ra quan điểm khá chặt chẽ liên quan đến kiểm soát thông tin cũng như năng lực của điện toán đám mây. Với xu thế đưa tất cả ứng dụng lên “mây” thì điện toán đám mây có lẽ phải gọi là con quái vật khổng lồ, mà đôi khi các Chính phủ cũng rất e ngại.
Trong bài phát biểu về “Sức mạnh hạ tầng điện toán đám mây tại Việt Nam” trong hội nghị DX Day 2020, ông Lê Anh Vũ – Giám đốc Sáng tạo của CMC Cloud chia sẻ: Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm Vcloud dùng cho hệ sinh thái điện toán đám mây trong nước. Ở Việt Nam tính ra có 30 trung tâm dữ liệu thì 90% không được coi là hyperscale (là các trung tâm dữ liệu có công suất 10.000 MgW). Ở thế giới trung bình 1 quốc gia có 37 trung tâm dữ liệu, do đó so sánh với thế giới, Việt Nam đang ở mức chấp nhận được. So sánh với tương quan sức mạnh, về Cloud Server (máy chủ ảo trên điện toán đám mây), chúng ta có 270.000 VM trên 90 triệu dân, trên một người dân có 0,0027 VM, trên thế giới 8 tỷ người có 2,3 triệu VM, theo số liệu của McKinsey, như vậy Việt Nam gấp 10 lần trung bình thế giới, số này cũng do Bộ TTTT cung cấp để công bố về năng lực điện toán đám mây của Việt Nam.
Theo McKinsey, một số dữ liệu cho thấy việc Cloud thâm nhập vào các ngành nghề ngày càng phổ biến. Hiện tại, Chính phủ đã đưa ra Bộ tiêu chuẩn khuyến khích các cơ quan chính phủ dùng điện toán đám mây, khối ngân hàng – tài chính – tiền tệ cũng có nhiều dự án đẩy mạnh chuyển đổi số. Như vậy, ngay cả các khối khắt khe nhất về bảo mật dữ liệu cũng đã áp dụng điện toán đám mây như một xu thế bắt buộc, chỉ là chuyển dịch như thế nào, trước hay sau, sớm hay muộn nhiều hay ít.
Thị trường điện toán đám mây Việt Nam hiện tại có quy mô lên tới 100 triệu USD nhưng vẫn còn rất nhỏ bé. Năng lực chưa thể so sánh với các cường quốc, nhưng chúng ta có những bước tiến mà 3 năm trước chưa ai hình dung ra một ngày Chính phủ quyết liệt như vậy để phát triển điện toán đám mây, mã nguồn mở, giúp Chính phủ và các doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số.
5 nền tảng Cloud đáp ứng được tiêu chuẩn phục vụ Chính phủ điện tử đều sở hữu những năng lực riêng
Video đang HOT
Ngày 2/12 Bộ TTTT công bố 5 doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí 145 đảm bảo năng lực xây dựng điện toán đám mây cho Chính phủ điện tử là Viettel Cloud, VNPT Cloud, CMC Cloud, BizFly Cloud, VNG Cloud. “Câu chuyện so sánh các doanh nghiệp rất khập khiễng, tôi biết có các doanh nghiệp nhỏ nhưng đóng góp cho thị trường không nhỏ chút nào. Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp như vậy, xây dựng lên một thị trường ngày hôm nay”, ông Lê Anh Vũ – Giám đốc Sáng tạo của CMC Cloud chia sẻ.
Viettel có hơn 10 dịch vụ và 5 trung tâm dữ liệu, trong đó có một trung tâm dữ liệu được coi là hyperscale tại Việt nam với hơn 3.000 khách hàng với các sản phẩm cơ bản như Cloud Server xây dựng trên môi trường openstack, bảo mật, PVC,… Ở Việt Nam, Viettel không chỉ sở hữu thế mạnh về hạ tầng viễn thông mà còn cung cấp các dịch vụ công nghệ hạ tầng của thế giới đến người dùng Việt Nam..
VNPT có mô hình IOC quản lý mô hình đô thị thông minh, đó là thành quả của cả đội ngũ hàng nghìn con người của VNPT. VNPT chưa cung cấp ra ngoài thị trường nhiều nhưng đi vào các sản phẩm cho Chính phủ như Y tế (VNPT FIS), giáo dục, hành chính công, các sản phẩm thuần tuý như Cloud Server, CTM, mặc dù danh sách sản phẩm không quá phong phú nhưng VNPT là doanh nghiệp nhà nước tập trung vào giải pháp cho Chính phủ.
VNG Cloud sở hữu hệ sinh thái khá phong phú trong số các nhà cung cấp dịch vụ khi có 18 service trên trang chủ như vCloudcam, hay vServer, vMeeting… VNG Cloud có tiềm năng phát triển nhiều sản phẩm mới với 2 trung tâm dữ liệu và hơn 1.000 khách hàng.
CMC Cloud có hơn 40 services, có 8 trung tâm dữ liệu tại Việt Nam, Malaysia, Singapore, HongKong với hơn 10 industry và hơn 6.000 khách hàng. Các sản phẩm từ hạ tầng và nền tảng giúp cộng đồng có thể dùng nền tảng của CMC để phát triển.
BizFly Cloud sở hữu gần 20 dịch vụ hạ tầng đám mây và có thể còn nhiều hơn nữa, hợp tác và phục vụ hơn 3000 khách hàng. Với 3 trung tâm dữ liệu trong nước và các sản phẩm chính như Cloud Server, Kubernetes engine, Auto Scaling, Load Balancer, CDN…, nền tảng đáp ứng được các mô hình cần hệ thống lớn như như VCCorp (công ty tiên phong trong lĩnh vực truyền thông và công nghệ) vốn đã phát triển từ nhiều năm nay. BizFly Cloud hướng đến mục tiêu xây dựng hạ tầng mạnh mẽ tiêu chuẩn để phục vụ tối ưu hơn cho nhu cầu người dùng nội địa.
Ngoài ra, BizFly Cloud còn nằm trong hệ sinh thái BizFly cung cấp các sản phẩm như CRM, chatbot, bot bán hàng tự động… giúp phục vụ đa dạng các nhu cầu về công nghệ số, kinh doanh, truyền thông số.
BizFly Cloud hiện là đối tác đám mây chiến lược của nhiều đơn vị lớn như VTV, Vingroup, Đất Xanh Miền Bắc, Thu Cúc, Ahamove, Sapo, VNtrip…
VNPT Cloud giúp đẩy nhanh chuyển đổi số doanh nghiệp
Chuyển đổi số với nòng cốt là công nghệ điện toán đám mây được xem là giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam xây dựng mô hình kinh doanh linh hoạt, tối ưu nguồn lực và chi phí để có thể vượt qua khó khăn và tăng trưởng đột phá trong tương lai.
Chọn mặt gửi vàng
Dịch vụ cung cấp hạ tầng máy chủ ảo trên nền điện toán đám mây VNPT Cloud được phát triển bằng nguồn lực ưu việt của VNPT- Tập đoàn Viễn thông và CNTT hàng đầu Việt Nam, có thể giúp doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh chóng và hiệu quả.
Là thành viên trong liên minh chuyển đổi số Việt Nam, VNPT đã tham gia "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng nền tảng điện toán đám mây Việt Nam" do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động. Chiến dịch này hướng tới xây dựng một hệ sinh thái các doanh nghiệp điện toán đám mây Việt Nam làm chủ công nghệ, cung cấp hạ tầng và dịch vụ điện toán đám mây đạt chuẩn, từ đó hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi số. Đặc biệt, để hỗ trợ chi phí cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, VNPT triển khai chương trình ưu đãi "VNPT Cloud - Giải pháp thúc đẩy Chuyển đổi số bằng nền tảng Điện toán đám mây Việt Nam".
Theo đó từ ngày 15/6/2020 đến 15/8/2020, tất cả khách hàng đăng ký mới sử dụng dịch vụ VNPT Cloud gồm các gói dịch vụ Premium Cloud, Smart Cloud sẽ được giảm giá 20%.
VNPT Cloud có gì khác biệt?
VNPT Cloud giúp khách hàng chủ động xây dựng môi trường triển khai ứng dụng CNTT tối ưu, thiết lập hạ tầng điện toán có quy mô từ một máy chủ đám mây riêng lẻ đến hệ thống có hàng trăm máy chủ đám mây. Khác biệt của giải pháp này là giúp khách hàng tự quản trị hệ thống dịch vụ của mình, có thể truy cập, sử dụng dịch vụ trên hạ tầng Internet băng rộng của VNPT. Ngoài ra, có thể chia sẻ hạ tầng với nhiều dịch vụ, mở rộng cấu hình theo nhu cầu.
Đặc biệt, VNPT Cloud là dịch vụ có chi phí hợp lý nhất thị trường. Chỉ từ 260.000 VND, khách hàng có thể sở hữu ngay một máy chủ cloud với đầy đủ tính năng và đảm bảo chất lượng; đồng thời nếu mở rộng thêm khách hàng chỉ phải trả theo nhu cầu sử dụng.
VNPT Cloud được triển khai trên nền tảng hạ tầng trung tâm dữ liệu IDC VNPT đạt chuẩn quốc tế UpTime Tier 3 với 8 trung tâm dữ liệu quy mô lớn được đặt tại Hà Nội, Tp HCM, Đã Nẵng, Cần Thơ, đảm bảo độ khả dụng và trải nghiệm khách hàng thông suốt luôn ở mức 99,982%. Khách hàng hoàn toàn yên tâm về độ bảo mật và tính sẵn sàng cao cùng sự hỗ trợ 24/7 của các chuyên gia - kỹ thuật viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm của VNPT luôn sẵn sàng ở tại 63 Tỉnh/Thành phố trên toàn quốc.
Cùng với đó, hạ tầng máy chủ, dịch vụ được triển khai trên phần cứng máy chủ DELL, HP và IBM. Hạ tầng mạng, thiết bị switch vật lý là các dòng Cisco, Juniper chất lượng cao. Hệ thống tường lửa giúp bảo vệ toàn bộ hạ tầng vật lý và máy chủ Cloud của khách hàng. VNPT tự hào là tập đoàn hàng đầu Việt Nam sở hữu năng lực hạ tầng mạnh và rộng khắp với hạ tầng mạng lưới viễn thông Internet số 1 Việt Nam, mạng truyền dẫn dung lượng lên tới hàng Terabit/s, kết nối quốc tế qua nhiều tuyến cáp như SMW3, AAG, APG, IA...hơn 81.000 trạm 2G/3G/4G đảm bảo tốc độ mạng 3G/4G nhanh nhất Việt Nam với độ phủ rộng khắp đến 96% quy mô dân số. VNPT cũng là đơn vị duy nhất sở hữu mạng thông tin vệ tinh tại Việt Nam. Đặc biệt, trong năm 2019, VNPT đã tăng cường năng lực hạ tầng ảo hóa lên hơn 1,7 lần đáp ứng các dự án CNTT trọng điểm của quốc gia như Cổng dịch vụ công quốc gia; Trục liên thông dữ liệu của Chính phủ; khách hàng trong các lĩnh vực chính phủ điện tử, y tế, giáo dục, du lịch...VNPT đang từng bước hội tụ hạ tầng VT-CNTT, hiện đại hoá hạ tầng CNTT, IDC, tích hợp dịch vụ công nghệ mới như AI, Blockchain, Bigdata, Cloud, DPI...nhằm mang đến cho khách hàng dịch vụ VNPT Cloud với chất lượng tốt nhất.
Có thể khẳng định với những ưu điểm vượt trội và năng lực hạ tầng IDC, VNPT Cloud sẽ giúp doanh nghiệp có nhu cầu ảo hóa dữ liệu giải quyết bài toán tối ưu chi phí, giảm thiểu rủi ro đầu tư ban đầu, chuyển đổi số một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Nâng cấp hay xây dựng lại hạ tầng website Nâng cấp hay xây dựng lại từ đầu hạ tầng website luôn là những băn khoăn, trăn trở của người quản lý doanh nghiệp. Và để biết nên làm thế nào hãy xem xét ưu nhược điểm của từng lựa chọn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Đã qua rồi cái thời doanh nghiệp của bạn triển khai một trang website...