Chính phủ Mỹ chính thức mở cửa trở lại
Hạ viện Mỹ vừa thông qua vào phút chót đạo luật ngân sách tạm thời mở cửa trở lại chính phủ Mỹ và giúp nước Mỹ tránh khỏi thảm họa phá sản.
Lúc 10h tối ngày 16/10 (giờ địa phương, khoảng 9h sáng giờ Việt Nam), tức là chỉ 2 giờ trước khi Mỹ chính thức bị phá sản, Hạ viện Mỹ đã thông qua đạo luật cho phép mở cửa trở lại chính phủ Mỹ và tăng trần nợ công cho chính phủ liên bang sau khi đạo luật này được Thượng viện thông qua cách đó vài giờ.
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ kéo dài suốt 2 tuần nay đã chấm dứt bằng những hành động tích cực vào những giờ phút cuối cùng của Quốc hội Mỹ, giúp cho nước Mỹ tránh khỏi một cuộc vỡ nợ chưa từng xảy ra trước đây.
Chủ tịch Thượng viện Harry Reid thông báo thông qua đạo luật ngân sách tạm thời
Hành động được cho là rất nhanh chóng so với các tiêu chuẩn của quốc hội Mỹ này được đưa ra sau 16 ngày liên tiếp chính phủ đóng cửa và chỉ vài giờ trước khi Bộ Tài chính Mỹ thông báo chính phủ Mỹ chính thức cạn tiền và không thể vay thêm để tiếp tục duy trì hoạt động nếu quốc hội không nhất trí nâng trần nợ công.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố là ông sẽ “ký ngay lập tức” đạo luật này để mở cửa trở lại chính phủ không chậm trễ ngay khi đạo luật này được Thượng viện và Hạ viện thông qua và được trình lên trên bàn làm việc của ông.
Video đang HOT
Như vậy với việc đạo luật ngân sách tạm thời này được thông qua, chính phủ Mỹ đã được chính thức mở cửa trở lại, và nước Mỹ thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ ít nhất là cho đến đầu năm sau.
Theo CNN
Mỹ: Đảng Cộng hòa đã "tự bắn vào chân mình"
Việc ép chính phủ đóng cửa là một bước đi sai lầm của đảng Cộng hòa, chẳng khác nào hành động "tự bắn vào chân mình".
Cuối tháng 9/2013, khi năm tài khóa sắp kết thúc, ngay trước thời gian nước Mỹ chạm trần nợ công, các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy đa số người Mỹ không ủng hộ đạo luật chăm sóc y tế mang tên Obamacare do Tổng thống Obama đề xuất.
Với những kết quả thăm dò dư luận này, một số thành viên đảng Cộng hòa đã rất tự tin cho rằng "thiên thời" đã đến để họ có thể ra tay buộc chính phủ hủy bỏ đạo luật này. Mặc dù một số nhân vật bảo thủ, trong đó có cả nhiều nhà quan sát chính trị lão luyện đã lên tiếng phản đối ý định này và cho rằng đó sẽ là một động thái rất dở về mặt chính trị, đảng Cộng hòa vẫn phớt lờ và thế là cuộc đối đầu giữa Hạ viện và Thượng viện diễn ra, chính phủ Mỹ buộc phải đóng cửa trong cuộc khủng hoảng ngân sách chưa thấy hồi kết.
Nghị sĩ đảng Cộng hòa John Boehner, Chủ tịch Hạ viện Mỹ
Tuy nhiên, đến nay diễn biến tình hình cho thấy những tiếng nói hoài nghi trên đã đúng. Chiến lược này của đảng Cộng hòa đã hướng sự chú ý của dư luận ra khỏi những thiếu sót trong đạo luật Obamacare sang những tranh cãi trong việc ai đã đẩy chính phủ đến tình trạng đóng cửa.
Những lập luận của đảng Cộng hòa rằng đạo luật Obamacare là một văn bản luật được soạn thảo quá tồi đã không được ai chú ý đến bởi giờ đây dư luận trở nên chán ghét việc chính phủ bị đóng cửa hơn là chán ghét đạo luật Obamacare. Phần lớn những lời đổ lỗi cho việc chính phủ đóng cửa đều được trút lên đầu các đảng viên Cộng hòa. Và mặc dù tỉ lệ ủng hộ Tổng thống có giảm sút nhưng tỉ lệ ủng hộ đảng Cộng hòa còn sụt giảm nhiều hơn.
Quyết định của đảng Cộng hòa buộc chính phủ đóng cửa đã vi phạm một trong những nguyên tắc đầu tiên của chính trị từng được "ông tổ" của ngành khoa học chính trị Niccolo Machiavelli viết ra: "Hãy khai thác điều không thể tránh khỏi." Khi điều gì đó chắc chắn sẽ xảy ra, bạn nên tận dụng nó hết mức có thể để tạo lợi thế cho mình.
Ban đầu, đó chính là những gì mà đảng Cộng hòa đã làm với đạo luật Obamacare. Đó là một trong những đạo luật không được ủng hộ nhất được thông qua trong thời gian gần đây, một vấn đề mà ngay cả các đảng viên Dân chủ cũng không muốn nhắc đến.
Điều không thể tránh khỏi ở đây chính là nếu đạo luật này được thực thi, nó sẽ gặp rất nhiều khó khăn và sẽ bộc lộ nhiều điểm yếu. Việc khoét sâu vào những điểm yếu này có thể thạo thuận lợi cho các đảng viên Cộng hòa trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của họ vào năm 2014.
Thế nhưng, bằng quyết định ép chính phủ phải đóng cửa với hy vọng triệt hạ được đạo luật Obamacare ngay từ lúc còn trứng nước, các đảng viên Cộng hòa trong Hạ viện Mỹ đã hoàn toàn phớt lờ điều không thể tránh khỏi thay vì khai thác nó.
Đã rất nhiều lần đảng Cộng hòa được cảnh báo: "Không đời nào đảng Dân chủ chịu thua trong cuộc chiến này. Họ kiểm soát cả Thượng viện và Nhà Trắng. Một liên minh các ông chủ kinh doanh và các chuyên gia kinh tế lo sợ tình trạng nước Mỹ phá sản sẽ đứng ra phản đối đảng Cộng hòa. Đảng Cộng hòa sẽ mất phiếu và sẽ bị quy trách nhiệm cho bất cứ sai sót nào xảy ra."
Và đó chính xác là những gì đang diễn ra. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Ted Cruz, người đã từng diễn thuyết suốt hơn 21 giờ để cản trở việc thi hành đạo luật Obamacare cuối cùng cũng bỏ phiếu ủng hộ Chủ tịch Thượng viện Harry Reid của đảng Dân chủ. Nỗ lực diễn thuyết của ông này đã không giúp được gì cho đảng Cộng hòa. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy tỉ lệ bất tín nhiệm đảng Cộng hòa lên cao kỷ lục, và thảm kịch chính phủ đóng cửa đang đe dọa đến chiến dịch tranh cử của họ trong năm nay.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Ted Cruz trả lời phỏng vấn báo chí
Đơn cử như ở bang Virginia, nơi có ứng cử viên đảng Cộng hòa tham gia tranh cử vị trí thống đốc bang là Ken Cuccinneli, một nhân vật thường xuyên lớn tiếng chỉ trích đạo luật Obamacare.
Từng vượt hơn đối thủ đảng Dân chủ của mình 8 điểm, giờ đây Cuccineneli đang chật vật bám đuổi đối thủ bằng cách tự cách ly mình khỏi các đảng viên Cộng hòa quốc gia. Ông cũng lên tiếng chỉ trích việc chính phủ bị đóng cửa và đã cố tình lánh mặt khi Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Cruz đến thăm bang này, trong khi các tranh quảng cáo của đảng Dân chủ cố tình gán ghép họ với nhau.
Trong chính trị, 1 tháng là một thời gian rất dài, và một năm như thể là vĩnh cửu. Có thể cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở nước Mỹ sẽ không gây ra những tác hại lâu dài, tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, có vẻ như đảng Cộng hòa đang tự bắn vào chân mình.
Theo Khampha
Phản ứng dân Mỹ ngày đầu chính phủ đóng cửa Một ngày sau khi chính phủ đóng cửa, mặc dù cuộc sống người dân Mỹ chưa có nhiều xáo trộn nhưng đã xuất hiện những phản ứng đầu tiên. Ngày 1/10, sau những tranh cãi trong thời gian dài về Đạo luật Chăm sóc Y tế của Tổng thống Obama, Quốc hội Mỹ đã đẩy nước Mỹ vào tình trạng đóng cửa chính...