Chính phủ Indonesia chi 1 triệu USD cho các thí nghiệm ngăn chặn sốt xuất huyết
Giới y khoa đánh giá vi khuẩn Wolbachia có thể ngăn chặn sự lây lan của virus sốt xuất huyết vì vi khuẩn này có khả năng tranh giành dinh dưỡng với virus và vi khuẩn trong tế bào muỗi.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ Y tế Indonesia phân bổ 16 tỷ rupiah (Rp-khoảng 1,03 triệu USD) cho các thí nghiệm kiểm tra sự lây lan của bệnh sốt xuất huyết ở 5 thành phố lớn ở nước này.
Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến ngày 28/11 sau cuộc họp Nội các, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết chính phủ đã phân bổ ngân sách 16 tỷ Rp để tiến hành các dự án thí điểm cấy vi khuẩn Wolbachia vào cơ thể muỗi để kiểm tra sự lây lan sốt xuất huyết tại các thành phố Semarang, Tây Jakarta, Bandung, Kupang và Bontang.
Video đang HOT
Ngoài ra, chính quyền của mỗi thành phố cũng chi thêm khoảng 500 triệu Rp cho các thí nghiệm ở địa phương.
Bộ trưởng Sadikin giải thích phương pháp thí nghiệm sử dụng muỗi nhiễm vi khuẩn Wolbachia đã được đưa vào kế hoạch quốc gia trong xử lý bệnh sốt xuất huyết, đang được triển khai tại 5 thành phố trên
Đây là các khu vực có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết tương đối cao, cao hơn mức trung bình trên toàn cầu là 10 ca/100.000 dân.
Bộ trưởng Indonesia cho biết thêm rằng trước khi triển khai phương pháp này, Bộ Y tế Indonesia đã phổ biến thông tin đến cộng đồng thông qua vận động chính sách với lãnh đạo cộng đồng địa phương.
Giới y khoa đánh giá vi khuẩn Wolbachia có thể ngăn chặn sự lây lan của virus sốt xuất huyết vì vi khuẩn này có khả năng tranh giành dinh dưỡng với virus và vi khuẩn trong tế bào muỗi. Khi không đủ chất dinh dưỡng, virus sốt xuất huyết ở muỗi sẽ không thể sinh sôi./.
Lào thử nghiệm sử dụng muỗi mang vi khuẩn Wolbachia để kiềm chế dịch sốt xuất huyết
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình hình dịch sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng mạnh, Bộ Y tế Lào vừa quyết định triển khai dự án thử nghiệm nhằm giảm số lượng muỗi Aedes aegypti, loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.
Theo Bộ Y tế Lào, Chương trình Muỗi Thế giới đã được thực hiện hoặc đang được thực hiện ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, Indonesia, Brazil, Colombia, Ấn Độ, Australia và Mexico. Dự án đã phát triển phương pháp Wolbachia độc đáo, một phương pháp tự nhiên, không biến đổi gene, an toàn và bền vững để giảm nguy cơ muỗi lây truyền bệnh.
Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học trên thế giới đã thành công trong việc cấy vi khuẩn Wolbachia vào muỗi vằn và chứng minh được rằng trong cơ thể muỗi, chúng có khả năng ức chế sự phát triển của virus Dengue (gây bệnh sốt xuất huyết), virus Zika và một số loại virus khác truyền qua muỗi, từ đó làm giảm nguy cơ lây truyền virus gây bệnh sang người.
Một điểm đặc biệt là vi khuẩn Wolbachia được muỗi cái truyền qua trứng sang thế hệ sau, trong khi muỗi đực mang Wolbachia nếu cặp đôi với muỗi cái tự nhiên thì sẽ sinh ra trứng "ung", do đó duy trì hiệu quả lâu dài nhờ quá trình cặp đôi, sinh sản tự nhiên, mà không làm tăng số lượng muỗi ở cộng đồng.
Đáng lưu ý, muỗi mang vi khuẩn Wolbachia hoàn toàn không phải là muỗi biến đổi gene vì không có bất cứ sự can thiệp nào vào gene của muỗi. Vi khuẩn Wolbachia sống cộng sinh trong tế bào muỗi và duy trì ổn định qua các thế hệ một cách tự nhiên. Các kết quả nghiên cứu thử nghiệm sử dụng phương pháp này ở Indonesia chỉ ra rằng số ca sốt rét đã giảm 77% ở những khu vực có muỗi mang vi khuẩn Wolbachia.
Tổng Cục trưởng Cục Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế Lào, Tiến sĩ Rattanaxay Phetsouvanh cho biết dự án thử nghiệm sẽ được thực hiện trong 2 năm tại 32 bản ở thủ đô Viêng Chăn.
Bộ Y tế Lào cho hay từ đầu năm tới nay, đã có 21.799 trường hợp được ghi nhận mắc bệnh sốt xuất huyết trên cả nước, trong đó có 18 người đã tử vong, cao hơn mức trung bình hàng năm. Thủ đô Viêng Chăn vẫn là địa phương ghi nhận nhiều ca nhất.
Từ trước tới nay, để ngăn chặn muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sản, Bộ Y tế Lào thường khuyến cáo người dân loại bỏ những đồ vật có thể đọng nước giúp muỗi có nơi sinh sản, dọn sạch cỏ dại và bụi rậm xung quanh nhà, và mắc màn khi ngủ. Bộ Y tế Lào kỳ vọng việc sử dụng phương pháp mới sẽ giúp khống chế một cách chủ động bệnh sốt xuất huyết tại nước này.
Indonesia xem xét điều trị miễn phí cho bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ Ngày 23/8, Bộ Y tế Indonesia cho biết bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ có thể được điều trị miễn phí theo cơ chế của Cơ quan Quản lý an sinh xã hội về y tế của Indonesia (BPJS Kesehatan). Hình ảnh virus đậu mùa khỉ dưới kính hiển vi. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, người phát ngôn Bộ Y...