Giai đoạn mới mang tính lịch sử của hợp tác Indonesia – Mỹ
Tại cuộc gặp ngày 13/11 ở Nhà Trắng, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) và người đồng cấp Mỹ Joe Biden đã nhất trí nâng cấp Quan hệ đối tác chiến lược lên Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (CSP), đánh dấu một giai đoạn mới mang tính lịch sử của hợp tác song phương.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại cuộc gặp ở Nhà Trắng ngày 13/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khuôn khổ CSP, Indonesia và Mỹ nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế vì sự thịnh vượng chung thông qua việc đầu tư vào các công nghệ quan trọng và mới nổi; các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; và phát triển bền vững.
Cụ thể, hai bên sẽ hợp tác đa dạng hóa hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu; tăng cường kết nối kỹ thuật số ở các vùng nông thôn Indonesia; đầu tư vào các doanh nghiệp mới nổi của Indonesia; triển khai quan hệ đối tác du lịch; và thúc đẩy đầu tư tư nhân từ Mỹ.
Video đang HOT
Trong lĩnh vực khí hậu, Indonesia và Mỹ công bố nhiều chương trình mới, bao gồm hợp tác về năng lượng và khoáng sản bền vững; hỗ trợ lưới điện năng lượng tái tạo quy mô nhỏ; thúc đẩy kế hoạch chuyển đổi năng lượng sạch; triển khai các dự án thu hồi và lưu trữ carbon; tăng cường kết nối điện và cải thiện chất lượng không khí ở Đông Nam Á; thăm dò các giải pháp thay thế năng lượng sạch cho tăng trưởng công nghiệp; mở rộng hợp tác về quản lý chất thải; đầu tư phát triển thủ đô mới Nusantara thông minh và bền vững.
Về an ninh, hai bên nhất trí mở rộng hợp tác an ninh mạng; tăng cường an ninh hàng hải; thúc đẩy hợp tác quốc phòng với việc ký kết Thỏa thuận hợp tác quốc phòng mới; và đẩy mạnh hợp tác chống khủng bố. Hai bên cũng công bố các chương trình mới nhằm thúc đẩy giao lưu nhân dân, tập trung vào việc giáo dục thế hệ trẻ; tái thiết Bảo tàng Quốc gia Indonesia; trao đổi chuyên gia giáo dục, văn hóa và y tế.
Ngoại giao nghị viện là mắt xích quan trọng trong hợp tác Việt Nam - Pháp
Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu Nghị Pháp - Việt, nghị sĩ Anne Le Hénanff đánh giá trong 10 năm qua kể từ khi Việt Nam và CH Pháp nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược, quan hệ giữa hai nước đã không ngừng phát triển.
Nghị sĩ Anne Le Hénanff, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Pháp - Việt. Ảnh: TTXVN phát
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Paris nhân sự kiện này, bà Anne Le Hénanff nhấn mạnh mục tiêu của mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam - Pháp là tăng cường hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, văn hóa, giáo dục và quốc phòng. Từ năm 2013 đến nay, quan hệ ngoại giao giữa hai nước được ghi dấu ấn bằng nhiều cuộc trao đổi cấp cao, khiến mối quan hệ đối tác chiến lược luôn được đổi mới.
Sự kiện quan trọng gần đây nhất là chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vào tháng 11/2021. Nhân dịp này, hai bên đã thông qua một tuyên bố chung, trong đó đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược. Tuyên bố đã nhanh chóng được biến thành hành động thiết thực. Cụ thể, đối với vấn đề biến đổi khí hậu, một trong những ưu tiên của tuyên bố chung, Pháp đã huy động toàn lực cùng với Việt Nam để thực hiện Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) được ký kết vào cuối năm 2022 giữa Việt Nam và các đối tác trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7). Quan hệ đối tác này sẽ hỗ trợ Việt Nam hành động nhằm đạt được mục tiêu đầy tham vọng về trung hòa khí hậu vào năm 2050 và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch. Là một phần của quan hệ đối tác này, thông qua Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Pháp đã cam kết huy động 500 triệu euro trong vòng 3 - 5 năm để phát triển các dự án nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sinh thái.
Nghị sĩ Anne Le Hénanff nhấn mạnh hợp tác trong chống biến đổi khí hậu là minh chứng rõ nét cho mối quan hệ đối tác chiến lược tập trung vào tương lai và cách các ưu tiên đặt ra ở cấp cao nhất được chuyển thành những hành động rất cụ thể. Ngoài ra, theo bà, hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng... cũng ghi nhận những chuyển biến.
Nghị sĩ Anne Le Hénanff khẳng định tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Pháp là rất to lớn và được xây dựng trên nền tảng của những mối quan hệ lâu đời, bền chặt. Pháp là một trong những nước phương Tây đầu tiên ủng hộ sự mở cửa và phát triển của Việt Nam và đã triển khai hợp tác rất mạnh mẽ trong viện trợ phát triển. Theo bà, có nhiều lý do để lạc quan về hợp tác song phương giữa hai nước. Thứ nhất, chính phủ hai nước nhiều lần thể hiện ý chí chính trị mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác song phương, thể hiện qua Tuyên bố chung tháng 11/2021 Thứ hai, Việt Nam và Pháp có rất nhiều không gian trao đổi cho phép quan hệ tiếp tục phát triển. Hai nước duy trì kênh đối thoại thường xuyên giữa các cơ quan chức năng thuộc các lĩnh vực kinh tế, chiến lược và quốc phòng. Quan hệ song phương cũng dựa trên mối quan hệ rất chặt chẽ giữa chính quyền các địa phương, gắn kết với nhau dựa trên nền tảng của các diễn đàn hợp tác phi tập trung giữa Pháp và Việt Nam.
Bà nhấn mạnh rằng trong quan hệ hợp tác song phương này, các nhóm hữu nghị nghị viện, trong đó có Nhóm Nghị sĩ Hữu Nghị Pháp - Việt, chiếm vị trí trung tâm. Ngoại giao nghị viện là một mắt xích quan trọng trong hợp tác Pháp - Việt và bà mong muốn tiếp tục thúc đẩy vai trò này.
Về sự phối hợp giữa Pháp và Việt Nam trên trường quốc tế, nghị sĩ Anne Le Hénanff cho rằng hai nước sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau. Bà nhắc tới sự hợp tác giữa Pháp (nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - HĐBA LHQ) với Việt Nam trong nhiệm kỳ Việt Nam đảm nhiệm vai trò ủy viên không thường trực cơ quan này 2020 - 2021. Gần đây hơn, hai nước đã chứng minh tính hiệu quả của hợp tác trong các không gian đa phương, thể hiện qua việc ký JETP, ASEAN trao cho Pháp quy chế đối tác phát triển...
Để tăng cường quan hệ đối tác chiến lược trong thời gian tới, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu Nghị Pháp - Việt, nghị sĩ Anne Le Hénanff cho rằng hai nước cần ưu tiên duy trì trao đổi cấp cao và đẩy mạnh hợp tác trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, thúc đẩy công nghệ kỹ thuật số, an ninh...
Theo bà, về dài hạn, văn hóa và việc giảng dạy tiếng Pháp nên là những ưu tiên hàng đầu của mối quan hệ song phương. Chúng góp phần quyết định vào sự hiểu biết lẫn nhau và tình đoàn kết giữa các dân tộc cũng như thúc đẩy sự giao lưu giữa hai nước. Với tư cách là thành viên của Hội đồng Nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ, nghị sĩ Anne Le Hénanff bày tỏ hy vọng rằng các cuộc thảo luận và trao đổi do Pháp và Việt Nam khởi xướng trong các phiên họp toàn thể sẽ tiếp tục được duy trì.
Nghị sĩ Anne Le Hénanff khẳng định ngoại giao nghị viện có vai trò trong sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược và sự phát triển của quan hệ song phương.
Bà bày tỏ mong muốn cùng với các chuyến thăm song phương, các nghị sĩ Pháp sẽ được thông báo thường xuyên về tình hình thời sự và nắm bắt được các lĩnh vực mà phía Việt Nam quan tâm để họ có thể truyền đi các thông điệp. Nhóm Nghị sĩ Hữu Nghị Pháp - Việt mà bà là Chủ tịch sẽ tổ chức thường xuyên các buổi trao đổi và gặp gỡ.
Indonesia sẽ kéo dài chương trình ưu đãi xe điện vào năm tới Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn lời Thứ trưởng Bộ Điều phối Hàng hải và Đầu tư Indonesia Rachmat Kaimuddin cho biết: Chính phủ nước này đang lên kế hoạch kéo dài chương trình ưu đãi dành cho xe điện (EV), đặc biệt là xe máy điện, vào năm tới với mức hỗ trợ tương đương năm nay. Một nhân viên làm việc...