Chính phủ Hoa Kỳ hạn chế xuất khẩu phần mềm trí tuệ nhân tạo
Hôm 3/1, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã thực hiện các biện pháp để cắt giảm xuất khẩu phần mềm trí tuệ nhân tạo như một phần của nỗ lực để giữ các công nghệ nhạy cảm rơi vào tay các cường quốc đối thủ như Trung Quốc.
Theo một quy định mới sẽ có hiệu lực vào 6/1/2020 tức là thứ Hai tới, các công ty xuất khẩu một số loại phần mềm hình ảnh không gian địa lý từ Hoa Kỳ phải xin giấy phép để gửi ra nước ngoài trừ khi nó được chuyển đến Canada.
Chính phủ Hoa Kỳ hạn chế xuất khẩu phần mềm trí tuệ nhân tạo
James Lewis – một chuyên gia công nghệ thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington nói: “Họ muốn quản lý các công ty Hoa Kỳ để tránh xảy ra việc giúp cho Trung Quốc tạo ra các sản phẩm trí tuệ nhân tạo tốt hơn để có thể giúp cho quân đội của chính quyền Trung Quốc”.
James Lewis cho biết thêm, quy định này có thể sẽ được ngành công nghiệp hoan nghênh, bởi vì họ đã lo ngại một làn sóng mở rộng xuất khẩu hầu hết các phần cứng và phần mềm trí tuệ nhân tạo ra nước ngoài. Biện pháp này bao gồm phần mềm có thể được sử dụng bởi các cảm biến, máy bay không người lái và vệ tinh để tự động hóa quá trình xác định mục tiêu cho cả mục đích quân sự và dân sự.
Video đang HOT
Biện pháp này là biện pháp đầu tiên được Bộ Thương mại hoàn thiện theo lệnh bắt buộc từ luật năm 2018, trong đó đã giao cho cơ quan này viết các quy tắc để tăng cường giám sát xuất khẩu công nghệ nhạy cảm cho các đối thủ như Trung Quốc vì lý do kinh tế và an ninh.
Reuters cho rằng, cơ quan này đang hoàn thiện một bộ quy tắc hẹp để hạn chế xuất khẩu như vậy nhằm mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp Hoa Kỳ, vốn lo ngại về làn sóng mở rộng bán hàng ở nước ngoài.
Quy tắc này sẽ chỉ có hiệu lực ở Hoa Kỳ, nhưng chính quyền Hoa Kỳ sau đó có thể đệ trình nó cho các cơ quan quốc tế để cố gắng tạo ra một sân chơi bình đẳng trên toàn cầu.
Nó xuất hiện trong bối cảnh sự thất vọng ngày càng tăng từ các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ về việc đưa ra các quy tắc chậm chạp nhằm tăng cường kiểm soát xuất khẩu, với Lãnh tụ thiểu số Chuck Schumer thuộc đảng Dân chủ đang thúc giục Bộ Thương mại đẩy nhanh quá trình này.
Quy định đưa ra đã thể hiện quan điểm rỏ ràng rằng: “Vì quyền lợi an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, chính phủ sẽ ngay lập tức thực hiện các biện pháp kiểm soát này và qua đó cũng muốn cung cấp cho công chúng những người quan tâm một cơ hội để cho ý kiến về việc kiểm soát các mặt hàng mới”.
Theo Viet Nam Net
Năm 2019, doanh thu công nghiệp ICT Việt Nam ước đạt hơn 112 tỷ USD
Tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) năm 2019 của Việt Nam ước đạt 112,350 tỷ USD, trong đó xuất khẩu công nghiệp ICT đạt 91,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2018.
Tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT của Việt Nam trong năm 2019 ước đạt 112,350 tỷ USD, tăng trưởng 10% so với năm 2018
Báo cáo tại hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT Việt Nam trong năm 2019 ước đạt 112,350 tỷ USD, tăng trưởng 10% so với năm 2018. Trong đó, xuất khẩu công nghiệp ICT đạt 91,5 tỷ USD, chiếm 81,5 % tổng doanh thu.
Cũng theo báo của Bộ TT&TT, doanh thu công nghiệp phần mềm đạt 5 tỷ USD, tăng 500 triệu USD so với năm 2018. Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước từ công nghiệp ICT năm 2019 là 54.000 tỷ đồng, tăng 2000 tỷ so với năm 2018.
Báo cáo của Bộ TT&TT cũng cho biết, tổng doanh thu viễn thông 469,7 nghìn tỷ đồng (tăng 18,67% so với cùng kỳ năm 2018). Trong đó, doanh thu dịch vụ viễn thông ước đạt 134 nghìn tỷ đồng (tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2018), chiếm 28,53% doanh thu toàn ngành.
Đối với ngành công nghiệp nội dung số, hiện doanh thu chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong doanh thu ngành công nghệ thông tin (chiếm 0,76%), trong đó chủ yếu xuất phát từ thị trường xuất khẩu (chiếm doanh thu xuất khẩu chiếm 93%).
Bộ TT&TT cho biết hiện doanh nghiệp nội dung số Việt Nam chưa khai thác được thị trường nội địa thị trường này đang bị chiếm lĩnh bởi các doanh nghiệp nền tảng xuyên biên giới lớn như Google, Facebook... Tuy nhiên, Bộ đang có các định hương mới để thúc đẩy doanh thu của lĩnh vực này lên 2-3 lần trong thời gian tới.
Cụ thể, trong thời gian qua, Bộ TT&TT đã đưa ra mục tiêu phát triển hệ sinh thái số Việt Nam và khẳng định việc phát triển hệ sinh thái số Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.
"Đối với Việt Nam hiện nay, nhiệm vụ đặt ra là phát triển 5 nhóm sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể sẽ tập trung vào nhóm sản phẩm, dịch vụ gồm; tìm kiếm thông tin, mạng xã hội, trình duyệt web, hệ điều hành và phần mềm phòng chống mã độc", Bộ TT&TT cho biết.
Báo cáo của Bộ TT&TT cũng chỉ ra rằng ngành công nghiệp ICT đang gặp những vấn đề vướng mắc bao gồm việc doanh thu của doanh nghiệp FDI đang chiếm tới 98% tổng doanh thu xuất khẩu phần cứng, trong khi chưa có nhiều sản phẩm trong lĩnh vực điện tử, viễn thông được sáng tạo và thiết kế tại Việt Nam.
Ngoài ra, việc vi phạm bản quyền còn cao làm giảm động lực. sáng tạo, phát triển ngành nội dung số, phần mềm; quản lý nhà nước đối với hoạt động xuyên biên giới chưa hiệu quả, dẫn đến doanh nghiệp việt nam phải chấp hành nhiều quy định hơn doanh nghiệp nước ngoài.
Theo vietnamfinance
Trung Quốc cấm dùng phần mềm, phần cứng nước ngoài tại cơ quan chính phủ Theo đó, các cơ quan thuộc chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch để loại bỏ tất cả các thiết bị phần mềm và phần cứng có nguồn gốc nước ngoài tại trụ sở của mình. Các quan chức Bắc Kinh yêu cầu việc thay thế phải được thực hiện trong vòng 3 năm tới. Quyết định trên được áp dụng với...