Chính phủ giao nhiều mục tiêu cụ thể cho Ngân hàng Nhà nước
Nhìn chung, những mục tiêu được giao đối với Ngân hàng Nhà nước tiến thêm một bước so với trước.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước tại Hà Nội.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, trong đó có những nhiệm vụ cụ thể cho ngành ngân hàng.
Đối với ngành ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước, trong Nghị quyết năm nay, Chính phủ đã giao những nhiệm vụ cụ thể hơn so với năm 2019.
Cụ thể, năm 2020, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục là nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp đồng bộ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và yêu cầu quản lý… Bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, góp phần ngăn chặn “tín dụng đen.
Video đang HOT
Theo Trung tâm Nghiên cứu MSB, so với năm 2019, những nhiệm vụ Chính phủ giao có một số điểm thay đổi.
Nếu nhiệm vụ của năm 2019 là “Củng cố dự trữ ngoại hối nhà nước” thì sang năm 2020, nhiệm vụ này đã chi tiết “Tăng dự trữ ngoại hối nhà nước khi điều kiện thị trường thuận lợi”.
Ngoài ra, ngành ngân hàng cũng được bổ sung nhiệm vụ “Phê duyệt và triển khai Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030″.
Trong Nghị quyết năm 2020, đối với nhiệm vụ củng cố ngành ngân hàng, Nghị quyết bổ sung cụm từ “kết quả cụ thể, rõ rệt” đối với nhiệm vụ xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Tuy nhiên, cụm từ “không hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước” trong Nghị quyết năm 2019 đã được lược bỏ.
Nghị quyết năm nay cũng đặt ra mục tiêu cụ thể – ban hành khuôn khổ thể chế quản lý thử nghiệm (sandbox) đối với hoạt động công nghệ tài chính ( fintech).
Đối với việc áp dụng Chuẩn mực Basel II, thay cho việc “Thúc đẩy áp dụng” trong Nghị quyết năm 2019, Nghị quyết năm nay đã xác định chi tiết “Phấn đấu đến cuối năm 2020 các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II”.
Trong Nghị quyết năm 2019, Chính phủ mới chỉ ra nhiệm vụ cho ngành ngân hàng là “có giải pháp để tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại nhà nước chiếm cổ phần chi phối”. Đến năm nay, nhiệm vụ này đã thúc bách và nhắm tới đối tượng cụ thể hơn “kịp thời tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”.
THANH BÌNH
Theo Bizlive.vn
Ngân hàng VIB đã trả hết gần 6 tỷ tiền nợ thuế
Dù đã nộp đủ số tiền trên với cơ quan thuế vào ngày 4/11/2019 nhưng đến ngày làm việc cuối cùng của năm 2019, VIB mới công bố thông tin này.
Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) vừa công bố thông tin đã nộp đủ số tiền hơn 5,7 tỷ đồng nợ thuế.
Trước đó, ngày 11/11/2019, Tổng cục Thuế đã có kết luận về việc thanh tra thuế tại ngân hàng VIB cho kỳ quyết toán thuế từ năm 2017 đến năm 2018. Cụ thể, VIB phải nộp bổ sung số tiền hơn 5,7 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.
Nhà băng này đã hoàn thành nghĩa vụ vào ngày 4/11/2019.
Ngân hàng VIB đã trả hết hơn 5,7 tỷ đồng nợ thuế.
Ngày 19/12, VIB công bố việc hoàn thành ba trụ cột của chuẩn mực Basel II. Cùng với đó, đại diện của ngân hàng này cho biết tính đến hết năm 2019, lợi nhuận dự kiến đạt trên 4.000 tỷ đồng, tăng 5,6 lần so với năm 2016, ROE dự kiến đạt 27%.
Tổng tài sản của nhà băng ước đạt 180.000 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cuối năm 2018 (139.166 tỷ đồng).
Cùng với đó ngân hàng cũng tập trung giảm tỷ lệ nợ xấu từ 2,3% vào năm 2017 xuống 2,2% vào năm 2018 và về 1,78% vào cuối năm 2019. Ngân hàng cũng đã mua lại toàn bộ nợ xấu VAMC từ năm 2017.
Trong tháng 10/2019, vốn điều lệ của VIB được điều chỉnh lên 9.245 tỷ đồng từ mức 7.834 tỷ đồng. Được biết lần tăng vốn lần này nằm trong kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn Basel II.
Trước đó, ngân hàng này đã phát hành thành công hơn 141 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ phát hành là 18%.
Hiếu Nguyễn
Theo nguoiduatin.vn
Các ngân hàng có vốn nhà nước tiếp tục "kêu" thiếu vốn "Việc khai thông về pháp lý thời gian qua đã được Chính phủ tiến hành rất quyết liệt. Còn lộ trình tăng vốn cụ thể từng năm, NHNN sẽ làm việc với Bộ Tài chính để trình Thủ tướng", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng cho biết. Ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank phát biểu tại...