Chiêu bán hàng mới, chị bán rau, bà buôn cá bình thản mùa dịch
Chợ vắng khách nhưng tiểu thương vẫn luôn chân luôn tay cân thịt, cá rồi gọi điện cho shipper đến lấy hàng để giao cho khách. Bán hàng online đang là cách nhiều tiểu thương áp dụng trong mùa dịch Covid-19 này.
Gần 5 giờ chiều – giờ tan tầm mọi người tranh thủ đi chợ mua thực phẩm tươi về nấu cơm tối – ngày 8/3 chợ không nhộn nhịp như ngày thường mà vắng khách. Tiểu thương ngồi “tám chuyện” với nhau. Một số người tranh thủ lướt facebook, đọc tin tức, gọi điện thoại…
Tại khu vực bán hải sản ở chợ Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội), sau một cuộc điện thoại ngắn gọn hỏi khách có có tiện nhận hàng không để cho shipper giao tôm đến nhà. Kết thúc cuộc gọi, chị Nguyễn Thị Loan – bán hải sản bỏ điện thoại vào chiếc làn cói ngay bên ghế ngồi, nhanh tay với lấy cái rổ nhựa nhặt tôm bỏ lên cân điện tử rồi nói: “Khách trên khu Yên Nghĩa đặt 2 cân tôm. Giờ nhặt đóng túi cho họ để lát shipper đến đem hàng đi giao”.
Chị cho biết, từ khi công bố dịch Covid-19, chợ bắt đầu vắng khách. Cuối tháng 2 mới bắt đầu nhộn nhịp trở lại. Nhưng mấy ngày nay thì lại “vắng như chùa bà đanh” vì Hà Nội có ca nhiễm, dân e ngại đến những nơi đông người. Thành ra, hàng hoá ở chợ ế, chị lại xoay sang bán online trên trang facebook cá nhân của mình.
Chợ vắng khách, nhiều tiểu thương chuyển qua bán online để bớt ế ẩm
Thực ra, sau Tết Nguyên đán dịch bệnh phức tạp, hàng ế, chợ không có khách nên những tiểu thương như chị tương đối rảnh, chụp ảnh tôm, cá, mực, cua,… đăng lên facebook bán kiểu cho vui. Kết quả khá bất ngờ, khách đặt mua nhiều.
Đặc biệt, hai ngày trở lại đây, ngoài facebook cá nhân, chị còn đăng bán trên các fanpage của các khu chung cư. Thành ra, cả ngày ngồi ở chợ bán hàng chỉ có vài ba khách tới mua, nhưng lượng hải sản vẫn tiêu thụ khá tốt, bởi đa phần khách mua online.
Video đang HOT
“Khách ở quanh khu vực chợ này thì tôi huy động chồng đi ship hàng, còn khách ở xa thì gọi shipper. Tiền ship chia đôi khách chịu một nửa, tôi chịu một nửa. Làm như thế này mới sống sót được qua mùa dịch ế ẩm”, chị nói.
Cách đó không xa, chị Hồng Giang – tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Đại Từ cũng nhanh tay chia thịt lợn vào các túi lớn túi nhỏ để đem ship cho khách.
Người dân giờ ngại ra ngoài đường, đến những nơi đông người. Ngay cả đi chợ mua thực phẩm cũng ít người đi hơn. Thế nên, dân buôn bán như bọn chị ngoài bán cho khách đến mua trực tiếp ở chợ còn tranh thủ bán online nữa.
“Trước kia trung bình mỗi ngày tôi bán được khoảng 80kg thịt lợn các loại. Hôm qua chỉ bán được khoảng 50kg. Mà quá 2/3 số lượng thịt này là khách đặt mua online. Có người nhà cách phố 200m thôi cũng đặt mua rồi bảo ship chứ không muốn ra chợ”, chị nói.
Trong khi đó, anh Bùi Văn Nhân, chủ một sạp hàng trái cây trước cổng chợ đầu mối phía Nam (Tân Mai, Hoàng Mai), cũng thừa nhận những ngày này khách đến mua trái cây tại sạp hàng của anh ngày một ít, thành ra anh đang phải học cánh bán hàng online.
“Ngày hôm qua được 20 đơn khách mua online, sáng nay đã được 18 đơn hàng khách đặt rồi nên trái cây bớt ế”. Anh nói và cho biết, gọi shipper khá khó, giá ship cũng cao hơn ngày thường, song anh đành chấp nhận giảm bớt lãi, “gánh” bớt phí ship cho khách.
Trước bán trực tiếp cho khách, công việc khá đơn giản. Giờ bán online phải chụp ảnh trái cây đăng bán, nhắn tin trả lời khách cũng mất khá nhiều thời gian, công sức. Nhưng giờ dịch bệnh phức tạp, bán online như thế này cũng là một biện pháp tốt, anh Nhân chia sẻ.
Theo dân trí
Đồ lưu niệm "nằm chờ" khách trong mùa dịch Covid-19
Trước tình hình dịch virus corona đang diễn biến phức tạp, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng giảm mạnh khiến các tiểu thương bán hàng lưu niệm cũng điêu đứng.
Chợ Hàn là trung tâm mua sắm tại thành phố Đà Nẵng thu hút nhiều du khách khi đến thành phố biển này. Tuy nhiên, từ Tết nay đến nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 lượng khách đến Đà Nẵng giảm mạnh khiến các tiểu thương kinh doanh hàng lưu niệm ở đây cũng điêu đứng.
Theo các tiểu thương ở đây cho biết, Tết và hè là mùa cao điểm du lịch nhưng hiện nay tình hình buôn bán rất ảm đạm, hàng hóa "nằm chờ" nhưng khách chẳng thấy đâu.
Các quầy đồ lưu niệm ế ẩm, vắng bóng người mua
Hiện tại, nguồn thu của các tiểu thương ở đây phụ thuộc hoàn toàn vào khách Nhật Bản, Thái Lan,... Một số cửa hàng phải cắt giảm nhân viên và không nhập hàng mới để tránh tình trạng hàng hóa bị ứ đọng.
Cô Hoàng Mai, một tiểu thương bán hàng lưu niệm buồn bã nói: "Từ Tết Nguyên đán đến nay lượng khách ra vào chợ giảm nhiều khiến hàng trăm tiểu thương lao đao. Doanh thu giảm mạnh và nhiều gian hàng thường xuyên đóng cửa vì không có khách. Nếu tình hình này kéo dài, e rằng buôn bán sẽ còn lỗ nặng, không thu hồi được vốn".
Nhiều cửa hàng kinh doanh không đủ để đóng tiền thuê ki - ốt, điện, nước.
"Những sản phẩm lưu niệm dù có hoa văn bắt mắt, chạm khắc tinh xảo và giá cả phải chăng nhưng cũng nằm chưng chứ không bán được vì không có khách", nhân viên tại quầy lưu niệm Gia Bảo cho biết tình trạng tương tự.
Nếu tình trạng này kéo dài, nhiều cửa hàng còn phải đóng cửa
Các tiểu thương ở đây cũng cho biết, dịch Covid-19 khiến doanh thu cửa các cửa hàng giảm đến 70%, thậm chí giảm đến 90% và tạm dừng kinh doanh. Khi chưa có dịch, các mặt hàng giỏ xách, nón lá, mũ cói,... luôn bán chạy nhất, thì nay, hầu như dậm chân tại chỗ. Nhiều cửa hàng còn không đủ để các tiểu thương đóng thuế ki - ốt, điện, nước.
Được biết, các tiểu thương chợ Hàn luôn tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch do Ban quản lý nhằm đảm bảo an toàn cho khách cũng như cả cộng đồng.
Theo Dân Việt
Cửa hàng, quán xá Hà Nội 'cầm cự' mùa dịch Sau khi có 4 ca nhiễm Covid -19 và một số khu phố bị cách ly, nhiều người được giám sát y tế, cuộc sống của người dân Hà Nội chịu nhiều tác động. Hàng quán kinh doanh phải tạm đóng cửa hoặc mở chỉ để "cầm cự". Tuy nhiên, trong cái khó, người Hà Nội vẫn lạc quan... óng cửa, sang nhượng...