Chiều 9/3: Cả nước đã tiêm gần 198,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19; trong đó hơn 42,5 triệu mũi 3
Đến chiều ngày 9/3, cả nước đã tiêm gần 198,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó hơn 42,5 triệu liều mũi 3; Đến nay cả nước chỉ còn 1 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 13h30 ngày 9/3 cho biết cả nước đã tiêm gần 198,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 8/3, cả nước tiêm 391.097 liều vaccine.
Số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên tính đến ngày 8/3 là 181.220.810 liều: Mũi 1 là 70.865.996 liều; Mũi 2 là 67.698.132 liều; Mũi 3 là 1.501.013 liều; Mũi bổ sung là 14.285.241 liều; Mũi nhắc lại là 26.870.428 liều.
Đến nay đã có 62/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; chỉ còn 01/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.
Cả nước đã tiêm gần 198,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19; trong đó hơn 42,5 triệu mũi 3
Về số liều vaccine phòng COVD-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.040.895 liều, trong đó mũi 1: 8.742.967 liều; Mũi 2: 8.297.918 liều.
Đến nay đã có 57/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; hiện chỉ còn 06/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.
Video đang HOT
Bộ Y tế và các địa phương đánh giá xu hướng tăng/giảm ca nặng, số ca nhập viện so với số ca mắc để đánh giá nguy cơ tình hình dịch, không để quá tải hệ thống y tế.
Tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine phòng COVID-19, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở;
Sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên; chủ động tiếp cận trước các nguồn vaccine cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Nâng cao năng lực thu dung, điều trị; giảm tối đa các trường hợp tử vong; chủ động, sẵn sàng các các biện pháp phòng, chống dịch theo diễn biến dịch bệnh trên địa bàn nhằm phát hiện sớm.
Nâng cao năng lực tư vấn, hỗ trợ điều trị COVID-19, dự phòng cơ số thuốc kháng virus thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19, vật tư y tế cần thiết…tại các trạm y tế phường, xã, trạm y tế lưu động nhằm đáp ứng nhu cầu tự điều trị COVID-19 tại nhà của người dân và giảm tải cho các cơ sở y tế, bệnh viện tuyến trên. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn hỗ trợ người dân tự điều trị tại nhà.
Bộ Y tế tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai hoạt động phòng, chống dịch COVID-19; Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thường xuyên đánh giá tình hình dịch bệnh, chuẩn bị sẵn sàng các phương án đáp ứng dịch khi đưa học sinh quay lại trường học và mở cửa du lịch;
Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương trong việc tăng cường công tác quản lý chất thải đối với các trường hợp mắc COVID-19 quản lý tại nhà để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh; nâng cao ý thức cá nhân trong việc chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch;
Thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế trong quản lý, điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà, không áp dụng theo các hướng dẫn từ các nguồn thông tin không tin cậy, chưa được kiểm chứng.
Phát hiện mới về kháng thể chống Covid-19 ở trẻ em
Phát hiện này được chuyên gia CDC phối hợp nhiều trung tâm, bệnh viện tại Mỹ thực hiện và trình bày trong hội nghị về y tế IDWeek 2021.
Theo Contagion Live, nhóm chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), Đại học Washington và Bệnh viện Nhi đồng Seattle, đã phát hiện kháng thể trung hòa vẫn tồn tại trong cơ thể của trẻ em sau 6 tháng nhiễm nCoV.
Trong bản trình bày tại IDWeek năm nay, đại diện nhóm tác giả, tiến sĩ Lauren E. Gentles, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, cho hay họ đã thực hiện nghiên cứu trên các bệnh nhi được điều trị Covid-19 ở Bệnh viện Nhi đồng Seattle từ tháng 4/2020 đến tháng 1/2021.
Nhóm tuyển chọn 32 trẻ em dưới 18 tuổi. Trong đó, 27 bé không có tình trạng suy giảm miễn dịch hay bệnh lý đi kèm. 25/27 bệnh nhi có triệu chứng khi mắc Covid-19.
Nghiên cứu từ CDC và các bệnh viện tại Mỹ cho thấy trẻ em có kháng thể bảo vệ 6 tháng sau khi mắc Covid-19. Ảnh: Freepik.
Các nhà nghiên cứu lấy mẫu máu của 32 bệnh nhi 3 lần trong 62 tuần và kiểm tra hiệu giá kháng thể trung hòa với nCoV (PRNT50). PRT50 được coi là "tiêu chuẩn vàng" để phát hiện và đo lường các kháng thể có khả năng vô hiệu hóa virus hay không. Trong phòng thí nghiệm, máu của tình nguyện viên sẽ được pha loãng, trộn chung với virus sống để đánh giá hiệu quả bảo vệ của kháng thể tự nhiên.
Kết quả cho thấy trong khoảng thời gian từ tuần thứ 4 đến 24, 10 trẻ có hiệu giá kháng thể trung hòa giảm hơn 2 lần; 12 trẻ giảm dưới 2 lần; 5 trẻ tăng hơn 2 lần theo thời gian.
Trong số 27 trẻ này, một bé không có hoạt tính trung hòa SARS-CoV-2 có thể phát hiện được ở tuần thứ 24. Với kết quả trên, bà Lauren đưa kết luận sau 6 tháng khỏi Covid-19, trẻ em vẫn có kháng thể trung hòa chống lại nCoV mạnh mẽ.
TS Lauren nói thêm: "Những phát hiện này rất thú vị. Nghiên cứu đang được tiến hành và chúng tôi tiếp tục thu thập thêm mẫu".
Vị chuyên gia cũng cho hay thời gian tới họ sẽ tính đến việc so sánh kháng thể tự nhiên ở trẻ em khỏi Covid-19 với những trẻ được tiêm vaccine. Phần lớn tình nguyện viên tham gia nghiên cứu đều dưới 12 tuổi nên họ phải chờ vaccine Covid-19 cho nhóm tuổi này được cấp phép để có dữ liệu so sánh.
Trẻ em được xem là nhóm ít bị tổn thương bởi Covid-19. Đa số trẻ mắc bệnh đều trong tình trạng nhẹ. Tuy nhiên, một số bệnh nhi gặp biến chứng nghiêm trọng, phải nhập viện, thậm chí tử vong sau khi mắc Covid-19. Chưa kể, đây cũng là nhóm gặp nhiều vấn đề dai dẳng hậu Covid-19. Do đó, các nước đang tích cực đẩy mạnh tiêm chủng vaccine cho trẻ em.
IDWeek là hội nghị thường niên do Hiệp hội Các bệnh Truyền nhiễm Mỹ (IDSA), Hiệp hội Dịch tễ Chăm sóc Sức khỏe Mỹ (SHEA), Hiệp hội Y khoa HIV (HIVMA), Hiệp hội Các bệnh Truyền nhiễm Nhi khoa (PIDS) và Hiệp hội Truyền nhiễm Dược sĩ bệnh (SIDP) phối hợp tổ chức.
Sự kiện là diễn đàn cho các chuyên gia y tế đầu ngành trao đổi về những vấn đề, thách thức mà họ đang phải đối mặt, qua đó học hỏi kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn để cải thiện dịch vụ chăm sóc bệnh nhân, sức khỏe cộng đồng. IDWeek 2021 diễn ra từ ngày 29/9 đến 3/10.
Bỏ trị lupus, nhiều thiếu nữ suy thận nặng Thiếu nữ 16 tuổi, 6 tháng trước bị phù toàn thân, được chẩn đoán viêm thận lupus, tự ý dùng thuốc, thực phẩm chức năng, dẫn đến suy thận nặng. Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh, Bộ môn Nội tổng hợp, Trường Đại học Y Hà Nội, cho biết từ tháng 5, người bệnh được phát hiện bị viêm thận do lupus ban đỏ...