“Chiến tranh trên giấy” bùng nổ dữ dội giữa Trung Nhật Hàn
Bộ SGK lịch sử do Nhật Bản phát hành đang gây nhiều tranh cãi xung quanh cách gọi những quần đảo mà nước này có tranh chấp với Trung Quốc, Hàn Quốc, Sputnik đưa tin.
“Chiến tranh trên giấy” bùng nổ dữ dội giữa Trung – Nhật – Hàn.
Sách lịch sử xuất bản tại đất nước mặt trời mọc trong tuần tới dự kiến sẽ bị giới chức Hàn Quốc “soi” kĩ lưỡng, do các báo cáo từ Tokyo cho biết Nhật Bản sẽ qua những đầu sách này khẳng định chủ quyền tại quần đảo Dokdo/Takeshima mà hai nước đang tranh chấp.
Quần đảo này bao gồm hai cù lao và một tổ hợp núi đá cỡ nhỏ với tổng diện tích vào khoảng 230.000 m2. Dokdo/Takeshima nằm trên Biển Nhật Bản (Sea of Japan), cách đảo Ulleung-do của Hàn Quốc khoảng 87 km về phía đông.
Từ năm 1952, quần đảo này đã nằm dưới sự quản lý của chính phủ Hàn Quốc.
Những tranh cãi xung quanh nội dung bộ sách giáo khoa này xuất phát từ tuyên bố của Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản Hakubun Shimomura hồi tháng 1/2014.
Khi đó, ông cho biết chính phủ Nhật đã và đang xem xét lại nội dung của sách giáo khoa để tiến hành cải cách, trong đó sẽ cho thêm những chi tiết đề cập đến chủ quyền của Nhật trên quần đảo Dokdo/Takeshima, nhằm phản ánh đúng chính sách của nước này.
Video đang HOT
“Takeshima là một phần của lãnh thổ Nhật Bản, dựa trên những minh chứng lịch sử và luật pháp quốc tế, đây là một sự thật không thể bác bỏ. Việc Hàn Quốc hiện đang sở hữu quần đảo này là trái với luật pháp quốc tế” – tuyên bố này cho biết.
Trong khi đó, chính phủ Hàn Quốc cương quyết khẳng định quần đảo Dokdo thuộc chủ quyền của mình, đồng thời nhấn mạnh “đây là sự thật không thể phủ nhận dựa trên vị trí địa lý, các yếu tố lịch sử, và luật pháp quốc tế”.
Về phần mình, bộ Giáo dục Nhật Bản tuyên bố sách giáo khoa nước này sẽ gọi quần đảo Takeshima là “một phần lãnh thổ của Nhật Bản”, cách gọi này cũng sẽ được áp dụng cho quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc.
Tuyên bố này đến sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi sách giáo khoa nước này cần mang một giọng điệu “yêu nước” hơn, trong sự phản ứng kịch liệt từ phía Trung Quốc và Hàn Quốc.
Những đầu sách xuất bản theo động thái mới này đã được cho ra mắt vào mùa xuân năm ngoái, và lập tức bị phía Hàn Quốc phản đối. Tuần tới, chính phủ Seoul sẽ tiếp tục “săm soi” nội dung 18 đầu sách dự kiến sẽ được phía Nhật Bản phát hành.
“Chính phủ sẽ có những đáp trả thích đáng trước mọi động thái gây hấn của Nhật Bản có ảnh hưởng trực tiếp tới chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Hàn Quốc” – một quan chức Seoul cảnh báo.
Theo Một Thế Giới
Hải quân Trung Quốc sẽ thảm bại nếu xảy ra chiến tranh biển với Nhật?
Chiến tranh Giáp Ngọ đem lại lòng tin cho người Nhật và thực tế hiện nay cũng làm cho người Nhật khinh thường sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Hạm đội 8-8 tàu chiến mặt nước của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tờ "Tầm nhìn" tiếng Trung ngày 22 tháng 10 đăng bài viết có mục đích tuyên truyền kích động dân tộc chủ nghĩa cho rằng, xã hội Nhật Bản phổ biến cho rằng, Hải quân Trung Quốc sẽ thảm bại nếu Trung-Nhật xảy ra chiến tranh trên biển. Bài báo đặt câu hỏi: Tại sao Nhật Bản coi thường Hải quân Trung Quốc như vậy?
Theo cách nói của người Nhật, trong lịch sử cận đại, Hải quân Nhật Bản chưa từng thua Trung Quốc. Câu nói này làm cho Trung Quốc rất khó chịu, nhưng đó là một sự thực không thể không chấp nhận. Lịch sử giao chiến giữa Hải quân Trung-Nhật đã đem lại lòng tin cho người Nhật và sự coi thường đối với Hải quân Trung Quốc.
Về lịch sử, chiến tranh trên biển Giáp Ngọ giữa Trung-Nhật được biết đến là thủy quân Bắc Dương mạnh nhất Đông Á (Trung Quốc) đã bị Hải quân Nhật Bản tiêu diệt gọn, không còn tàu chiến nào sống sót.
Trong thời kỳ chiến tranh xâm chiếm Trung Quốc của Nhật Bản, tàu chiến Nhật phong tỏa cửa sông Trường Giang, điều máy bay ném bom Nam Kinh, Thượng Hải mà không phải kiêng dè, Trung Quốc khi đó thậm chí không có tàu chiến đàng hoàng.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế và thúc đẩy hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, Hải quân Trung Quốc cũng đã đón cao trào phát triển. Chiếc tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh đã được biên chế cho Hải quân Trung Quốc là một sự kiện mang tính tiêu chí, đã được dân Trung Quốc "hoan hô".
Biên đội tàu ngầm, tàu nổi Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Các nước trên thế giới đều "rất quan tâm", nhưng riêng Nhật Bản chẳng thèm để ý. Trong lòng một số người Nhật, ngay từ thời kỳ huy hoàng của Nhật Bản 70 năm trước, Hải quân Nhật Bản đã sở hữu 20 tàu sân bay, còn giành thắng lợi lớn trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Trong giai đoạn đầu của chiến tranh Thái Bình Dương, Hải quân Nhật Bản càng tung hoành ngang dọc, Hải quân Mỹ cũng không phải là đối thủ.
Mặc dù hiện nay Lực lượng phòng vệ Biển Nhật Bản còn bị hạn chế ở quy mô quân sự nhất định, nhưng người Nhật Bản vẫn rất coi thường Hải quân Trung Quốc. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản thậm chí tuyên bố: "Tàu sân bay Liêu Ninh chỉ là mua tàu hỏng của người ta rồi cải trang, chẳng có việc gì to tát cả".
Báo chí Nhật Bản còn cho rằng, ngoài khinh thường tàu sân bay Liêu Ninh, Nhật Bản còn khinh thường hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc, cho rằng tàu ngầm của Trung Quốc chỉ cần động đậy thì lập tức bị Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản bắt được và không thể chạy thoát.
Tạp chí quân sự của Nhật Bản tuyên bố, Hải quân Trung Quốc có 260.000 quân, 1.090 tàu chiến, nhưng, do sự khác biệt to lớn giữa Trung-Nhật về năng lực tác chiến săn ngầm và đối ngầm cần cho chiến tranh hiện đại, nếu Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra chiến tranh trên biển, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chắc chắn cũng sẽ không thua Hải quân Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh Hải quân Trung Quốc chỉ là con mồi ngon của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản?
Theo Giáo Dục
Cựu Thủ tướng Nhật Bản bí mật đi Trung Quốc gặp Tập Cận Bình Rất có khả năng ông Fukuda Yasuo được cử làm đặc sứ cho Thủ tướng Shinzo Abe đi thu xếp một cuộc gặp với ông Tập Cận Bình bên lề hội nghị APEC. Cựu Thủ tướng Nhật Bản Fukuda Yasuo. Tờ Thanh niên Bắc Kinh ngày 1/8 đưa tin, cựu Thủ tướng Nhật Bản Fukuda Yasuo hôm 27/7 đã bí mật tới bắc...