Chiến tranh thương mại đã khởi đầu cho chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc?
Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện đang ở tình thế mà ông không còn có thể ngăn được tác hại tồi tệ đến quan hệ Mỹ – Trung Quốc bằng cách giảm căng thẳng chiến tranh thương mại.
Ảnh: Nytimes
Chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại viện Hoover thuộc đại học Standford, ông Niall Ferguson, nhận định: “Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện đang trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh lạnh thứ 2″.
Phát biểu với CNBC tại Italy trong ngày thứ Sáu, ông Ferguson khẳng định Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện đang ở tình thế mà ông không còn có thể ngăn được tác hại tồi tệ đến quan hệ Mỹ – Trung Quốc bằng cách giảm căng thẳng chiến tranh thương mại. Ông Ferugson lý giải bởi xét về căn bản xung đột thương mại giữa Washington và Bắc Kinh không chỉ đơn giản xoay quanh vấn đề thương mại.
Trên thực tế, nó đã trở thành xung đột trên nhiều mảng, trong đó có bao gồm cả công nghệ và địa chính trị.
Ông Ferguson nói: “Tin tốt đó là tôi không nghĩ họ đang hướng đến một cuộc chiến tranh thực sự ở bất kỳ nơi nào đó, nhưng họ đang trong cuộc chiến tranh lạnh”.
Ông khẳng định: “Và tôi không nghĩ rằng Tổng thống Trump còn có đủ quyền hạn ngừng mọi chuyện lại bằng cách tuyên bố về một thỏa thuận thương mại, cái mà ông định làm trong khoảng thời gian từ nay cho đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm sau”. Tổng thống Trump đã không còn ở vị thế có thể chấm dứt được chiến tranh thương mại nữa.
Video đang HOT
Washington và Bắc Kinh đã tăng thuế với hàng trăm tỷ USD hàng hóa của mỗi bên tính từ đầu năm 2018, điều này không khỏi tác động tiêu cực đến các thị trường tài chính, làm tổn hại đến niềm tin doanh nghiệp và người tiêu dùng: “Vấn đề với Trump nằm ở chỗ ông đã khởi động cuộc chiến tranh lạnh bằng cuộc chiến thương mại, giờ đây ông không thể nào chỉ đơn giản ngừng mọi chuyện lại bởi căng thẳng đã leo thang sang nhiều mảng khác”.
Và cũng theo ông Ferguson, Tổng thống Trump có ít khả năng kiểm soát nếu xét đến mảng công nghệ.
Ngày thứ Năm tuần vừa rồi, hai bên đã đồng ý có các cuộc đối thoại cấp cao tại Washington DC vào đầu tháng 10/2019.
Theo PLO
Cố vấn Nhà Trắng: Đàm phán với Trung Quốc như thời Chiến tranh Lạnh, có thể mất cả thập kỷ
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow so sánh quá trình đàm phán thương mại Mỹ - Trung với cuộc đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Trong cuộc trao đổi ngắn với các phóng viên bên ngoài Nhà Trắng hôm 6/9, ông Kudlow cho biết Mỹ-Trung đã đàm phán về các vấn đề thương mại và sở hữu trí tuệ trong 18 tháng, nhưng đó là một khoảng thời gian ngắn về những gì đang bị đe dọa và các cuộc đàm phán có thể diễn ra lâu hơn.
"Xét về quy mô, phạm vi và tầm quan trọng toàn cầu, tôi không nghĩ 18 tháng là khoảng thời gian dài cho một thỏa thuận", ông Kudlow nói.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow. (Ảnh: Reuters)
"Các nguy cơ là rất cao. Chúng ta phải làm cho đúng. Nếu phải mất cả thập kỷ, chúng ta vẫn phải chấp nhận", ông Kudlow nói, so sánh quá trình đàm phán với những gì diễn ra khi Mỹ, Liên Xô cạnh tranh quyết liệt trong thời Chiến tranh Lạnh. Ông Kudlow, người từng làm việc trong chính phủ dưới thời cựu tổng thống Ronald Reagan, nhấn mạnh rằng Mỹ đã mất hàng thập kỷ để đạt được kết quả mà họ mong muốn trong mối quan hệ với Nga.
Mặc dù xác nhận vòng đàm phán Mỹ-Trung mới sẽ diễn ra vào đầu tháng 10, ông Kudlow từ chối dự đoán kết quả hoặc một mốc thời gian cụ thể để đạt được bất kỳ thỏa thuận nào.
"Chúng tôi muốn quay trở lại thời điểm tháng 5 (trước khi đàm phán đổ vỡ), nhưng tôi không biết điều đó có thể xảy ra hay không. Tôi không muốn dự đoán bất kỳ kết quả nào. Đây là một vấn đề khó khăn", ông nhấn mạnh.
Cố vấn kinh tế Mỹ khẳng định điều Mỹ quan tâm hiện nay là các cải cách của Trung Quốc phải được phản ánh trong các thay đổi về luật pháp và bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải có các điều khoản thực thi để đảm bảo Bắc Kinh tuân thủ các cam kết của mình.
Mặc dù kín tiếng về vòng đàm phán 13, ông Kudlow tiết lộ chính quyền Trump mong muốn có kết quả trong thời gian tới.
"Khi chúng tôi không thấy kết quả, chúng tôi thực hiện các hành động bổ sung. Mặt khác, nếu chúng ta thấy kết quả từ các cuộc gặp sắp tới, tiến trình sẽ được thực hiện", ông cho hay.
Về nội dung đàm phán, ông Kudlow cho biết những thứ được mang ra thảo luận sẽ bao gồm tất cả các vấn đề cốt lõi trong tranh chấp Mỹ-Trung hiện nay.
"Tất cả mọi thứ sẽ được đặt trên bàn. Ví dụ, các vấn đề trộm cắp IP, chuyển giao công nghệ bắt buộc, không gian mạng, đám mây điện toán, dịch vụ tài chính, mua nông sản, công nghiệp, năng lượng, gỡ bỏ hàng rào thuế quan-phi thuế quan sẽ đều được mang ra thảo luận, Kudlow nói.
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 4/9 xác nhận quan chức Mỹ-Trung đã điện đàm và đồng ý gặp mặt tại Washington vào tháng 10, đánh dấu vòng đàm phán thương mại thứ 13 kể từ khi 2 bên bắt đầu áp thuế đối với hàng hóa trị giá hàng tỷ USD của nhau.
Thông báo này được đưa ra vài ngày sau khi các vòng áp thuế mới mà Mỹ và Trung Quốc áp đặt lên nhau có hiệu lực. Washington áp thuế 15% với 112 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 1/9. Đáp trả, Trung Quốc áp thuế từ 5% đến 10% lên 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ, chia thành 2 giai đoạn từ 1/9 và 15/12.
Nhiều nguồn tin từ Trung Quốc dư đoán sẽ có đột phá trong vòng đàm phán tới đây, động thái được kỳ vọng là mở đường cho một thỏa thuận mịt mù thời điểm hiện tại.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Nga diễn tập với siêu cối có thể bắn đạn hạt nhân Các khẩu cối 2S4 Tyulpa liên tục khai hỏa diệt mục tiêu trong một cuộc tập trận gần đây của Nga. Với cỡ nòng lên tới 240mm, đây là khẩu cối lớn nhất thế giới và có thể bắn đạn hạt nhân. Đơn vị cối 2S4 Tyulpan tham gia đợt diễn tập bắn đạn thật ở tỉnh Tambov, miền tây nước Nga hồi...