Chiến tranh lạnh Apple – Facebook
Apple và Facebook đang “chiến tranh lạnh” do đối lập về chính sách sử dụng dữ liệu người dùng.
Mâu thuẫn bùng lên khi Apple tuyên bố người dùng có quyền cho phép ứng dụng theo dõi hoạt động cá nhân hay không. Facebook, công ty kiếm tiền từ việc thu thập dữ liệu này, đã đăng quảng cáo khổ lớn trên các tờ báo nổi tiếng nhằm lên án động thái của Táo khuyết.
Trong phát biểu gần đây, CEO Tim Cook tiếp tục chỉ trích các công ty có tham vọng thu thập càng nhiều dữ liệu càng tốt và cảnh báo về những hậu quả khôn lường.
Hai gã khổng lồ công nghệ có mô hình kinh doanh khác nhau, nhưng đều đặt cược toàn bộ vào lĩnh vực của mình. Vì vậy, khó có khả năng một bên chịu lùi bước. Trong khi đó, vấn đề quyền riêng tư ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Dữ liệu người dùng là vấn đề trọng tâm trong cuộc chiến giữa Apple và Facebook.
Vào tháng 1, người dùng WhatsApp tức giận “dọn nhà” sang những phần mềm nhắn tin mã hóa khác khi Facebook ép họ chia sẻ dữ liệu cá nhân nếu muốn tiếp tục sử dụng. Cơ quan quản lý ở nhiều quốc gia cũng bắt đầu đưa ra quy định chặt chẽ hơn về quyền riêng tư và bảo mật thông tin.
Tất cả điều này khiến cho những công ty còn đứng ngoài cuộc chiến phải đưa ra lựa chọn: bên thu thập, khai thác dữ liệu người dùng hay phe tôn trọng và bảo vệ thông tin cá nhân khách hàng.
Vậy làm thế nào để một công ty có được sự tin tưởng của người dùng trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu?
Thay đổi cách công bố chính sách quyền riêng tư
Công ty thu thập và chia sẻ dữ liệu cần thông báo chính sách bảo mật một cách minh bạch, để người dùng có thể dễ dàng hiểu. Điều này có vẻ đơn giản, tuy nhiên, hiện tại các bản thỏa thuận và quy định thường dài, chi chít thuật ngữ pháp lý, khiến người dùng chỉ cuộn qua mà không để ý nội dung bên trong.
Một chính sách bảo mật dễ hiểu phải nêu rõ dữ liệu nào mà công ty sẽ thu thập và những gì thuộc về người dùng. Nó phải rõ ràng, không có biệt ngữ và có thể hiểu mà không cần từ điển.
Ứng dụng chăm sóc sức khỏe phụ nữ Clue làm tốt điều này. Nhà phát triển đã phác thảo chính xác dữ liệu mà họ thu thập từ người dùng và lý do. Đặc biệt, khi người dùng chia sẻ những dữ liệu nhạy cảm như thông tin sức khỏe, thì sự minh bạch này sẽ tạo niềm tin rất lớn.
Các công ty cần trình bày chính sách quyền riêng tư một cách dễ hiểu hơn.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu của Cisco, trong năm 2020, 91% các công ty thực hiện tốt chính sách bảo mật – bao gồm cả sự minh bạch – đã nhận được niềm tin và cam kết gắn bó lâu dài của người dùng.
Một lợi ích khác của chính sách bảo mật thân thiện với người dùng là giúp các nhà lãnh đạo công ty dễ đưa ra quyết định khi thay đổi quy định về quyền riêng tư. Nếu bản thân họ không thể công khai việc sử dụng dữ liệu của người dùng thì có lẽ đã đến lúc cần xem xét lại.
Đưa ra chỉ dẫn về bảo mật dữ liệu
Công ty nên cung cấp chỉ dẫn về quyền riêng tư, giúp người dùng hiểu các tình huống thu thập dữ liệu và quyết định có đồng ý chia sẻ hay không.
Có một quan niệm sai lầm rằng Facebook đang bị giám sát trong việc sử dụng dữ liệu của người dùng để quảng cáo. Thực tế là do trước đây công ty không cung cấp cho người dùng bất kỳ chỉ dẫn nào.
Việc thu thập hàng loạt dữ liệu mà không có lời giải thích về cách thức hoặc lý do đã làm tổn hại lòng tin của người dùng đối với mạng xã hội này.
Chỉ dẫn chi tiết sẽ giúp cho người dùng hiểu được tình huống sử dụng dữ liệu, từ đó quyết định thông tin nào có thể thoải mái chia sẻ. Ví dụ, thay vì đề cập một cách trừu tượng và phức tạp, công ty chỉ cần thông báo cho người dùng biết những gì họ không làm với dữ liệu.
Cần có những mô tả rõ ràng về cách thức thu thập dữ liệu.
Signal thực hiện điều đó bằng khẳng định: “không bán, cho thuê, kiếm tiền từ dữ liệu hoặc nội dung cá nhân của bạn theo bất kỳ cách nào”.
Bảng chỉ dẫn quyền riêng tư tốt cũng công khai những đối tác mà công ty chia sẻ dữ liệu và lý do của việc này. Twilio thông báo họ chia sẻ một số dữ liệu người dùng với các công ty khác để cải thiện chất lượng cuộc gọi.
Các nguyên tắc rõ ràng như vậy xây dựng lòng tin của người dùng và thuyết phục họ chọn sản phẩm này thay vì sản phẩm khác kém minh bạch hơn trong việc sử dụng dữ liệu.
Xem quyền riêng tư dữ liệu là một phần của văn hóa doanh nghiệp
Các công ty nên thường xuyên thông báo về việc thực hiện bảo mật dữ liệu người dùng. Về phần nội bộ, lãnh đạo doanh nghiệp cần khuyến khích nhân viên tôn trọng và bảo vệ thông tin khách hàng.
Một trong những biện pháp hay là thưởng cho nhân viên hoặc nhóm làm tốt công việc nhưng ít sử dụng dữ liệu người tiêu dùng nhất; mời họ chia sẻ cách thức thực hiện tại các cuộc họp chung. Công ty cũng cần mã hóa các dữ liệu nhạy cảm và có biện pháp ngăn ngừa rủi ro rò rỉ.
Những thay đổi này thúc đẩy một nền văn hóa doanh nghiệp ít phụ thuộc vào truy cập dữ liệu và khuyến khích sự sáng tạo.
Cuối cùng, doanh nghiệp nên chọn những người điều hành có tư tưởng ủng hộ quyền riêng tư và tuân thủ chính sách bảo mật của công ty.
Cuộc chiến giữa Apple và Facebook đặt ra câu hỏi về việc thu thập và sử dụng dữ liệu người dùng hiện nay. Đã đến lúc tất cả các công ty nên chọn một bên.
Theo Venturebeat , trong những năm tới, người dùng sẽ tìm đến các công ty tôn trọng, bảo vệ dữ liệu của họ. Những doanh nghiệp minh bạch và khuyến khích bảo mật dữ liệu nội bộ sẽ thu hút được nhiều người dùng tin tưởng và gắn bó dài lâu.
Cuộc chiến giữa Apple và Facebook tăng nhiệt
Cuộc chiến giữa Apple và Facebook đang bước vào giai đoạn căng thẳng. Mạng xã hội phổ biến nhất thế giới có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi Apple cho phép người dùng kiểm soát việc thu thập dữ liệu trên các ứng dụng.
Hai "ông lớn" công nghệ tiếp tục bất đồng xung quanh vấn đề thu thập dữ liệu
Theo The Guardian, Facebook đang rút ra bài học từ quyết định cập nhật chính sách chia sẻ dữ liệu trên WhatsApp đầu năm nay. Lo ngại quyền riêng tư bị xâm hại, hàng triệu người dùng quyết định rời bỏ WhatsApp để đến với các ứng dụng nhắn tin mã hóa khác như Signal. Làn sóng phản đối dữ dội từ phía cộng đồng mạng đã buộc WhatsApp phải hoãn thời gian thi hành chính sách.
Giờ đây, một thách thức mới lại đến với Facebook khi Apple cho người dùng lựa chọn chặn các ứng dụng thu thập dữ liệu chạy trên hệ điều hành iOS.
Người dùng sắp thấy gì?
Vài tháng nữa, người dùng iPhone sẽ được lựa chọn có cho phép Facebook thu thập dữ liệu của họ hay không. Nếu người dùng từ chối, Apple sẽ ngăn Facebook. Khi có ứng dụng nào khác muốn thu thập dữ liệu để chạy quảng cáo, Apple cũng sẽ đưa ra thông báo tương tự tới thiết bị của người dùng.
Apple có thể đưa thông báo hỏi ý người dùng trước khi truy cập ứng dụng
Tuy nhiên, đại diện Facebook cho biết công ty không có ý định lấy thông tin mà chỉ muốn người dùng có trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng nền tảng.
Facebook thu thập loại dữ liệu nào?
Mỗi lần mua giày trực tuyến, bạn sẽ thấy Facebook tự động chạy quảng cáo giày trên những trang web khác nhau hoặc trên Newsfeed. Ngay cả khi mua giày ngoài cửa hàng, sau đó bạn cũng sẽ thấy một quảng cáo có liên quan xuất hiện trên các ứng dụng. Các công ty có thể biết chính xác nên chạy quảng cáo nào qua dữ liệu thu thập về những nơi bạn đã ghé thăm hoặc thông tin sức khỏe của bạn.
Apple đang làm gì?
Bằng cách cho người dùng biết ứng dụng nào đang theo dõi vị trí của họ và cho họ lựa chọn tắt theo dõi, Apple đang dần đẩy lùi lượng dữ liệu mà các ứng dụng thu thập từ khách hàng.
Tại hội nghị Máy tính, Quyền riêng tư và Bảo vệ dữ liệu (CPDP) diễn ra cuối tháng 1, CEO Tim Cook chia sẻ: "Ngay bây giờ, người dùng có lẽ không biết những ứng dụng họ dùng để giải trí, check in với bạn bè hay tìm quán ăn thực chất đang lấy thông tin từ những tấm ảnh họ chụp, danh sách liên lạc hay vị trí ăn, ngủ và cầu nguyện".
Cuối năm ngoái, Apple buộc các nhà cung cấp ứng dụng trên iOS phải tiết lộ họ thu thập dữ liệu gì qua "nutrition labels" trên App Store. Những nhãn này thể hiện chính xác số thông tin Facebook Messenger đã thu thập, bên cạnh việc Facebook thông báo lấy dữ liệu từ WhatsApp để quảng cáo sản phẩm cho người dùng, tất cả những điều này đã khiến hàng loạt người dùng "di cư" sang ứng dụng khác.
Bước tiếp theo của Apple là cho phép người dùng từ chối hoàn toàn việc thu thập dữ liệu. Trong bản cập nhật iOS 14 ra mắt sắp tới, Apple trao quyền kiểm soát việc thu thập dữ liệu cho khách hàng.
Facebook phản hồi ra sao?
Động thái mới của Apple được các tổ chức quyền riêng tư hoan nghênh, thế nhưng Facebook coi đó là đòn tấn công trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của công ty.
Thay vì thừa nhận thu thập dữ liệu người dùng, Facebook cho rằng Apple đang ngăn các doanh nghiệp nhỏ đặt quảng cáo, quan trọng là mỗi ứng dụng dùng dữ liệu vào mục đích gì, trong bối cảnh nào.
Đại diện Facebook đáp trả: "Lời nhắc của Apple được thiết kế để đánh tráo khái niệm giữa quảng cáo được cá nhân hóa và quyền riêng tư, trong khi thực tế là chúng tôi có thể cung cấp cả hai thứ. Apple đang làm điều này để ưu tiên các dịch vụ của riêng họ và chạy quảng cáo các sản phẩm mục tiêu".
Cuộc chiến này sẽ đi đến đâu?
Apple sẽ không lùi bước. Tim Cook ám chỉ việc thu thập dữ liệu của các công ty như Facebook đã dẫn đến phần lớn thông tin sai lệch và thuyết âm mưu trên mạng. Ông cho biết: "Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước một lý thuyết công nghệ nói rằng tất cả tương tác đều là tương tác tốt, càng lâu dài càng tốt và tất cả đều với mục tiêu thu thập càng nhiều dữ liệu càng tốt".
Trước bài phát biểu của Tim Cook, Mark Zuckerberg cáo buộc Apple đưa ra quyết định dựa trên lợi ích cạnh tranh chứ không phải bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng. Người sáng lập Facebook bức xúc: "Chúng tôi nhận thấy hoạt động kinh doanh của Apple ngày càng phụ thuộc vào việc giành thị phần ứng dụng và dịch vụ, chống lại chúng tôi và các nhà phát triển khác".
Mark Zuckerberg tiếp tục: "Khi nghe mọi người tranh luận rằng chúng tôi không nên làm những điều này, hoặc chúng tôi nên quay lại thời kỳ quảng cáo truyền hình không mục tiêu, tôi nghĩ rằng đây là một bước thụt lùi, chỉ có những công ty lớn nhất mới có thể làm vậy, những doanh nghiệp nhỏ sẽ bị thiệt thòi nghiêm trọng và cạnh tranh giảm sút".
Google đứng về phe nào?
Google không phản ứng quyết liệt trước những thay đổi Apple đưa ra. Theo bài đăng trên blog gần đây nhất, công ty cho biết đang điều chỉnh để thích ứng với chính sách mới và khuyến cáo khách hàng có thể thấy "tác động đáng kể đến doanh thu quảng cáo của họ trên Google" khi thay đổi được thực hiện.
Apple cũng có thể nhắm vào hoạt động kinh doanh của Google. Thanh công cụ trong iOS 14 lặng lẽ thay thế kết quả tìm kiếm của Google bằng kết quả riêng, nhưng Apple vẫn còn một chặng đường dài mới đủ khả năng tự xây dựng công cụ tìm kiếm. Năm 2012, Apple đã cố thay thế Google Maps bằng ứng dụng bản đồ của mình.
Apple đang tạo ra 'sự cố Y2K' mới khiến Facebook chao đảo: Có thể thổi bay 5 tỷ USD lợi nhuận quý 2/2021 của MXH tỷ dân? Lợi nhuận của Facebook có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi chẳng nhà quảng cáo nào muốn trả tiền cho một chiến dịch không đem lại hiệu quả. Những thay đổi về quyền riêng tư mới của Apple có thể làm chao đảo ngành công nghiệp quảng cáo kỹ thuật số và khiến Facebook cùng các nhà quảng cáo khác phải...