Chiến thuật du học kiểu ‘con nhà nghèo’ của cô gái 9X
Để có tiền đi du học, Linh quyết định gom góp hết số tiền tiết kiệm sau 4 năm đi làm, mua một mảnh đất “làm vốn dắt lưng”.
Đây cũng là thứ đảm bảo giúp cô có thể vay mượn đủ chi phí cần thiết khi đi du học.
Sinh ra tại một vùng quê nghèo ở xã Bình Hòa, Krông Ana, Đắk Lắk, 18 tuổi, Bùi Thị Thanh Linh (sinh năm 1990) một mình khăn gói xuống theo học ngành Kế toán tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Là cô gái chưa từng một lần bước ra khỏi vùng quê nghèo ở Đắk Lắk, với Thanh Linh khi ấy, đây là nơi có quá nhiều thứ mới mẻ và xa lạ.
“Vào đại học, điều đầu tiên tôi gặp phải chính là cú sốc về văn hóa. Việc hòa nhập với mọi thứ đều rất khó khăn. Ngay cả những thứ đơn giản nhất như trình chiếu slide, sử dụng email hay thẻ nhớ USB, tôi cũng chưa từng được tiếp xúc qua. Suốt 1 tháng đầu tiên, tôi sống trong sự lạc lõng và đấu tranh tư tưởng rất nhiều về việc có nên tiếp tục theo học hay không.
Nhưng không còn đường lùi, tôi chỉ có thể cố gắng “sống sót” trong môi trường này chứ không thể quay về Tây Nguyên vì sợ ba mẹ lo lắng và buồn lòng. Cuối cùng, tôi buộc bản thân mình phải thay đổi”, Linh nhớ lại câu chuyện của mình ở thời điểm hơn chục năm về trước.
Để “ép” bản thân có thể hòa nhập với mọi người, Linh xung phong làm cán bộ lớp.
Ở thời điểm đó, ngoài khoản nợ của gia đình, chi phí để nuôi 2 cô con gái cùng theo học đại học đều phụ thuộc vào việc làm rẫy của ba và gánh hàng bán mắm muối ngoài chợ của mẹ. Để có thể trang trải việc học hành cho con, ba mẹ Linh phải nhờ đến ngân hàng chính sách cho vay học phí với mức 1,8 triệu/ năm cùng các khoản chi phí phát sinh khác.
Thanh Linh là cựu sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
Một khó khăn nữa Linh gặp phải là việc học ngoại ngữ. Đây quả là thách thức lớn với một cô gái miền núi, khi trình độ tiếng Anh chỉ dừng lại ở lượng từ vựng ít ỏi và ngữ pháp cơ bản. Trong bài thi tiếng Anh đầu tiên ở bậc đại học, Linh trượt môn vì không thể trả lời bất cứ câu hỏi nào trong phần kỹ năng nghe.
Không đủ tiền để theo các trung tâm tiếng Anh đắt đỏ, cuối tuần, cô gái Đắk Lắk lại đạp xe cả tiếng đồng hồ tham gia các lớp học tiếng Anh miễn phí ở Nhà Văn hóa Thanh niên, hay ra các công viên xung quanh Quận 1 để có thể bắt chuyện với người nước ngoài. Cũng nhờ thế, khả năng tiếng Anh của Linh dần cải thiện, sau đó nhận được học bổng khuyến khích của trường dành cho sinh viên khó khăn.
Thanh Linh dẫn ba đi du lịch tại Canada.
Những nỗ lực ấy cũng đã giúp Linh hoàn thành 4 năm đại học, sau đó tìm được công việc kế toán đầu tiên chỉ sau 1 tháng ra trường.
Video đang HOT
Cô gái sinh năm 1990 quyết định sẽ bám trụ lại TP.HCM dù mức lương khi ấy bọt bèo “chỉ đủ để lo cho bản thân chứ không dám nghĩ tới điều gì khác”.
“Trong suốt 4 năm sau khi ra trường, mặc dù tiền lương cũng tăng theo thời gian, nhưng tôi vẫn giữ thói quen dành dụm, không dám tiêu xài gì, thậm chí còn chi tiêu tiết kiệm hơn thời sinh viên do được công ty trợ cấp ăn trưa.
Cũng nhờ gần 4 năm làm việc vất vả đó, cả việc vượt qua những cám dỗ, thậm chí còn hạn chế đi cà phê, mua quần áo, du lịch, tụ tập cùng bạn bè, tôi cũng đã tích góp cho mình được một chút ít. Lúc đó, luôn có một suy nghĩ thôi thúc tôi phải tiếp tục tiến lên và cần thay đổi mình để có một tương lai tốt hơn”, Linh nói.
Ở thời điểm ấy, Linh vẫn chưa dám nghĩ tới chuyện đi du học vì cho rằng “du học chỉ dành cho con nhà giàu”. Nhưng rồi, chị gái hơn Linh 2 tuổi sau khi được nhận làm giảng viên tại Trường ĐH Tây Nguyên, đã giành học bổng toàn phần đi du học Úc bằng chính năng lực của bản thân. Chính điều đó đã trở thành động lực và quyết tâm thôi thúc cô gái trẻ cũng ấp ủ giấc mơ đi ra nước ngoài.
“Sau đó, tôi tìm kiếm rất nhiều thông tin và vô tình biết được chương trình du học dành cho “con nhà nghèo” do Chính phủ Canada triển khai. Với chương trình này, sinh viên chỉ cần đảm bảo có khoảng 10.000 CAD (180 triệu) tại ngân hàng Canada, nộp đủ 1 năm học phí (khoảng 300 triệu) cùng IELTS 5.0 thì có thể đi được. Tôi biết, đây là cơ hội dành cho mình”.
Để có đủ tài chính đi du học khi ba mẹ không thể hỗ trợ, Linh quyết định “liều” gom góp hết khoản tiền tích lũy sau khi đi làm được hơn 250 triệu đồng, tìm mua một mảnh đất tiềm năng tại Đắk Lắk với giá 210 triệu. Số tiền còn lại, Linh dùng để làm hồ sơ du học, trả tiền vé máy bay và trang trải cuộc sống trong thời gian đầu ở nơi đất khách.
“Khi ấy, tôi nghĩ rằng, dù có chuyện gì xảy ra, mình cũng còn lô đất để trả nợ. Vậy là tôi gom góp hết số tiền tiết kiệm còn lại, tiền bảo hiểm thất nghiệp cộng thêm tiền đi vay mượn khắp nơi với lời hứa, nếu không trả được nợ sẽ trả bằng đất,… cũng vừa đủ số tiền đi du học”.
Linh cùng các bạn trong lớp tại Humber College (Canada)
Đầu năm 2018, Linh lên đường sang Canada du học theo chương trình CES. Sau khi chi trả các khoản phí, tiền cũng đã cạn dần. Những ngày tháng sau đó, Linh nói mình đã phải rất chật vật để có thể tồn tại ở nơi đất khách, thậm chí từng có lúc hoài nghi về quyết định của bản thân.
“Mỗi khi đi chợ, tôi thường có thói quen quy đổi sang tiền Việt Nam. Có những khi mua một mớ rau giá 2 CAD, cũng tận gần 40.000 đồng, tôi lại cảm thấy rất xót tiền. Thế nên, khi mới sang, tôi cũng khá nóng lòng muốn đi làm thêm để trang trải sinh hoạt phí. Tôi cũng chọn ở ghép gần trường để vừa bớt tiền thuê nhà, vừa đỡ mất tiền di chuyển bằng xe bus”.
Sau 5 tháng ở Canada, cô gái Việt bắt đầu được đi làm thêm khoảng 20 tiếng/ tuần. Linh nhận làm thêm đủ nghề, từ bưng bê tại nhà hàng, làm ở thư viện sách của trường, cho đến bán hàng trong siêu thị,…
Có những ngày sau khi học xong buổi sáng, chưa kịp nghỉ ngơi, Linh lại chạy vội về nhà trọ, thay đồ rồi tiếp tục đi làm cho kịp giờ. Hay có những hôm làm ca đêm tới gần 12 giờ, về đến nhà cũng 1 – 2 giờ sáng, lại lao vào hoàn thành bài tập trên trường. Số tiền đi làm thêm nhận được vừa đủ để Linh có thể trang trải tiền ăn, tiền nhà.
Về vấn đề học phí, nữ sinh Việt cũng mày mò tìm kiếm những khoản học bổng đầu vào của trường để giảm bớt gánh nặng tài chính. Cùng với số tiền bán đất sau khi ra trường và thu nhập từ công việc tại công ty mình thực tập, Linh đã có thể tự trang trải mọi thứ và trả hết nợ mà không để bố mẹ phải bận lòng.
Hơn 3 năm sau ngày “bước ra thế giới”, hiện cô gái người Việt là chuyên viên cao cấp tài chính kế toán tại một công ty lớn vốn được nhiều người mơ ước.
Giờ đây, khi nhìn lại hành trình của mình, Linh cho rằng: “Nếu không nghèo về ý chí, cứ kiên trì và tập trung làm mọi thứ thật tốt ở thời điểm hiện tại, cơ hội cũng sẽ đến. Bởi lẽ, cứ bước chân đi là sẽ có đường; rồi sau cùng, con đường nào cũng sẽ dẫn đến thành Rome”.
Để cố đạt IELTS, nhiều thí sinh đã phải trả giá
Về tổng thể xã hội thì việc đua nhau thi chứng chỉ IELTS không hẳn có lợi, đây là sự lãng phí về thời gian, công sức, tiền bạc với con số rất lớn trên cả nước.
Chứng chỉ tiếng Anh IELTS là đánh giá năng lực ngoại ngữ, phù hợp với những học sinh đi du học, học chương trình quốc tế,...hoặc với các đơn vị tuyển dụng. Những năm gần đây IELTS được sử dụng để xét tuyển đại học và có không ít học sinh đang cố "chạy theo" chứng chỉ này để mong muốn đảm bảo có vị trí trong một trường đại học.
Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với thầy Hoàng Minh - Giáo viên dạy tiếng Anh Trung học phổ thông tại quận Long Biên, Hà Nội. Thầy Minh cho biết: " Hiện nay không ít học sinh học "cấp tốc" chủ yếu là học sinh lớp 12 hoặc sinh viên năm cuối. Tôi thấy đây là một thực trạng đáng buồn hơn là đáng mừng bởi đây chỉ là học đối phó, không có thực chất học thuật.
Tính chất của IELTS là học thuật nên nhiều bạn học muốn học từ chuyên ngành, những từ mà người bản xứ cũng chưa chắc đã hiểu. Do đó, điểm số sẽ được khá cao nhưng kỹ năng tiếng Anh thực tế không cải thiện là bao, và cũng không phải có chứng chỉ này là sẽ rất giỏi tiếng Anh. Hơn nữa, giá trị của chứng chỉ này chỉ có thời hạn trong vòng hai năm. Tuy nhiên, số điểm đó sẽ còn giá trị lâu hơn nhiều nếu chúng ta thực sự học IELTS với mong muốn cải thiện khả năng ngôn ngữ, thay vì chỉ chạy theo mục đích tuyển sinh hay tốt nghiệp.
Nếu các em học sinh đã từng học và thi IELTS, biết mình đang ở đâu và đặt mục tiêu sát với khả năng thì học cấp tốc là hợp lý. Còn nếu trình độ đang thấp mà lại muốn đạt điểm nhanh và phải có được chứng chỉ này với mục đích xét tuyển đại học thì hoàn toàn không nên, bởi nhiều bạn có thể ôn luyện, học các mẹo vặt, học nhồi từ vựng theo chủ đề để nhanh chóng đi thi đạt điểm cao. Như vậy kỹ năng nghe hiểu đó sẽ không thật sự, khó duy trì được cuộc nói chuyện trao đổi dài với người nước ngoài bởi sẽ thiếu từ".
Tính chất của IELTS là học thuật nên nhiều bạn học muốn học từ chuyên ngành, những từ mà người bản xứ cũng chưa chắc đã hiểu. Do đó, điểm số sẽ được khá cao nhưng kỹ năng tiếng Anh thực tế không cải thiện là bao, và cũng không phải có chứng chỉ này là sẽ rất giỏi tiếng Anh. Ảnh minh họa: T.D.
Cần phải học đều các môn khác
Cũng về vấn đề này, em Nguyễn Hà Giang sinh năm 2003 (Mỹ Đình, Hà Nội), hiện đang học Đại học FPT, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Hà Giang cho biết: "Năm ngoái, khi chuẩn bị thi tốt nghiệp trung học phổ thông, em đã tập trung ôn luyện để thi lấy chứng chỉ IELTS với hi vọng được xét tuyển thẳng vào đại học.
Bây giờ nghĩ lại em thấy nhiều lúc áp lực vì chuyện thi chứng chỉ cũng ảnh hưởng tới các môn học khác ở trường, Hà Giang nói vì không biết cách quản lý thời gian học tập, quá tập trung vào tiếng Anh nên kết quả học tập trung bình các môn khác bị điểm thấp. Hà Giang cho biết thêm rất nhiều bạn bè của em đã bỏ qua, xem nhẹ các môn học trên lớp để lao vào luyện thi IELTS nên kết quả điểm học bạ bị thấp.
Tuy nhiên, theo Hà Giang thì cách lấy chứng chỉ IELTS để vào đại học có thể dẫn đến trượt tốt nghiệp do không đủ điểm các môn học khác, hoặc quá tự tin vào "tấm bùa" tiếng Anh này khiến việc xét tuyển kết hợp với học bạ không được như mong muốn. Bản thân em có chứng chỉ IELTS nhưng vì điểm học bạ quá thấp nên bị trượt vào đại học công lập".
Lo ngại bất bình đẳng khi xét tuyển đại học bằng IELTS
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Ngọc (Hà Nội) chia sẻ: "Phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế giúp đại học có thêm lựa chọn tuyển sinh, nhưng gây lo ngại về sự bất bình đẳng giữa thí sinh thành thị và nông thôn. Số lượng các trường sử dụng phương thức này ngày một tăng, trong bối cảnh xét tuyển đầu vào đại học ngày càng ít phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Vậy theo tôi nên đưa thêm vào phương thức xét tuyển bằng các chứng chỉ tiếng Anh trong nước như B1, B2, C2,...của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tôi thấy phổ điểm tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 phản ánh rõ sự chênh lệch trình độ ngoại ngữ giữa thành phố lớn và nông thôn. Điểm tiếng Anh thấp ở các địa phương thuộc Tây Bắc, Tây Nguyên, Trung Bộ; cao ở thành phố hoặc các tỉnh kinh tế phát triển như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,... Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm đang bị chia nhỏ với nhiều phương thức.
Đặc biệt chỉ tiêu xét tuyển từ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vốn được học sinh ở vùng nông thôn kỳ vọng nhất, mấy năm nay đang dần thu hẹp lại, nhiều trường đại học xét tuyển hết những thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, rồi mới xét tới thí sinh sử dụng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Hơn nữa, các trường đại học đều dựa vào kỳ thi đánh giá năng lực của một số trường đại học trong nước để xét tuyển, vậy tại sao chứng chỉ tiếng Anh trong nước như khung ngoại ngữ 6 bậc được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định lại không được các trường đưa vào cùng xét tuyển. Do đó, theo tôi sự ưu tiên đó chưa thực sự công bằng".
Mặt khác, phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS có bất cập là số lượng thí sinh ảo rất nhiều, một thí sinh đăng ký rất nhiều trường đại học với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, sau đó lựa chọn học ở một trường. Ảnh minh họa: T.D.
Thầy Ngọc nói: "Không phủ nhận những học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, nhưng đó mới chỉ là thước đo của năng lực ngoại ngữ, chứ chưa phải là đại diện cho tất cả kiến thức mà học sinh có. Nếu đi du học nước ngoài thì tôi không bàn đến chứng chỉ IELTS này, nhưng đây là đào tạo trong nước với giáo trình của Bộ, vậy tại sao không đưa thêm vào xét tuyển bằng các chứng chỉ tiếng Anh trong nước để tất cả học sinh có cơ hội như nhau?
Khi quy định cho các trường đại học có quyền tự quyết, đây chính là cơ hội tốt để các trường tự thay đổi mình. Nhưng các trường cũng cần phải tìm ra những giải pháp phù hợp với thực tế của Việt Nam để có được nguồn tuyển chất lượng, mà việc sử dụng các chứng chỉ tiếng Anh trong nước hay quốc tế cũng là một tiêu chí, vậy tại sao không đưa thêm tiêu chí của Việt Nam vào, việc này giúp các trường tuyển được những thí sinh có năng lực tốt trong tương lai ở đều các bộ môn.
Mặt khác, phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS có bất cập là số lượng thí sinh ảo rất nhiều, một thí sinh đăng ký rất nhiều trường đại học với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, sau đó lựa chọn học ở một trường. Tuy nhiên, xét về tổng thể xã hội thì việc đua nhau học và thi chứng chỉ IELTS không hẳn có lợi, đây là sự lãng phí về thời gian, công sức, tiền bạc với con số rất lớn so với lượng thí sinh trên cả nước.
Chứng chỉ IELTS chỉ nên là 1 trong các tiêu chí để xét tuyển với tỷ lệ hạn chế và cho một số ngành học nhất định, có nhiều đặc điểm phù hợp mang tính quốc tế, hơn là mở rộng một cách tràn lan. Nhiều trường hiện nay nâng chuẩn tiếng Anh đầu vào cho sinh viên lên cao hơn đào tạo tiến sĩ như vậy, sẽ có những sinh viên năng lực chuyên môn rất tốt, giỏi Toán, Lý, Hóa,... nhưng hạn chế ngoại ngữ nên không thể vào trường. Rất vô lý".
Phụ huynh ganh đua, vô tình tạo áp lực cho trẻ?
Thầy Ngọc cho biết: "Trong quá trình thi IELTS có 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, và học sinh cũng không nên nghĩ rằng năm nay mình thi IELTS được 7.0 thì có nghĩa 2 năm sau vẫn đạt 7.0.
Vậy nên, việc học ngoại ngữ phải gắn liền với đời sống, dùng và trau dồi hàng ngày thì mới nhớ được. Còn nếu chỉ học để đi thi thì cũng không khác gì học "gạo" để lấy chứng chỉ. Qua nhiều nghiên cứu thấy rằng nếu một học sinh học tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 9 thật bài bản, có trau dồi thường xuyên thì mới có được một số lượng từ nhất định.
Rõ ràng, để đạt được chứng chỉ IELTS, học sinh cần phải có một lượng vốn mấy nghìn từ cơ bản, ít nhất trình độ vào khoảng 4.0, rồi phải có ngữ pháp, có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thì mới có thể học được. Việc hiện nay nhiều bậc phụ huynh đua nhau cho con đi luyện IELTS từ cấp I, tôi thấy như vậy là vô bổ và không cần thiết. Điều quan trọng nhất IELTS hướng tới là đánh giá khả năng dùng tiếng Anh của bạn như thế nào so với người bản xứ, và chứng chỉ này để đi du học hoặc tuyển dụng vào các tập đoàn nước ngoài.
Còn việc các gia đình cho con học IELTS từ bé, thứ nhất là tốn tiền, thứ hai là không phục vụ mục đích gì. Bây giờ các con tiểu học nói tiếng mẹ đẻ còn chưa thông thì làm sao mà có khả năng thi được IELTS. Tôi thấy việc này là các phụ huynh "đua" nhau mà thôi, con mình phải hơn con người khác và như vậy là tạo thêm áp lực lên con trẻ, rất có thể khiến các em sợ phải học tiếng Anh".
Nữ sinh chuyên Văn chọn du học Israel Học lại 1 năm ở cấp 3, nữ sinh vẫn quyết tâm chọn du học Israel để có thể tự do lựa chọn môn học mà mình yêu thích. Đó là Phạm Lê Tịnh Nhi (SN 2004, TP.HCM), du học bằng Tú tài quốc tế IB trong 2 năm (tương đương cấp THPT) từ lớp 11 tại trường GHIS của Israel. Trước đó,...
![Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/tranh-cai-clip-2-nhan-vien-moi-truong-vao-tan-nha-xin-tien-li-xi-dau-nam-thai-do-gia-chu-gay-xon-xao-600x432-7e7-7371012-250x180.webp)
![Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/be-trai-khoc-thet-khi-roi-thang-tu-mai-nha-xuong-dat-doan-camera-khien-gia-chu-run-ray-600x432-0f3-7373137-250x180.webp)
![Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/clip-em-be-that-than-khi-nop-tien-li-xi-cho-me-khien-dan-mang-cuoi-lan-600x432-b13-7371080-250x180.webp)
![Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/bat-luc-nhin-bong-me-roi-xa-tieng-khoc-xe-long-trong-dem-cung-cau-noi-cua-be-gai-khien-ai-cung-nhoi-long-600x432-9a0-7372058-250x180.webp)
![Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/cau-be-vung-vang-che-it-the-va-dap-bao-li-xi-xuong-ghe-khi-duoc-mung-tuoi-600x432-ad7-7370308-250x180.webp)
![Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-video-von-ven-20-giay-tu-camera-cua-mot-gia-dinh-luc-4-gio-sang-khien-ai-cung-phai-bat-khoc-nhan-vat-chinh-lai-la-nguoi-kho-600x432-8f2-7372178-250x180.webp)
![1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/1-nhan-vat-noi-tieng-dang-livestream-thi-nguoi-yeu-nho-lay-khan-tam-so-lo-bi-mat-nen-ra-tin-hieu-ngay-12s-nguong-ngung-thay-ro-600x432-22f-7372306-250x180.webp)
![Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/thay-con-dau-di-lam-xa-vua-ve-den-cong-me-chong-co-phan-ung-khien-ai-cung-dung-hinh-600x432-676-7371048-250x180.webp)
![Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nguoi-me-run-ray-gao-thet-khi-thay-con-sot-cao-co-giat-vi-cum-a-loi-canh-bao-suc-khoe-truoc-tinh-hinh-dich-cum-600x432-834-7373643-250x180.webp)
![Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/shock-nhat-douyin-mot-cu-no-lon-vang-len-tre-con-co-biet-gi-dau-khien-bo-me-doi-mat-voi-khoan-boi-thuong-hon-35-ty-dong-600x432-ddf-7369771-250x180.webp)
![Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-clip-25-giay-ghi-lai-canh-ba-dang-say-toc-cho-chau-gai-thi-su-co-dang-so-xay-ra-600x432-857-7372803-250x180.webp)
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/con-nhieu-ban-khoan-ve-chung-nhan-gioi-cap-tinh-voi-hoc-sinh-diem-ielts-cao-600x432-bb0-6803561-250x180.jpg)
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
![Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/viec-thuc-hien-chuong-trinh-sgk-moi-con-nhieu-kho-khan-600x432-686-6803556-250x180.jpg)
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
![Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/cap-phep-to-chuc-thi-chung-chi-hsk-tro-lai-600x432-e36-6803554-250x180.jpg)
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
![Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/banner-tim-hieu-ngay-2212-cua-truong-dh-ton-duc-thang-in-hinh-linh-my-600x432-bbd-6804303-250x180.jpg)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
![Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tinh-cho-hoc-sinh-nghi-tet-hon-10-ngay-ha-noi-ly-giai-nghi-8-ngay-600x432-b6c-6804285-250x180.jpg)
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
![Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dh-kien-giang-du-kien-tuyen-hon-1600-chi-tieu-nam-2023-600x432-e37-6803549-250x180.jpg)
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
![Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-hong-duc-nang-cao-chat-luong-dao-tao-sinh-vien-nganh-giao-duc-mam-non-600x432-985-6803543-250x180.jpg)
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
![Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/hoc-sinh-ha-giang-nghi-tet-quy-mao-12-ngay-tu-27-thang-chap-600x432-629-6803539-250x180.jpg)
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
![Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tiet-day-sang-tao-tai-hoi-thi-giao-vien-day-gioi-ha-noi-600x432-2e7-6803536-250x180.jpg)
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
![Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2023-600x432-5f5-6803531-250x180.jpg)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
![Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/tuyen-sinh-2023-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-600x432-39a-6803524-250x180.jpg)
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
![Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/can-can-trong-lua-chon-nhan-su-ra-de-thi-600x432-f6f-6803520-250x180.jpg)
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm
![Đàm phán về tương lai căn cứ quân sự tại Syria của Mỹ liệu có giống với Nga?](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/dam-phan-ve-tuong-lai-can-cu-quan-su-tai-syria-cua-my-lieu-co-giong-voi-nga-600x432-b57-7373671-250x180.webp)
Đàm phán về tương lai căn cứ quân sự tại Syria của Mỹ liệu có giống với Nga?
Thế giới
19:35:54 07/02/2025![Lý do căn nhà cháy thiệt hại 50 triệu, chủ trình báo 400 triệu đồng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/ly-do-can-nha-chay-thiet-hai-50-trieu-chu-trinh-bao-400-trieu-dong-600x432-b45-7373667-250x180.webp)
Lý do căn nhà cháy thiệt hại 50 triệu, chủ trình báo 400 triệu đồng
Tin nổi bật
18:46:27 07/02/2025![Điều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/dieu-tra-vu-no-sung-tai-huyen-chau-thanh-tinh-ben-tre-600x432-269-7373664-250x180.webp)
Điều tra vụ nổ súng tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
Pháp luật
18:43:05 07/02/2025![Nợ chồng chất nhưng vợ cứ lướt tiktok là đặt hàng online](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/no-chong-chat-nhung-vo-cu-luot-tiktok-la-dat-hang-online-600x432-49d-7373649-250x180.webp)
Nợ chồng chất nhưng vợ cứ lướt tiktok là đặt hàng online
Góc tâm tình
17:59:48 07/02/2025![Showbiz chẳng ai như mỹ nhân này: Lúc được khen đẹp như công chúa, lúc lại bị chê quê mùa kém sắc](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/showbiz-chang-ai-nhu-my-nhan-nay-luc-duoc-khen-dep-nhu-cong-chua-luc-lai-bi-che-que-mua-kem-sac-600x432-bec-7373646-250x180.webp)
Showbiz chẳng ai như mỹ nhân này: Lúc được khen đẹp như công chúa, lúc lại bị chê quê mùa kém sắc
Hậu trường phim
17:56:41 07/02/2025![Em gái quyết không ứng xử như Trấn Thành - Hari Won khi bị đẩy vào tình huống nhạy cảm](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/em-gai-quyet-khong-ung-xu-nhu-tran-thanh-hari-won-khi-bi-day-vao-tinh-huong-nhay-cam-600x432-e36-7373639-250x180.webp)
Em gái quyết không ứng xử như Trấn Thành - Hari Won khi bị đẩy vào tình huống nhạy cảm
Sao việt
17:48:19 07/02/2025![Thấy cô gái 20 tuổi thuê trọ 2 năm nhưng sau Tết không quay lại, chủ trọ mở cửa, phát hiện thứ gây ám ảnh](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/thay-co-gai-20-tuoi-thue-tro-2-nam-nhung-sau-tet-khong-quay-lai-chu-tro-mo-cua-phat-hien-thu-gay-am-anh-600x432-6f6-7373633-250x180.webp)
Thấy cô gái 20 tuổi thuê trọ 2 năm nhưng sau Tết không quay lại, chủ trọ mở cửa, phát hiện thứ gây ám ảnh
Netizen
17:46:17 07/02/2025![Năm mới đừng quên cắm ngay loại hoa tượng trưng cho sự vương giả, thành công và hạnh phúc tròn đầy này trong nhà](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nam-moi-dung-quen-cam-ngay-loai-hoa-tuong-trung-cho-su-vuong-gia-thanh-cong-va-hanh-phuc-tron-day-nay-trong-nha-600x432-0df-7373565-250x180.webp)