Chiến lược mới của Samsung: Sản xuất đa địa điểm, mua sắm đa nguồn
Chuỗi cung ứng hiện tại của Samsung dựa vào chiến lược sản xuất đa địa điểm và mua sắm đa nguồn nhằm tránh bị kìm kẹp bởi những “siêu cường”.
Cuối tháng 2 vừa qua, các nhân viên của công ty Iljin Materials Hàn Quốc đã tổ chức ăn mừng một sự kiện đặc biệt. Họ căng biểu ngữ, giơ tay mừng và chụp ảnh trước một chiếc xe tải chứa lô hàng mới nhất mà công ty sản xuất cho Samsung. Đây là những lá đồng siêu mỏng với độ dày 2 micromet, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất chip bán dẫn.
Trước đó, Samsung phải nhập khẩu 100% lá đồng này từ công ty Mitsui của Nhật Bản. Tuy nhiên, trận động đất ở Tohoku, Nhật Bản năm 2011 đã cản trở việc nhập khẩu và ảnh hưởng lớn tới Samsung, khiến hãng điện tử Hàn Quốc đầu tư cho Iljin Materials phát triển sản phẩm lá đồng siêu mỏng ngay trong nước. Ngay từ đầu năm 2006, Iljin đã thành công trong việc phát triển nguyên mẫu, nhưng phải mất 15 năm để đạt được chứng nhận cần thiết cho mục đích sử dụng thương mại.
Thành tựu của Illjin không chỉ là nguồn tự hào dân tộc, mà còn giúp giảm sự phụ thuộc của Hàn Quốc vào các thành phần linh kiện và vật liệu từ Nhật Bản. Sự phát triển này cũng là một ví dụ về những thách thức đang định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu, khi các công ty ở khắp nơi cố gắng giảm rủi ro bởi căng thẳng địa chính trị, cũng như các chính phủ đang cố gắng thúc đẩy các ngành công nghiệp trong nước bằng cách sản xuất tại chỗ.
Ngoài những diễn biến phức tạp trong cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung, biến đổi khí hậu và tần suất xuất hiện các hình thái thời tiết khắc nghiệt cao hơn cũng làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Một báo cáo công bố năm 2020 của công ty tư vấn McKinsey đã cảnh báo rằng “thiệt hại kinh tế do thiên tai gây ra đã và đang leo thang”.
Kinh nghiệm của Samsung – công ty quan trọng nhất bậc nhất của Hàn Quốc và là một trong những nhà sản xuất chip, điện thoại thông minh và thiết bị gia dụng hàng đầu thế giới – cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý chuỗi cung ứng và nguy cơ bị mắc kẹt giữa các siêu cường cạnh tranh.
Video đang HOT
Samsung đặt nhà máy ở nhiều khu vực trên thế giới.
Chuỗi cung ứng mà Samsung đang dựa vào là kết quả của quá trình bắt đầu cách đây 20 năm khi công ty hướng tới “chiến lược sản xuất đa địa điểm và mua sắm đa nguồn”. Điều này có nghĩa là hãng luôn đảm bảo có ít nhất hai nhà cung cấp ở các địa điểm khác nhau để phục vụ các nhà máy khắp thế giới, giống một vùng đệm chống lại các sự kiện không thể lường trước.
Đại dịch Covid-19 đã mang đến cho Samsung cơ hội thử thách khả năng phòng thủ này. Những vấn đề không thể tưởng tượng nổi đã xuất hiện, từ việc hạn chế đột ngột các tuyến đường vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cắt đứt nguồn cung linh kiện cho các nhà máy Việt Nam, đến làn sóng bùng phát mạnh Covid-19 ở quê nhà Hàn Quốc.
Trả lời Financial Times , đại diện của Samsung cho biết: “Nếu một vấn đề ảnh hưởng đến một nhà cung cấp hoặc cơ sở sản xuất cụ thể, chúng tôi sẽ chuyển sang một nhà cung cấp hoặc cơ sở khác ở một địa điểm khác. Điều này cho phép chúng tôi tiếp tục hoạt động mà không bị gián đoạn”. Samsung cho biết thêm rằng họ đang tăng tốc kế hoạch đa dạng hóa hơn nữa các nguồn linh kiện và chuyển sang phân tích, dự báo thị trường dựa trên trí tuệ nhân tạo.
“Chúng tôi đã đưa thông tin cụ thể liên quan tới Covid-19, chẳng hạn số cửa hàng đóng cửa hay thay đổi giao thông do đại dịch, vào công cụ AI để dự đoán chính xác hơn nhu cầu ở từng khu vực”, đại diện Samsung nói.
Chia rẽ gia tăng
Tuy nhiên, khi đề cập đến những vấn đề mới nổi mà các nhà sản xuất toàn cầu phải đối mặt sau đại dịch, Samsung từ chối bình luận.
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân tộc, cùng với sự chia rẽ ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và phương Tây, đang làm lung lay nền tảng của toàn cầu hóa. Sự bất đồng trong lý tưởng và hiện tượng phân cực công nghệ ngày càng phức tạp buộc các công ty như Samsung phải chọn đi theo những hướng khác nhau, trong nhiều trường hợp có thể không phù hợp.
“Sau khi nhận thấy chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng trong đại dịch, nhiều chính phủ và công ty càng quyết tâm đưa việc sản xuất bất cứ thứ gì từ chip đến vaccine về gần nhà mình hơn”, June Park, nhà kinh tế chính trị và chuyên gia về xung đột thương mại và công nghệ tại Đại học George Washington, cho biết. Đặc biệt là tại Mỹ, sau khi nhậm chức, Tổng thống Joe Biden đã công bố bản đánh giá về các chuỗi cung ứng quan trọng của Mỹ và khẳng định người Mỹ “không nên phụ thuộc vào nước ngoài, đặc biệt là một nước không có chung lợi ích hoặc giá trị với chúng ta”.
Trong khi Hàn Quốc tiếp tục duy trì quan hệ quốc phòng và an ninh chặt chẽ với Mỹ, ông Park cho biết chính phủ và các công ty Hàn cũng đang theo đuổi một “đường lối kép” trong các vấn đề kinh tế. Về cơ bản, họ đang cố gắng duy trì khả năng tiếp cận thị trường đối với cả Trung Quốc và Mỹ.
Đối với Samsung, nhằm giảm rủi ro cho chuỗi cung ứng, trong thập kỷ qua hãng này đã rút một lượng lớn nhà máy sản xuất và lắp ráp smartphone khỏi Trung Quốc và chuyển sang Việt Nam. Tuy nhiên, Samsung vẫn tiếp tục đầu tư mạnh vào lĩnh vực sản xuất chip tại Trung Quốc nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận những công ty công nghệ đang phát triển nhanh tại nước này. Công ty cũng có được sự ủng hộ chính trị ở Trung Quốc trước nhu cầu giảm phụ thuộc vào nước ngoài của chủ tịch Tập Cận Bình.
Samsung có thể sẽ sản xuất chip Kirin cho Huawei
Những con chip này cũng được đồn là sẽ trang bị cho dòng smartphone Huawei P50.
Trong vài năm qua, Huawei đã ra mắt hai dòng smartphone flagship là P series và Mate series. Những chiếc smartphone flagship này cũng được trang bị những bộ vi xử lý cao cấp nhất, do chính Huawei tự sản xuất. Tuy nhiên, Huawei đang gặp khó khăn trong việc sản xuất chip xử lý Kirin, do những đòn trừng phạt nặng nề từ phía Mỹ.
Tháng 5 năm ngoái, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thay đổi quy tắc xuất khẩu, buộc tất cả các nhà sản xuất chất bán dẫn trên toàn cầu mà có sử dụng công nghệ của Mỹ, phải có giấy phép trước khi được hợp tác và cung ứng linh kiện cho Huawei. Trong đó có TSMC, nhà sản xuất chip di động lớn nhất hiện nay.
Huawei là khách hàng lớn thứ 2 của TSMC, sau Apple. Trước khi quy tắc xuất khẩu mới của Mỹ có hiệu lực, TSMC đã sản xuất và giao một lô hàng chip Kirin 9000 5nm cho Huawei. Những con chip này được trang bị cho Mate 40 và Mate X2.
Huawei cũng đang phát triển hai biến thể khác của con chip Kirin 9000, đó là Kirin 9000E và Kirin 9000L. Trong đó, Kirin 9000E có ít lõi GPU hơn so với Kirin 9000 (22 lõi so với 24 lõi), và có ít hơn một lõi xử lý NPU. Còn Kirin 9000L cũng tương tự như vậy, nhưng sẽ có tốc độ xung nhịp thấp hơn (2.8Ghz so với 3.1Ghz).
Biến thể Kirin 9000L được cho là sẽ do Samsung Foundry sản xuất, xưởng đúc lớn thứ hai thế giới sau TSMC. Con chip này sẽ được sản xuất bằng quy trình EUV 5nm của Samsung. Những con chip Kirin 9000L này cũng được đồn là sẽ trang bị cho dòng smartphone Huawei P50, sắp ra mắt trong thời gian tới đây.
Hiện tại, mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa thực sự rõ ràng, sau khi Tổng thống Biden mới nhậm chức. Tuy nhiên, khả năng để Huawei có thể trở lại hoạt động bình thường là khá thấp. Khi mà phía Mỹ vẫn sẽ tiếp tục sử dụng các đòn trừng phạt nhằm vào gã khổng lồ Huawei, để có được lợi ích trên bàn đàm phán với phía Trung Quốc.
Samsung, SK nô nức tuyển nhân tài bán dẫn Tình trạng 'lạm phát tiền lương' đã diễn ra tại các nhà sản xuất chip Hàn Quốc nhằm thu hút cá nhân xuất chúng. Theo Korea Times, Samsung Electronics và SK Hynix chạy đua tuyển dụng nhân viên khi "siêu chu kỳ" sắp tấn công thị trường bán dẫn toàn cầu. Bộ phận chip của Samsung gần đây thông báo kế hoạch tuyển...