Nhà máy sản xuất chip đầu tiên của Huawei chính thức được khánh thành
Huawei sẽ chỉ bắt đầu với dây chuyền sản xuất chip 45nm, và tiến tới 28nm vào năm 2022.
Các công ty Trung Quốc đang nỗ lực để tự chủ trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn, giảm bớt sự phụ thuộc vào các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ. Ngày hôm nay, Huawei đã đặt một cột mốc cực kỳ quan trọng trong nỗ lực đó, đó là hoàn tất việc xây dựng nhà máy sản xuất chip đầu tiên của mình.
Theo truyền thông Trung Quốc, nhà máy sản xuất chip xử lý nội địa đầu tiên của Huawei , được đặt tên là Wuhan Huawei Optical Factory Project (Phase II), đã chính thức hoàn thành xây dựng. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 208.900 m2, nằm ở trung tâm Thung lũng Quang học Vũ Hán .
Đây cũng sẽ là cơ sở R&D (nghiên cứu và phát triển) lớn nhất của Huawei tại khu vực miền trung Trung Quốc. Bao gồm một nhà máy sản xuất, một nhà máy điện, một nhà máy phần mềm và một cơ sở hỗ trợ.
Sau khi hoàn thiện, dự án sẽ bắt đầu sản xuất với tư cách là nhà máy sản xuất chip độc lập đầu tiên của Huawei. Nhờ đó, gã khổng lồ Trung Quốc sẽ có một dây chuyền bán dẫn hoàn chỉnh, từ thiết kế đến sản xuất, kiểm tra và đóng gói.
Đây sẽ không phải là nhà máy sản xuất chip duy nhất của Huawei. Theo thông tin rò rỉ, Huawei đang có kế hoạch xây dựng nhà máy thứ hai của mình tại Thượng Hải, và sẽ được quản lý bởi một công ty có trụ sở tại Thượng Hải.
Mặc dù nhà máy sản xuất chip đầu tiên của Huawei sắp đi vào hoạt động, nhưng nó chưa thể so sánh với các dây chuyền sản xuất của TSMC hay Samsung . Huawei sẽ chỉ bắt đầu với dây chuyền sản xuất chip 45nm , và tiến tới 28nm vào năm 2022. Đây không phải là nơi mà những con chip 5nm tiên tiến nhất được sản xuất ra.
Vì vậy mà Huawei vẫn còn một chặng đường rất dài phía trước phải đi. Và những khó khăn hiện tại vẫn chưa thể chấm dứt. Để có đủ chip xử lý trang bị cho những chiếc smartphone flagship sắp tới, Huawei vẫn sẽ phải tìm cách hợp tác với một nhà sản xuất chip thứ 3.
Huawei vượt Qualcomm, đứng đầu về bằng sáng chế viễn thông không dây
Theo một báo cáo được công bố gần đây, công ty công nghệ khổng lồ Huawei có trụ sở tại Thâm Quyến hiện đang dẫn đầu thị trường viễn thông không dây trong năm nay.
Cụ thể, gã khổng lồ công nghệ này đã nộp 8.607 bằng sáng chế, một thành tích rất lớn giúp Trung Quốc sánh ngang với Mỹ, khi cả hai quốc gia đều chiếm khoảng 32% bằng sáng chế được nộp trên toàn thế giới vào năm 2020.
Với hiệu suất này, Huawei Technologies đã vượt qua gã khổng lồ Qualcomm có trụ sở tại Mỹ về sản lượng, điều này cho thấy những bước tiến khổng lồ của họ trong công tác nghiên cứu và phát triển, ngay cả trong điều kiện thị trường khắc nghiệt do đại dịch Covid-19, cùng với các lệnh cấm vận khắt khe của chính quyền Mỹ đối với Huawei.
Trong khoảng thời gian 10 tháng (từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2020), công ty đã nộp 8.607 bằng sáng chế không dây, vượt qua mốc 5.807 bằng sáng chế của nhà sản xuất chip Qualcomm của Mỹ trong cùng khoảng thời gian.
Tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu của Trung Quốc trong năm nay, là nhà sản xuất điện thoại thông minh OPPO và nhà cung cấp cơ sở dữ liệu có trụ sở tại Bắc Kinh. Oppo theo sau Qualcomm ở vị trí thứ ba với 5.353 bằng sáng chế được nộp vào năm 2020.
Trung Quốc và Mỹ chiếm khoảng 65% số lượng bằng sáng chế toàn cầu, trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt chiếm 15% và 7%.
Theo thông báo của trang IncPat, danh sách này dựa trên dữ liệu công khai của các bằng sáng chế về viễn thông không dây bao gồm công nghệ mạng di động 5G thế hệ tiếp theo.
Báo cáo cũng lưu ý rằng công nghệ mạng viễn thông không dây là một thành phần cơ bản của truyền thông hiện đại, là nền tảng giúp thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ truyền thông 5G.
Đây là sự cạnh tranh tích cực trong công nghệ mạng viễn thông không dây, là lựa chọn quan trọng và chiến lược giúp các công ty có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên trường quốc tế.
Tránh lệnh cấm từ Mỹ, Huawei sẽ tự sản xuất chip Để đảm bảo khả năng tự cung ứng chip cho mảng hạ tầng viễn thông, Huawei quyết định tự sản xuất chip. Một báo cáo mới của trang tin Financial Times cho thấy Huawei đang có kế hoạch thoát khỏi sự trừng phạt từ chính phủ Mỹ: tự xây dựng một nhà máy sản xuất chip không sử dụng công nghệ Mỹ ở...