Chiên hay xào, cách nấu ăn nào có lợi hơn nhiều về sức khỏe?
Chế độ ăn giàu dinh dưỡng giúp cải thiện sức khỏe nhưng cách bạn nấu nướng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Franziska Spritzler, viết trên Authoritynutrition, nấu nướng nói chung có thể giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu nhiều chất dinh dưỡng.
Ví dụ, protein trong trứng đã được nấu chín sẽ hấp thu hơn 180% so với trong trứng sống. Tuy nhiên, vài chất dinh dưỡng quan trọng sẽ bị giảm đi trong quá trình chế biến món ăn.
Xào và áp chảo
Xào có thể cải thiện sự hấp thu các vitamin tan trong dầu nhưng lại làm giảm vitamin C có trong rau xanh. Ảnh: Internet
Với xào và áp chảo, thức ăn được nấu chín trong chảo với nhiệt độ trung bình hoặc cao và có sử dụng một lượng nhỏ dầu hoặc bơ. Những kỹ thuật này rất giống nhau nhưng với phương pháp xào, thực phẩm sẽ được đảo nhiều hơn và nhiệt độ cao hơn, thời gian nấu ngắn hơn. Nói chung, đây là một cách lành mạnh để chế biến thức ăn.
Nấu trong một thời gian ngắn mà không sử dụng nước sẽ ngăn chặn tình trạng thất thoát lượng vitamin B và việc bổ sung chất béo cải thiện sự hấp thu một số chất dinh dưỡng thực vật và các chất chống ôxy hóa. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hấp thụ beta-caroten trong cà rốt xào/ chiên sẽ cao hơn khoảng 6,5 lần so với cà rốt sống. Trong một nghiên cứu khác, nồng độ lycopene trong máu tăng lên 80% khi người ta tiêu thụ cà chua xào trong dầu ô liu, thay vì xào cà chua không sử dụng dầu ô liu. Mặt khác, xào đã được chứng minh là có thể làm giảm đáng kể lượng vitamin C trong bông cải xanh và bắp cải tím.
Như vậy áp chảo và xào có thể cải thiện sự hấp thu các vitamin tan trong dầu và một số dưỡng chất thực vật nhưng lại làm giảm vitamin C có trong rau xanh.
Chiên (rán)
Video đang HOT
Chiên là phương pháp nấu ăn sử dụng một lượng lớn chất béo, thường là dầu ăn, ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, không phải tất cả loại thực phẩm đều thích hợp cho việc chiên. Cá béo là nguồn cung cấp acid béo omega-3, có nhiều lợi ích cho sức khỏe, do đó những loại chất béo này rất nhạy cảm và dễ bị phá hủy ở nhiệt độ cao. Cá ngừ chiên cũng được chứng minh là làm giảm hàm lượng omega-3 lên đến 70%-85%, trong khi phương pháp nướng trong lò chỉ gây ra những tổn thất nhỏ nhất.
Đừng chiên quá lâu và nên sử dụng loại dầu ăn an toàn tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet
Ngược lại, phương pháp chiên có thể giữ được lượng vitamin C, vitamin B và nó cũng có thể làm tăng lượng chất xơ trong khoai tây bằng cách biến tinh bột trong khoai tây thành chất kháng tinh bột.
Khi dầu ăn được nung nóng ở nhiệt độ cao trong một khoảng thời gian dài, các chất độc hại gọi là aldehyde được hình thành. Aldehydes có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư và nhiều căn bệnh khác. Loại dầu, nhiệt độ và thời gian nấu ăn ảnh hưởng đến lượng aldehyde được tạo ra. Sử dụng dầu rán nhiều lần có thể làm tăng sự hình thành aldehyde.
Nếu bạn có ý định chiên thức ăn, đừng chiên quá lâu và nên sử dụng loại dầu ăn an toàn tốt cho sức khỏe.
Hấp
Hấp là một trong những phương pháp nấu ăn tốt nhất để bảo quản các chất dinh dưỡng, bao gồm các vitamin tan trong nước, nhạy cảm với nhiệt độ và nước.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hấp bông cải xanh, rau chân vịt và rau diếp có thể làm giảm hàm lượng vitamin C chỉ bằng 9%-15%. Nhưng nhược điểm là rau hấp không mang lại nhiều hương vị, rau có vị nhạt nhẽo. Tuy nhiên, điều này lại dễ dàng để khắc phục bằng cách thêm một số gia vị và dầu hoặc bơ sau khi hấp rau.
Hãy thử công thức này cho bông cải xanh hấp với cách bổ sung các đề xuất để cải thiện hương vị cho món ăn.
HẠ QUYÊN
Theo PLO
Ăn 1 quả lê mỗi ngày, bạn có thể thu về 11 lợi ích tốt cho cả sức khỏe lẫn vóc dáng
Quả lê ăn vào mùa thu rất ngon ngọt lại giàu dưỡng chất nên được nhiều người vô cùng ưa thích. Đặc biệt, trong mỗi quả lê có chứa vô vàn giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua.
Quả lê có mùi vị đặc biệt, thơm ngon lại mát lành nên là thức quả quý giúp ngăn ngừa các bệnh về hô hấp. Ngoài ra, lê còn hỗ trợ không nhỏ giúp điều trị các bệnh về tuần hoàn, tim mạch, tiêu hóa, xương khớp... nên rất được ưa chuộng, nhất là trong mùa thu.
Giá trị dinh dưỡng tuyệt vời trong mỗi quả lê
Theo Cơ sở Dữ liệu Dinh dưỡng Quốc gia USDA, trung bình một quả lê nặng khoảng 178gr, có thể cung cấp cho cơ thể tới 101 calo năng lượng, 27gr carbs (bao gồm 17gr đường và 6gr chất xơ) cùng 1gr chất đạm, 12% lượng vitamin C, 10% vitamin K, 0,6% kali và một lượng nhỏ canxi, sắt, magie, riboflavin, vitamin B6, folate.
Thêm nữa, loại quả này còn chứa các thành phần như carotenoid, flavonol và anthocyanin (nhất là những quả lê vỏ đỏ). Những dưỡng chất này đều rất cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tật.
Ăn 1 quả lê mỗi ngày có thể thu về hàng loạt lợi ích không tưởng
- Cải thiện tiêu hóa: Do lê vốn chứa nhiều chất xơ nên sẽ giúp bạn phòng ngừa tiêu chảy, táo bón, đại tiện ra phân lỏng.
- Bổ sung thêm nhiều chất xơ cho cơ thể: Bạn có thể thu về từ 25 - 30gr chất xơ nếu ăn lê tươi hàng ngày, từ đó có thể kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Vì lê chứa nhiều anthocyanin nên sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Lê có chứa nhiều vitamin B như B2, B3, B6 và C, K, đồng thời còn rất giàu các khoáng chất thiết yếu như canxi, folate, magie, đồng và mangan nên góp phần giúp tăng cường hệ miễn dịch cho toàn cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin C có trong mỗi quả lê cũng sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi và suy nhược. Vitamin C còn bảo vệ ADN, duy trì quá trình trao đổi chất lành mạnh và ngăn chặn đột biến tế bào.
- Giảm cân: Vốn chứa nhiều chất xơ lại có hàm lượng calo thấp nên việc tiêu thụ lê sẽ rất tốt cho những người đang giảm cân. Trung bình một quả lê có thể chứa đến khoảng 100 calo nên sau khi bổ sung sẽ giúp bạn no lâu và giảm tình trạng tiêu thụ đồ vặt.
- Giảm cholesterol dư thừa: Lượng pectin và chất xơ có trong quả lê cũng sẽ giúp giảm bớt mức cholesterol dư thừa trong máu.
- Chống lại các tác hại của gốc tự do: Lê có chứa khoáng chất đồng (Cu), vitamin C và K nên sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác động có hại của gốc tự do.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Lê có chứa nhiều chất chống oxy hóa nên sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
- Phòng ngừa loãng xương: Lượng boron, khoáng chất vi lượng có trong lê sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả nên rất cho sức khỏe xương khớp.
- Phòng ngừa viêm nhiễm: Các chất trong quả lê có khả năng chống viêm cao nên giúp giảm đau, giảm sưng viêm do các bệnh viêm khớp gây ra.
- Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư: Chất xơ trong quả lê sẽ kết dính với các axit mật thứ cấp, do đó phòng ngừa được nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già và các vấn đề ở ruột.
Source (Nguồn): Kknews, USDA
Theo helino
Có nên ăn trứng gà sống? Ba tôi hay ăn trứng sống vì cho rằng nhiều dinh dưỡng. Xin hỏi chuyên gia ăn trứng gà sống có tốt hơn ăn chín? (Tú) Ảnh minh họa Trả lời: Trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, vitamin, chất khoáng... Nhiều người cho rằng ăn sống hoặc hút trứng gà sống sẽ dễ hấp thu dưỡng chất hơn...