Chiến hạm Trung Quốc gắn máy phát điện công suất cao
Các chiến hạm Trung Quốc được trang bị máy phát điện tiên tiến để cung cấp năng lượng cho các khí tài như pháo điện từ và vũ khí laser.
Máy phát điện tuabin khí công suất 20 megawatt được hoàn thiện từ năm 2018 và được biên chế cho quân đội Trung Quốc gần đây, Viện nghiên cứu 704 thuộc Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc ngày 30/7 thông báo trên tài khoản Weibo chính thức.
Viện nghiên cứu 704 không cho biết chiến hạm nào của Trung Quốc được lắp máy phát điện công suất cao. Một số chuyên gia nhận định mẫu máy phát điện này có thể được trang bị cho những khu trục hạm tiên tiến nhất như lớp Type-055.
Máy phát điện mới tăng công suất cấp điện lên 4 lần và có thể giúp chiến hạm chạy hoàn toàn bằng động cơ điện. Các máy phát điện cũng có thể cung cấp năng lượng cho khí tài mới như pháo điện từ và vũ khí laser.
Khu trục hạm Nam Xương thuộc lớp Type-055 trong lễ duyệt binh hải quân tại Thanh Đảo, tháng 4/2019. Ảnh: Reuters.
Chuyên gia hải quân Lý Kiệt thuộc Học viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc tại Bắc Kinh nhận định máy phát điện tuabin khí rất quan trọng với chiến hạm. “Một máy phát điện mạnh cho phép tất cả hệ thống tiêu thụ năng lượng lớn có thể hoạt động”, Lý Kiệt cho biết.
So với động cơ diesel, động cơ tuabin khí hoặc hệ thống lai, động cơ chạy hoàn toàn bằng điện giúp tiết kiệm nhiên liệu, tăng thời gian đáp ứng và cải thiện khả năng cơ động của tàu chiến. Hệ thống mới còn giúp tăng cường năng lực tác chiến với các loại vũ khí năng lượng cao.
Tuy nhiên, vấn đề về công nghệ hiện nay là hệ thống máy phát điện công suất cao có thể cung cấp nguồn điện đủ lớn và ổn định để vận hành động cơ. Viện nghiên cứu 704 cho biết máy phát điện công suất cao đã “đặt nền tảng” cho hệ thống động cơ mới trên chiến hạm.
Hiện chỉ có hải quân Mỹ và Anh sở hữu các khu trục hạm sử dụng hệ thống cung cấp lực đẩy hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn bằng điện. Khu trục hạm lớp Zumwalt được trang bị hai máy phát điện công suất 36 megawatt. Khu trục hạm Type 45 của Anh được lắp hai máy phát 21,5 megawatt và hai tổ máy diesel hỗ trợ công suất 2 megawatt.
Pháo điện từ trên tàu đổ bộ Type-072III, tháng 2/2018. Ảnh: SCMP.
Nếu được lắp ba hoặc bốn máy phát điện tuabin khí mới, khu trục hạm Type-055 của Trung Quốc có thể đạt tốc độ tối đa trên 30 hải lý/giờ (56 km/h) và có thể vận hành vũ khí sử dụng nhiều năng lượng như pháo điện từ, Global Times đưa tin hôm 29/7.
Ảnh đăng trên trang web của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc năm 2018 cho thấy lực lượng này đang thử nghiệm pháo điện từ trên chiến hạm. Giới chuyên gia nhận định khẩu pháo điện từ này có khả năng phóng đầu đạn đủ mạnh để xuyên thủng chiến hạm đối phương.
Các tàu sân bay Trung Quốc cũng có thể được trang bị máy phát tuabin khí mới. Nếu không được cung cấp đủ năng lượng, hệ thống máy phóng điện từ trên tàu sân bay sẽ không thể hoạt động. Hiện chỉ duy nhất tàu sân bay hạt nhân lớp Gerald Ford của Mỹ được trang bị hệ thống máy phóng điện từ.
Trung Quốc đang chế tạo tàu sân bay thứ ba tại Thượng Hải, được cho có thể sử dụng năng lượng thông thường. Tuy nhiên, một số nguồn tin thân cận với PLA cho biết hải quân Trung Quốc rất muốn trang bị hệ thống máy phóng điện từ cho tàu sân bay mới.
Tàu sân bay Trung Quốc tập trận gần eo biển Đài Loan
Tàu sân bay Trung Quốc đi qua bờ biển phía Đông và phía Nam Đài Loan, nhằm thực hiện cuộc diễn tập quân sự.
Theo Cơ quan Phòng vệ Đài Loan, hôm 11/4 tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cùng 5 chiến hạm khác đi qua eo biển Miyako, nằm giữa quần đảo Miyako và Okinawa, Nhật Bản, hướng về phía Đông Bắc đảo Đài Loan.
Hôm 12/4, nhóm tàu sân bay tiếp tục di chuyển về phía Đông Đài Loan và sau đó vòng về phía Nam hòn đảo, để thực hiện tập trận quân sự.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. ( Ảnh: Fyjs)
Cơ quan Phòng vệ Đài Loan theo dõi chặt chẽ hoạt động của nhóm tàu sân bay trong suốt quá trình di chuyển.
Hôm 10/4, Đài Loan cũng cho biết, các máy bay ném bom H-6 và máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc tiếp tục thực hiện các cuộc tập trận ở vùng biển phía Tây Nam của hòn đảo này.
Ngay sau đó, hôm 10/4 tàu khu trục tên lửa dẫn đường của Mỹ cũng đi qua eo biển Đài Loan, trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục tập trận trong khu vực.
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, chiến hạm vừa đi qua eo biển Đài Loan là tàu khu trục mang tên lửa USS Barry thuộc lớp Arleigh Burke.
Video: Can canh tau san bay My cap cang Đa Nang
Tờ Newsweek hôm 9/4 đưa tin, Trung Quốc điều các tàu tên lửa Type 22 tới biển Hoa Đông để tham gia vào một cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài 4 ngày cuối tháng 3 vừa qua.
Theo Đài Bắc, động thái mới đây của Bắc Kinh chỉ rõ các hoạt động quân sự của nước này vẫn tiếp tục diễn ra ở khu vực và hầu như không bị hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Cuối năm ngoái, biên đội tàu sân bay lớp 001A - Sơn Đông của Trung Quốc cũng đi qua eo biển Đài Loan.
KÔNG ANH
Chỉ huy chiến hạm Trung Quốc bị cách ly Hạm trưởng Dư Tùng Thu cùng nhiều thành viên thủy thủ đoàn tàu hộ vệ tên lửa Thường Châu của Trung Quốc đang bị cách ly vì nghi nhiễm nCoV. "Hạm trưởng Dư Tùng Thu đang được cách ly tại nhà khách hạm đội sau khi rút ngắn kỳ nghỉ và trở về đơn vị hôm 29/1. Một nhóm thành viên thủy thủ...