Chiến đấu cơ Nga bay cách máy bay Mỹ 3m trên bầu trời Biển Đen
Giới chức Mỹ ngày 11/6 cho biết một chiến đấu cơ của Nga bay với tốc độ cao từng áp sát máy bay do thám của Không quân Mỹ trên không phận quốc tế ở Biển Đen. Hai chiếc phi cơ có lúc chỉ cách nhau khoảng 3m.
Hình minh họa (Ảnh: Wiki)
Vụ Giới chức Mỹ khẳng định, trong vụ việc xảy ra hôm 30/5, máy bay do thám của Không quân nước này đã không có những biện pháp lảng tránh trước động thái bất ngờ từ máy bay chiến đấu Nga.
Theo giới chức Mỹ, chiếc máy bay chiến đấu của Nga bay ở cùng độ cao với máy bay do thám của Mỹ. Sau đó, chiếc máy bay này dừng lại, áp sát máy bay của Mỹ chỉ khoảng 3 m để theo dõi các động thái trước khi rời khỏi khu vực.
Tuy nhiên, các thông tin cụ thể về vụ “va chạm” nêu trên vẫn chưa được cung cấp thêm, trong khi chưa rõ Lầu Năm Góc hay Bộ Ngoại giao Mỹ đã có phản ứng chính thức với phía Nga hay chưa.
Vụ việc trên diễn ra chỉ vài tuần sau một vụ “va chạm” khác giữa Mỹ và Nga trên bầu trời châu Âu.
Video đang HOT
Đó là khi máy bay RC-135 U của Không quân Mỹ đang trên đường làm nhiệm vụ tại không phận quốc tế đã bị máy bay Su-27 của Nga chặn lại.
Hồi đầu tháng này, Hải quân Mỹ cũng công bố đoạn video cho thấy các hành động bất thường của một chiếc Su-27 của quân đội Nga khi bay qua mạn bên phải của tàu khu trục USS Ross trên Biển Đen.
Giới chức Mỹ cho biết lý do tại sao thời gian qua có nhiều vụ “va chạm” là do quân đội Nga và quân đội NATO tiến hành nhiều hoạt động trên biển Đen và biển Baltic.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc rất quan ngại về vụ việc của hai máy bay nêu trên vì những hành động của phía Nga được cho là đã đe dọa tới an toàn của binh sĩ và máy bay của Mỹ.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Philippines muốn Mỹ cam kết mạnh mẽ hơn trong tranh chấp Biển Đông
Philippines đang tìm kiếm cam kết mạnh mẽ hơn từ Mỹ nhằm trợ giúp đồng minh, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines ngày 25/5 cho hay, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng trong các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin (Ảnh: Inquirer)
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin hôm qua cho biết ông sẽ gặp người đồng cấp Mỹ Ash Carter tại Hawaii vào ngày 27/5 để đề nghị một cam kết mạnh mẽ hơn.
"Tôi sẽ hỏi về quy mô sự trợ giúp mà họ có thể hỗ trợ chúng tôi, họ có thể làm gì để giúp chúng tôi vì ngay lúc này chúng ta đang bị chèn ép", ông Gazmin phát biểu trước báo giới tại một căn cứ hải quân ở phía nam Manila.
"Chúng tôi cảm thấy lo ngại về những gì đang xảy ra ở Biển Tây Philippines (Biển Đông). Tự do hàng hải, tự do bay đang bị gián đoạn tới nỗi thậm chí máy bay Mỹ bay qua không phận quốc tế cũng bị thách thức", Bộ trưởng Gazmin nhấn mạnh.
Một quan chức quân đội cấp cao của Philippines tiết lộ rằng ông Gazmin có thể đề nghị Washington cung cấp các máy bay đã qua sử dụng, tàu và các hệ thống radar ven biển.
Vào tuần tới, Bộ trưởng Gazmin sẽ tháp tùng Tổng thống Philippines Benigno Aquino trong chuyến thăm Nhật Bản kéo dài 3 ngày nhằm thảo luận căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông.
Ông Gazmin cho biết hai bên sẽ thảo luận việc chuyển giao các thiết bị quân sự của Nhật Bản cho Philippines nhằm tăng cường an ninh hàng hải.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên tuyên bố chủ quyền của các quốc gia trong khu vực, gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei.
Trung Quốc ngày 25/5 cho biết nước này đã gửi công hàm phản đối tới Mỹ về việc một máy bay do thám nước này gần đây bay qua các khu vực trên Biển Đông, trong cuộc tranh cãi ngoại giao vốn đang làm gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
An Bình
Theo Dantri
Máy bay Mỹ giám sát Biển Đông: "Chuyển trục" giờ mới bắt đầu? Mỹ bắt đầu điều máy bay do thám tối tân đến Biển Đông, đồng thời chia sẻ dữ liệu đó theo thời gian thực với Philippines. Thêm động thái của Mỹ với châu Á-Thái Bình Dương Theo tin ngày 26/2, Mỹ bắt đầu điều động máy bay do thám tối tân nhất P-8A Poseidon rời căn cứ ở Philippines để tuần tra trên...