Chiến đấu cơ JF-17 Pakistan vẫn bất bại sau trận không chiến với IAF
Vào ngày 27-2-2019, các lực lượng không quân Pakistan ( PAF) và không quân Ấn Độ ( IAF) đã có cuộc không chiến ác liệt ở vùng Kashmir đang tranh chấp.
Chiến đấu cơ JF-17 của PAF
Không quân Pakistan đã bắn hạ hai máy bay chiến đấu của Ấn Độ, giết chết một phi công và bắt giữ một người khác ở khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát.
“IAF đã vượt qua ‘Đường kiểm soát’. PAF đã bắn hạ hai máy bay Ấn Độ bên trong không phận Pakistan. Một trong những chiếc máy bay rơi ở bên trong Kashmir do Pakisstan kiểm soát, trong khi chiếc khác rơi ở Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Một phi công Ấn Độ bị quân đội Pakisstan bắt giữ”, phát ngôn viên quân đội Pakistan nói ngay sau kết thúc trận đấu kéo dài không lâu.
Video đang HOT
Ấn Độ sau đó xác nhận rằng, một trong những chiến đấu cơ của họ đã bị PAF bắn hạ, đồng thời cho biết, họ cũng đã hạ một chiếc F-16 của PAF trong quá trình giao chiến.
“Máy bay Pakistan được nhìn thấy bởi lực lượng mặt đất khi nó rơi từ trên không trung xuống phía Pakistan. Trong cuộc không chiến này, chúng tôi đã không may bị mất một chiếc MiG 21. Phi công bị mất tích khi đang làm nhiệm vụ”, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết trong một thông báo.
Tuy nhiên, Pakistan đã bác bỏ tuyên bố trên của IAF, chỉ ra rằng, họ không sử dụng F-16 để tham chiến, mà thay vào đó là các máy bay chiến đấu JF-17 do họ sản xuất trong nước.
“Tôi tự hào thông báo, tôi từng là giám đốc dự án cho chương trình ‘JF-17 Thunder’ do Pakistan và Trung Quốc cùng sản xuất. Hôm nay, những chiếc máy bay JF-17 đã nhắm mục tiêu và bắn hạ các máy bay Ấn Độ tiến vào không phận Pakistan”, tướng nghỉ hưu Marshall Shahid Latif nói trên phương tiện truyền thông xã hội hôm 7-3.
JF-17 cuối cùng đã chứng tỏ được khả năng của nó trong trận chiến khốc liệt ở Kashmir, vì những chiếc máy bay này được cho là đã bắn hạ thành công hai máy bay chiến đấu MiG của Ấn Độ.
Máy bay JF-17 được sản xuất trong nước để thay thế cho các máy bay chiến đấu Dassault Mirage III / 5 của PIF.
Hiện nay, PAF dự kiến sẽ giới thiệu 150 máy bay chiến đấu JF-17 khác trong ba năm tới, để tiếp tục thay thế các máy bay cũ trong kho vũ khí của quân đội Pakistan.
Theo Danviet
Mỹ tìm thông tin Pakistan sử dụng chiến đấu cơ F-16 bắn hạ máy bay Ấn Độ
Ngày 3/3, Mỹ cho biết sẽ xem xét liệu Pakistan có vi phạm các thỏa thuận bán thiết bị quân sự của Mỹ - vốn hạn chế cách thức Islamabad có thể sử dụng máy bay mua của Washington, trong bối cảnh có thông tin nói rằng quốc gia Nam Á này đã sử dụng máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ để bắn hạ máy bay chiến đấu của Ấn Độ.
Binh sĩ Ấn Độ điều tra bên chiếc máy bay của Không quân nước này bị rơi tại quận Budgam, cách thủ phủ Srinagar, bang Kashmir khoảng 30km ngày 27/2/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tuyên bố của Đại sứ quán Mỹ tại Islamabad, Washington đang xem xét các báo cáo về việc Pakistan đã sử dụng các máy bay F-16 để bắn hạ máy bay Ấn Độ cũng như đang tìm kiếm thêm thông tin về vụ việc. Một phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ nói: "Chúng tôi đã biết về những thông tin này và đang tìm kiếm thêm thông tin. Chúng tôi coi việc dùng sai mục đích các khí tài quân sự là rất nghiêm trọng". Tuy nhiên, Đại sứ quán Mỹ tại Islamabad nêu rõ Chính phủ Mỹ sẽ không đưa ra bình luận hoặc xác nhận các cuộc điều tra đang diễn ra.
Quan hệ giữa hai nước láng giềng Nam Á đã xấu đi nhanh chóng kể từ sau vụ đánh bom đẫm máu ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát hôm 14/2 làm 40 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Căng thẳng tiếp tục tăng cao sau khi hai bên có một loạt hành động quân sự trả đũa lẫn nhau như Ấn Độ không kích trại huấn luyện của nhóm khủng bố Jaish-e-Mohammad (JeM) ở khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát, chặn các máy bay chiến đấu của Pakistan vi phạm không phận và buộc các máy bay này phải quay đầu. Đáp lại, Không quân Pakistan tấn công các cơ sở quân sự của Ấn Độ, bắn rơi 2 máy bay và bắt giữ một phi công. Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã lập tức yêu cầu Islamabad đảm bảo an toàn và trao trả phi công này. Pakistan sau đó đã đóng cửa không phận, gây xáo trộn hàng nghìn chuyến bay trên thế giới trong 2 ngày liền.
Tuy nhiên, đến ngày 1/3, Pakistan đã mở cửa lại không phận và trao trả cho Ấn Độ phi công bị các lực lượng nước này bắt giữ. Động thái trên được coi là một "cử chỉ hòa bình" mà Islamabad đưa ra với nước láng giềng nhằm làm giảm căng thẳng, song hai bên vẫn duy trì trạng thái báo động cao.
Các tướng cấp cao của Hải quân, Lục quân và Không quân Ấn Độ khẳng định nước này đã bắn rơi một máy bay F-16 của Pakistan trong các trận không chiến diễn ra sau vụ tấn công ở khu vực Kashmir hôm 27/2. Người phát ngôn quân đội Pakistan đã bác bỏ cáo buộc trên của Ấn Độ, nhưng không nêu rõ loại máy bay mà nước này đã sử dụng.
Pakistan là khách hàng lâu năm mua các thiết bị quân sự của Mỹ, đặc biệt là sau năm 2001 khi Islamabad là đối tác chính của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.
Ngọc Hà (TTXVN)
Theo Tintuc
Căng thẳng leo thang, binh lính Ấn Độ, Pakistan đấu súng ở biên giới Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan đã nóng lên trong tuần này khi quân đội hai nước đã đối đầu nhau sau khi Không quân Ấn Độ tiến hành không kích xuống một sào huyệt khủng bố ở phần lãnh thổ do Pakistan kiểm soát ở vùng tranh chấp Kashmir. Một số nguồn tin cho biết, các binh lính Ấn Độ và...