Chiến đấu cơ Ấn Độ “sơ ý” đánh rơi bom xuống khu dân cư
Một chiến đấu cơ của không quân Ấn Độ (IAF) đã vô tình làm rơi năm quả bom xuống một khu dân cư của nước này.
Hãng tin ANI đưa tin vụ năm quả bom rơi xuống khu dân cư Ấn Độ trên Twitter. (Ảnh: Twitter)
Theo hãng tin ANI, năm quả bom đã rơi xuống khu vực thị trấn Gugdi, thuộc huyện Barmer của bang Rajasthan. Tuy nhiên, không có trường hợp thương vong nào được báo cáo.
Các nhân chứng cho hay nhiều ngôi nhà bị nứt và người ta có thể nghe tiếng nổ trong vòng bán kính 10 km. Sự cố xảy ra vào thời điểm khi Ấn Độ thắt chặt an ninh để tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Cộng hòa lần thứ 67, ngày Hiến pháp độc lập của nước này chính thức có hiệu lực (21-6-1950). Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra sự cố rơi bom xống khu dân cư như vậy. Hồi đầu tháng 7-2015, một máy bay chiến đấu Sukhoi Su-25 của Iraq đã đánh rơi một quả bom xuống khu vực phía đông Baghdad, làm ít nhất tám người thiệt mạng và 17 người khác bị thương.
Video đang HOT
Bảo Anh
Theo_PLO
Xây nhà chọc trời ở dưới... đáy biển
Aequorea là dự án phát triển và xây dựng những khu dân cư với những tòa nhà chọc trời của một nhóm kiến trúc sư người Bỉ. Điều đặc biệt trong thiết kế của dự án này là những ngôi nhà chọc trời được xây dưới đáy biển sâu, có khả năng tự cung cấp năng lượng, hướng tới mục đích bảo vệ môi trường trên các đại dương.
Phối cảnh dự án ở Rio de Janeiro
Di chuyển như tàu ngầm
Theo kế hoạch của dự án, những khu dân cư dưới nước Aequorea sẽ được nhóm kiến trúc sư thiết kế và xây dựng tại bờ biển của thành phố Rio de Janeiro (Brazil). Dự án nhằm mục đích tìm kiếm giải pháp bền vững cho biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, đặc biệt là sự nóng lên của Trái đất. Ngoài ra, dự án trên còn nhằm tái chế nhựa gây ô nhiễm đại dương và chuyển đổi các loại rác nổi trên mặt biển thành vật liệu xây dựng dành riêng cho công trình hàng hải.
Cùng với đó, Aequorea còn mang tới cho những dân cư sống trong nó một nền "văn minh dưới nước" hoàn toàn mới. "Ngôi làng" dưới nước này có thể chứa tới 20.000 nhân khẩu trong các tòa nhà cao tới 250 tầng dưới đáy biển sâu khoảng 1.000m. Ngoài các căn hộ, "ngôi làng" còn bao gồm cả khu văn phòng làm việc, nhà máy tái chế, các phòng thí nghiệm khoa học, trường học, khu thể thao và trang trại sinh thái...
Các kiến trúc sư chia sẻ, sau khi việc xây dựng hoàn thành, các hệ sinh thái biển xung quanh "ngôi làng" sẽ tiếp tục được phát triển. Kết hợp với quá trình vôi hóa tự nhiên trong lòng biển sâu và sử dụng canxi carbonat có trong thành phần nước biển, công trình sẽ tự tạo thành một bộ khung ngoài bảo vệ vững chắc. Kết cấu của công trình là cấu trúc xoắn của tháp siêu kháng với áp lực thủy tĩnh với thiết kế hình học 3D nên không tạo ra bất cứ cảm giác khó chịu nào cho dân cư sống bên trong.
Ngoài ra, vì "cổng làng" nằm trên bề mặt nước và được dẫn qua 4 bến du thuyền khác được kết nối với khu rừng ngập mặn nên "ngôi làng" có thể di chuyển được như tàu ngầm. Hơn nữa, dân cư ở đây sẽ không phải lo ngại trước những sự cố thiên nhiên như bão hay động đất bởi thiết kế độc đáo chống xoáy và nổi tự nhiên trong khi độ dày lớp ngoài bảo vệ của công trình được tăng dần từ trên xuống dưới.
Tự cung, tự cấp
Vấn đề quan trọng hàng đầu đối với người dân miền biển và hải đảo là nước ngọt. Để sản xuất nước ngọt dùng cho ăn uống, sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp... các nhà thiết kế sử dụng phương án tách muối từ nước biển qua một hệ thống màng lọc. Không khí sạch được cung cấp tự nhiên bằng hệ thống quạt gió hoặc oxy sẽ được cung cấp bởi các trạm điện phân nước biển.
Aequorea không sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt hoặc năng lượng hạt nhân... mà sử dụng năng lượng thu được nhờ các sinh vật cộng sinh có chứa luciferin phát ra ánh sáng thông qua quá trình ôxy hóa. Ngoài ra, năng lượng sẽ được lấy từ việc tái chế các chất hữu cơ hay thông qua quang hợp của thực vật phù du.
"Ngôi làng" dưới biển sẽ ưu tiên phát triển tảo, sinh vật phù du, động vật thân mềm giàu khoáng chất, protein và vitamin. Các rạn san hô sẽ được trồng trên ban công của tòa tháp tạo thành vườn ươm cho các loài thực vật và động vật thủy sinh cư ngụ. Bề mặt nổi sẽ là các khu nhà kính phát triển nông nghiệp hữu cơ, vườn cây ăn trái và trồng rau. Thậm chí, các nhà thiết kế còn có tham vọng xuất khẩu các sản phẩm thủy hải sản, nông nghiệp được sản xuất ở trong "ngôi làng" này.
Các nhà thiết kế dự án muốn nhắn nhủ thế giới đừng bao giờ quên: "Đại dương là lá phổi lớn nhất đối với hành tinh chúng ta, nơi cung cấp hơn 50% oxy cho Trái đất. Hãy cứu lấy các đại dương, đừng để nó ô nhiễm!".
Theo_An ninh thủ đô
Tỷ phú "đánh rơi" nhiều tiền nhất trong năm 2016 Tỷ phú Carlos Slim đã có một năm đầy "vận hạn" khi ông trở thành người "đánh rơi" nhiều tiền nhất trong số 400 tỷ phú giàu nhất thế giới. Năm 2015, không một tỷ phú nào mất nhiều tiền như "trùm" viễn thông người Mexico Carlos Slim. Giá cổ phiếu tập đoàn America Movil sụt 25% trong năm, do Chính phủ Mexico...