Chiêm ngưỡng xe tăng mạnh nhất Quân đội Hoàng gia Anh
Trang bị pháo 120mm L30A1 cực mạnh, phủ giáp bí ẩn, xe tăng Challenger 2 được xem là rùa thép mạnh nhất, hiện đại nhất Quân đội Hoàng gia Anh.
Trang bị pháo 120mm L30A1 cực mạnh, phủ giáp bí ẩn, xe tăng Challenger 2 được xem là “rùa thép” mạnh nhất, hiện đại nhất Quân đội Hoàng gia Anh.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger là một trong những dòng xe tăng tốt nhất thế giới cũng như của Quân đội Hoàng gia Anh hiện tại. Với các biến thể đầu tiên được Quân đội Anh đưa vào trang bị từ năm 1983 là Challenger 1 và sau này là biến thể hiện đại hóa Challenger 2.
Challenger 1 phục vụ đến năm 2001 thì được Quân đội Anh thay thế bằng những chiếc Challenger 2 với hàng loạt nâng cấp đáng kể nhất là việc trang bị lại pháo chính L30A1 120mm. Bên cạnh đó thiết kế tháp pháo của Challenger 2 cũng được thay đổi so với Challenger 1.
Trong ảnh là pháo thủ của xe tăng Challenger 2 với đạn chống tăng xuyên giáp APFSDS L26 với lõi uranium nghèo dành cho dòng xe tăng này.
Dù hỏa lực không phải thế mạnh của Challenger 2 nhưng pháo chính L30A1 120mm của nó vẫn giúp mẫu xe tăng này trở thành một trong 10 chiếc xe tăng tốt nhất thế giới. Ngoài việc được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến, Challenger 2 còn được tích hợp hàng loạt hệ thống điện tử hổ trợ tác chiến cho phép kíp xe hoạt động hiệu quả hơn, điển hình trong số đó là hệ thống ngắm cho phép chỉ huy xe và xạ thủ có thể quan sát cùng lúc một mục tiêu.
Việc sử dụng lại thiết kế pháo nòng xoắn 120mm trên Challenger 2 giúp Quân đội Anh tiếp tục sử dụng các loại đạn pháo 120mm vốn được Challenger 1 trước đây, bên cạnh đó là các loại đạn xuyên giáp APFSDS.
Video đang HOT
Ngoài pháo L30A1 120mm, Challenger 2 còn được trang bị súng máy đồng trục L94A1 7.62mm bên trái tháp pháo với tốc độ bắn 520-550 viên/phút, bên trên tháp pháo nó còn được tích hợp hệ thống vũ khí điều khiển tự động với một súng máy L37A2 7.62mm có thể điều khiển từ bên trong xe.
Cận cảnh tháp pháo của Challenger 2 với vị trị chỉ huy xe và xạ thủ.
Nếu hỏa lực không phải là thế mạnh của Challenger 2 thì hệ thống phòng vệ lại làm nên tên tuổi của dòng xe tăng này. Với hệ thống giáp bảo vệ Chobham thế hệ thứ hai, Challenger 2 gần như không thể bị xuyên thủng bởi các loại vũ khí chống tăng thông thường.
Điều này được chứng minh qua thành tích của Challenger 2 tại chiến trường Iraq khi một chiếc Challenger 2 từng hứng chịu hàng chục quả đạn RPG-7 trong một cuộc đọ súng tại thành phố Basra, Iraq. Tuy nhiên không phải vậy mà dòng xe tăng này bất bại trước các loại tên lửa chống tăng tiên tiến.
Để di chuyển cỗ xe tăng nặng 62,5 tấn, dài 8,3m, Vicker Defence Systems trang bị cho Challenger 2 động cơ diesel Perkins CV-12 TCA Condor công suất 1.200 mã lực cho phép di chuyển trên đường bằng phẳng với tốc độ 56km/h. Với thùng nhiên liệu sức chứa 1.592 lít đủ cung cấp cho Challenger 2 phạm vi chiến đấu 500km.
Ngoài Challenger 2, lực lượng tăng thiết giáp của Quân đội Anh còn sở hữu một số cái tên mới khác như xe bọc thép kháng mìn Cougar với biến thể dành cho Quân đội Anh hay xe chiến đấu bộ binh tương lai FRES SV.
Trong ảnh là xe bọc thép kháng mìn Cougar của Anh diễn tập bắn đạn thật trong đêm.
Nguyên mẫu xe chiến đấu bộ binh FRES SV được Quân đội Anh giới thiệu trong một triển lãm quốc phòng.
Dù các thông số kỹ thuật của FRES SV vẫn chưa được công bố nhưng ta có thể dễ dàng nhận thấy mẫu xe bọc thép này được trang bị hệ thống giáp bảo vệ modul đa lớp, điều chưa từng có đối với các dòng xe bọc thép trước đây của Quân đội Anh.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Tướng Iran tuyên bố chế tạo xe tăng mạnh ngang T-90
Tướng Iran bất ngờ đưa ra tuyên bố nước này đã phát triển và đưa vào sản xuất hàng loạt xe tăng Karrar mạnh ngang xe tăng T-90 của Nga.
Tướng Iran bất ngờ đưa ra tuyên bố nước này đã phát triển và đưa vào sản xuất hàng loạt xe tăng Karrar mạnh ngang xe tăng T-90 của Nga.
Tờ Army Recognition dẫn lời Chuẩn tướng Kioumars Heidari - Chỉ huy lực lượng Lục quân Iran cho hay, Iran đã đưa vào sản xuất hàng loạt dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới có tên gọi Karrar do nước này tự phát triển với các tính năng tương tự như xe tăng T-90 của Nga.
Thông tin trên được Chuẩn tướng Heidari tiết lộ với giới truyền thông Iran vào hôm 14/2 trong một cuộc họp báo tại Tehran, và những chiếc xe tăng Karrar đầu tiên đã được chuyển giao cho Lục quân Iran.
Giới tướng lĩnh Iran dường như đã không còn mặn mà với việc mua T-90 từ Nga thay vào đó là tự sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực trong nước.
Cũng theo vị tướng này, việc đưa vào trang bị xe tăng chiến đấu chủ lực Karrar là một phần trong kế hoạch tái vũ trang của Quân đội Iran trong thời gian sắp tới. Ngoài Karrar Iran cũng sẽ đưa vào trang bị xe tăng Zulfiqar cũng do nước này tự phát triển dựa trên xe tăng T-72 của Liên Xô.
Khi được hỏi về thành tựu phát triển các dòng xe tăng chiến đấu thế hệ mới của Lục quân Iran, Chuẩn tướng Heidari cho biết, Iran hoàn toàn có đủ khả năng tự phát triển các dòng xe tăng cũng như các phương tiện chiến đấu bọc thép hiện đại đủ sức đáp ứng mọi nhu cầu cho mọi cuộc chiến.
Trước đó vào đầu tháng hai Iran cũng từng tuyên bố rằng sẽ tự sản xuất một dòng xe tăng chiến đấu chủ lực mới với sức mạnh tương tự như những chiếc T-90 của Nga đang hoạt động Syria.
"Ngành công nghiệp quốc phòng Iran đang phát triển và chế tạo các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến dù có thể nó không có thể tốt bằng T-90 nhưng vẫn sở hữu sức mạnh chết người và Iran sẽ là một trong những nước sở hữu dòng xe tăng chiến đấu chủ lực tốt nhất thế giới", Bộ trưởng Quốc phòng Iran Chuẩn Tướng Hossein Dehqan cho biết.
Dù Tehran tuyên bố không muốn mua T-90 từ Nga nhưng xét cho cùng thì xe tăng do Iran tự chế tạo còn khá xa mới có thể bắt kịp công nghệ xe tăng do Nga phát triển.
Nhận xét của Bộ trưởng Dehqan được công bố ngay sau khi Tư lệnh lực lượng Lục quân Iran - Chuẩn Tướng Ahmad Reza Pourdastan tuyên bố Tehran không còn quan tâm tới việc mua xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 từ Nga và có kế hoạch tự sản xuất xe tăng riêng của nước này.
Theo Chuẩn tướng Pourdastan, Iran từng quan tâm đến việc mua các xe tăng chiến đấu mới từ Nga, nhưng kể từ khi nước này hoàn tất việc phát triển dòng xe tăng chiến đấu nội địa mới thì kế hoạch mua T-90 từ Nga bị hủy bỏ. Cũng theo ông này Iran hoàn toàn có đủ năng lực và công nghệ để tự sản xuất được một dòng xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Cận cảnh "báu vật" xe tăng T-72 Hungary tập trận với Mỹ Quân đội Hungary đã triển khai các xe tăng chủ lực T 72 hiện đại nhất của nước này tập trận chung với Mỹ trong tháng 10. Lực lượng xe tăng - thiết giáp Quân đội Hungary hiện có khoảng 700-800 phương tiện, nhưng trong đó chỉ có 32 xe tăng chủ lực T-72. Đó thực sự là "báu vật" của lực lượng...