Chiêm ngưỡng cây sanh “ngọa hổ tàng long” 30 tỷ đồng của đại gia Toàn đôla ở Phú Thọ
Cây sanh có dáng đầu hổ, mình rồng toát lên sự uy quyền, mạnh mẽ nên được đại gia Toàn đôla đặt tên là “ ngọa hổ tàng long”. Chủ tịch hội Sinh vật cảnh Đài Loan từng trả giá 1,4 triệu USD để sở hữu “siêu cây” quý hiếm này nhưng ông Toàn không bán.
Vườn cây trăm tỷ của đại gia Phú Thọ
Thời gian qua, vườn cây của ông Phan Văn Toàn (tên còn gọi Toàn đôla, tại TP. Việt Trì – tỉnh Phú Thọ) thường xuyên thu hút rất đông đoàn khách yêu cây từ khắp mọi miền đất nước đến tham quan, thưởng lãm.
Đại gia Toàn đôla nổi tiếng trong giới chơi cây bởi sự chịu chi và lòng đam mê cây hiếm có.
Bén duyên với thú chơi cây cảnh từ khá sớm, ông Toàn “đô la” sớm nổi lên trong giới chơi cây bởi sự chịu chi và lòng đam mê cây hiếm có. Khu gia trang của ông nằm ngay ở vị trí đắc địa của thành phố Việt Trì, trong đó quy tụ hàng trăm cây cảnh khác nhau, nhiều cây thuộc vào dạng quý hiếm, “có một, không hai”.
Cách đây vài năm, vườn cây của vị đại gia này gây xôn xao dư luận khi từng được định giá lên tới 300 tỷ đồng.
Giới chơi cây cảnh cả nước đều công nhận vườn cảnh của ông là “Vườn cây di sản” đầu tiên ở Việt Nam do sở hữu hàng loạt cây cảnh cực quý hiếm. Hiện tại Toàn “đô la” sở hữu đến 3 vườn cây, mỗi vườn có từ vài chục đến hàng trăm cây cảnh.
Vị đại gia sở hữu nhiều cây cảnh quý hiếm, trong đó cây có giá trị cao nhất lên đến trên 30 tỷ đồng
Tại khu gia trang nằm ngay vị trí đắc địa của thành phố Việt Trì, quy tụ hàng trăm cây cảnh khác nhau, nhiều cây thuộc vào dạng quý hiếm, “có một, không hai”. Đặc biệt, cây giá trị thấp nhất khoảng 50 triệu đồng, cao nhất lên đến trên 30 tỷ đồng và hàng loạt cây được công nhận là cây di sản của Việt Nam.
Bén duyên với thú chơi cây cảnh chỉ hơn 10 năm nay nhưng hiện khối tài sản riêng cây cảnh của Toàn “đô la” lên đến 300 tỷ đồng. Ông chia sẻ: “Ngày nào cũng trăn trở, cũng có mặt tại vườn cây để tỉa tót chăm sóc và ngắm. Rất nhiều cây do tôi sở hữu được chứng nhận là cây di sản, có tuổi thọ lên đến 600 năm. Để sở hữu những cây cảnh có giá trị và độc đáo, tôi phải săn lùng khắp mọi miền đất nước. Có những cây tôi “săn đón” 6 – 7 năm mới mua được”.
Cây sanh “nỏ thần” có tuổi đời trên 300 tuổi được đánh giá là cây sanh đầu bảng Việt Nam.
Năm 2014, Đại hội Sinh vật cảnh Châu Á đã bình chọn vườn nhà ông Toàn là Vườn cây xuất sắc nhất Đông Nam Á. Năm 2015, vườn cây tiếp tục được Liên Hiệp các hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Hội bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam công nhận là Vườn cây di sản đầu tiên tại Việt Nam.
Được biết, ông Toàn người nổi tiếng khắp nước, thậm chí được nhiều tổ chức, tạp chí trên thế giới vinh danh vì niềm đam mê cây cảnh cũng như sở hữu khối tài sản khổng lồ từ vườn cây.
Cây sanh “Ngọa hổ tàng long” và những “siêu cây” của vua chúa
Video đang HOT
Tất cả những cây cảnh có giá trị cao được ông Toàn sưu tập, săn lùng suốt nhiều năm nay. Đứng trước một cây sanh cổ, chủ nhân của tác phẩm cho biết, đây là cây sanh lá nhỏ hiếm có và có độ chuyển của thân uốn lượn xuống phía dưới rất ngoạn mục. Cây có giá trị khoảng 5 tỷ đồng.
“Siêu” cây sanh “Ngọa hổ tàng long” được biết đến là cây “quý”, có giá trị đắt đỏ bậc nhất hiện này
Cạnh đó là cây bằng lăng hình nấm có tuổi đời gần 300 năm, có xuất xứ từ cung đình Huế xưa. Cây hội đủ 3 tiêu chuẩn chung là cổ – kỳ – mỹ. Cây có chiều cao 1,3m, hoành thân 50cm với độ rộng của tán lên gần 2m.
Thân cây xù xì với nhiều u nần. Hàng chục cành nhỏ tạo thành bông tán hình nấm rất độc đáo. Phần gốc chỉ cao 50cm, phần ngọn là các cành mọc xung quanh tỏa đều bốn phía, tạo nên hình vòng cung.
Cây bằng lăng hình nấm có tuổi đời gần 300 năm
Theo ông Toàn, để có được cây bằng lăng thân to, ngắn có dáng như thế này cây phải được nghệ nhân xưa chăm sóc, uốn nắn từ khi mới trồng.
“Những cây vua, chúa ngày xưa chơi mua rất khó, hai vợ chồng tôi phải vất vả hàng tháng trời mới thuyết phục được người chủ ở Bình Định bán lại cho. Khi sở hữu được cây, tôi quyết định không bán mà giữ lại để chơi vì tôi luôn coi mình là người may mắn đã được các cụ thương tình giao lại tác phẩm quý cho mình.
Cây này tôi để chơi chứ không bán, còn nếu tính giá trị của cây cũng phải trên 2 tỷ đồng”, ông Toàn nói.
Theo đại gia Toàn đôla, cây bằng lăng hình nấm này có giá khoảng 2 tỷ đồng
Cách đây không lâu, vị đại gia Phú Thọ từng gây xôn xao dư luận khi tuyên bố đây là “cây duối đẹp nhất Việt Nam”. Được biết, ông Toàn mua cây này cách đây 10 năm với giá 3,7 tỷ đồng. Cạnh đó là cặp cây khế cổ được chứng nhận là “Cây di sản Việt Nam” có tuổi đời trên 200 năm, được đại gia đất Tổ mua từ cung đình Huế cách đây nhiều năm với giá trên 7 tỷ đồng.
Cặp khế được vua làm theo tích “tam cương ngũ thường” có nghĩa là: Đạo làm cha thì phải làm sao, đạo làm con thì phải làm sao và đạo làm trai phải làm như thế nào… Dáng thế trực, một cây khế chồng, một cây khế vợ.
Chủ nhân cũ của cặp khế cho biết, cây do đích thân vua Gia Long trồng và chăm sóc. Hiện giá trị của cặp khế này khoảng hơn 10 tỷ đồng.
Một cây khế cổ (ta) khác có tuổi đời khoảng 200 năm trong vườn nhà ông Toàn. Cây nổi bật bởi thân cổ kính, hình dáng đẹp tự nhiên, hiếm có. Theo ông Toàn, cây khế này vừa được mang đi triển lãm “Sinh vật cảnh” ở Ninh Bình, có người trả giá 11 tỷ đồng nhưng ông chưa đồng ý bán.
Chưa hết, tác phẩm “siêu” cây xanh “Ngọa hổ tàng long” được biết đến là cây “quý”, có giá trị đắt đỏ bậc nhất hiện nay. Cây có dáng đầu hổ, mình rồng toát lên sự uy quyền, mạnh mẽ.
Gốc cây to và nổi u cục
Ông Toàn cho biết, cách đây vài năm, Chủ tịch hội Sinh vật cảnh Đài Loan đã từng trả giá 1,4 triệu đô để sở hữu “siêu cây” quý hiếm này nhưng ông không đồng ý bán. Bên cạnh đó, cây tùng cổ La Hán được đánh giá là đẹp nhất Việt Nam, theo tích truyền lại, cây có tuổi đời khoảng 600 năm. Cây cao 4,5m, đường kính gốc khoảng 60cm, có dáng “độc trụ kình thiên – cây gậy chống trời”.
Cây tùng cổ La Hán được đánh giá là đẹp nhất Việt Nam, có tuổi đời khoảng 600 năm.
Cũng tại khu vườn, tác phẩm cây sanh “nỏ thần” có tuổi đời trên 300 tuổi. Đây được đánh giá là cây sanh đầu bảng Việt Nam. Cây có nguồn gốc xuất xứ từ cung đình Huế xưa, trước đây nghệ nhân này đã phải chi hơn 10 tỷ đồng mới sở hữu được “siêu cây” giá trị này.
Cây sanh cổ triệu USD, đại gia Việt muốn ghi danh bảo vật thế giới
Cây sanh lá móng quý hiếm nhất Việt Nam có tên "Cửu long tranh châu" có tuổi đời khoảng 200 năm được định giá hàng triệu đô la Mỹ
Gần đây giới chơi cây lại rộ lên một số tác phẩm cây cảnh nghệ thuật được chủ nhân hô giá 5 tỷ, 8 tỷ, 10 tỷ, thậm chí hơn 20 tỷ đồng. Nhiều người phải giật mình về giá của một số cây cảnh ở Việt Nam còn đắt hơn cả siêu xe ngoại, đắt ngang cả cổ vật. Những người am hiểu về cây cảnh nói rằng mức giá này không quá cao nếu nó thực sự có niên đại và mang những giá trị văn hóa lịch sử lâu đời.
Một cây cảnh đẹp về hình thể bố cục, giá trị thẩm mỹ, hấp dẫn, lôi cuối về ngôn ngữ tạo hình công phu độc đáo... có thể sẽ trở nên lạc hậu rất nhanh và rất dễ "đụng hàng" sau một thời gian sở hữu. Nhưng độ tuổi của cây, niên đại của những vật kèm theo nó, giá trị văn hóa lịch sử và nguồn gốc của nó sẽ không bao giờ lặp lại được, sáng tạo ra một phiên bản khác được. Đây là đặc tính của các cổ vật, báu vật và giá của nó sẽ ngày càng có xu hướng đắt đỏ hơn theo thời gian. Trong làng cây cảnh Việt Nam, một trong những tác phẩm cây cảnh nghệ thuật như vậy phải kể đến đầu tiên là tác phẩm sanh cổ "Cửu long tranh châu" của ông Bùi Văn Thái (Hoàng Mai, Hà Nội).
"Cửu long tranh châu" là một tác phẩm cây cảnh nghệ thuật thuộc dòng cây sanh cổ xuất hiện lần đầu tiên tại Triển lãm tại Triển lãm Sinh Vật Cảnh Việt Nam chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Dáng cây mô tả chín con rồng đang tranh nhau một viên ngọc. Tác phẩm này được coi là độc nhất vô nhị cả về tuổi đời của cây, lịch sử, sự bề thế và được xếp vào một trong 19 kỷ lục của Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
Tác phẩm có ý nghĩa mô tả chín con rồng tranh nhau viên ngọc với sự tưởng tượng phong phú của nghệ thuật tạo hình đặc sắc. Thế cây đã được các nhà sưu tập cây trong lịch sử tạo tác mà thành đến nay đã được các nghệ nhân phục dựng lại nguyên mẫu cho dù dáng thân không còn được nguyên vẹn như cách đây hàng chục thập kỷ nhưng về cơ bản bộ rễ vẫn giữ được thế cũ.
Nói về tác phẩm, giáo sư, tiến sĩ Trần Duy Quý - Phó chủ tịch Hội sinh vật cảnh Hà Nội cho biết trong suốt thời gian công tác, ông đi rất nhiều nước, lùng sục cây cảnh của các nước để thỏa mãn niềm đam mê nhưng chưa thấy ở đâu có tác phẩm xuất sắc như vậy. Theo tiến sĩ Trần Duy Quý, tác phẩm này hội tụ nhiều cái "nhất" mà các cây cảnh khác hiếm khi có được: Nó thuộc hàng những cây sanh cổ nhất, đây là cây sanh cổ có bộ rễ chu vi lớn nhất, cây sanh lá móng quý hiếm nhất Việt Nam, cây sanh có giá trị lịch sử.
Giáo sư, nhà sử học Lê Văn Lan, từng nhật xét tác phẩm "Cửu long tranh châu" là cây có một thời sinh trưởng ở gần gò Đống Đa nên rất có giá trị lịch sử.
Đến nay, tác phẩm sanh cổ "Cửu long tranh châu" trồng trong chậu có bộ rễ với chu vi 9,1m, dài 3,7m, ngang 2m và cao 1,9m. Chiều cao bộ rễ là 0,55m. Chiều cao cây là 3,2m. Nếu tính cả chậu, tổng chiều cao lên đến 3,7m. Tổ chức Kỷ lục Châu Á chính thức xác lập đây là "cây sanh cổ trồng chậu có chu vi bộ rễ lớn nhất Việt Nam" vào năm 2010. Anh Nguyễn Tuấn (Tuấn phạm) - nghệ nhân làm cây cảnh nổi tiếng ở đất Hà thành là người trực tiếp tạo bông tán, tay cành cho cây.
Theo kết quả giám định của bộ môn Dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội vào năm 2010, xét theo mẫu vật lấy tại cành cây Sanh này cho số tuổi khoảng 152 năm tuổi. Trên thực tế tuổi thọ của cây còn cao hơn nhiều, tuy nhiên qua năm tháng cây biến dị nên việc xác định chính xác số tuổi gặp rất nhiều khó khăn cho giới khoa học.
Hiện tại bộ rễ bện chặt vào đá, sụn sịn biến dị tuôn chảy như nhám thạch. Màu da của cây có màu gần giống với màu đá trơ trên các mỏm núi đá vôi ở Cao Nguyên Đá Đồng Văn, Hà Giang.
Điều đáng lưy ý, đây là loại sanh lá móng, một loại sanh quý được giới sành chơi cây cảnh nghệ thuật rất ưa thích bởi có nhiều ưu điểm như lá đẹp, mau dăm, thân u ục nần nù, quanh năm ra lộc và lộc có màu rất đẹp...
Tác phẩm Sanh "Cửu long tranh châu" được coi là tác phẩm nổi bật nhất trong Triển lãm Sinh Vật Cảnh Việt Nam lần thứ nhất năm 2010. Một số nhà nghiên cứu tiết lộ có những đại gia đã ngỏ ý với chủ sở hữu cây sanh này với giá hàng triệu USD.
Theo chủ nhân của tác phẩm "Cửu long tranh châu", sắp tới anh sẽ làm các thủ tục để cây được công nhận là bảo vật quốc gia không những của Việt Nam mà là bảo vật của thế giới.
Đại gia Hà Nội làm "dậy sóng" làng cây cảnh khi chi 24 tỷ đồng mua 2 cây sanh Chỉ trong vòng vài tháng, một nghệ nhân ở Hà Nội đã chi ra gần 24 tỷ đồng để sở hữu hai cây sanh nằm trong top10 cây sanh đẹp nhất Việt Nam Một cuộc chuyển nhượng siêu cây với giá 7,5 tỷ đồng làm "rung chuyển" làng cây giữa ông Chu Mạnh Hùng(còn gọi là Hùng xiếc, ở Sơn Tây) và anh...