Chiêm ngưỡng bộ sưu tập điếu cày “độc nhất vô nhị”, có chiếc được trả giá gần 40 triệu đồng
Bộ sưu tập gồm 30 chiếc điếu cày có hình dáng vô cùng đặc biệt với tạo hình các con vật như bọ cạp; rồng; rắn…
Chủ nhân của bộ sưu tập cho biết, anh từng được nhiều đại gia hỏi mua điếu với mức giá “khủng”, trong đó có chiếc được trả 40 triệu đồng nhưng anh không đồng ý bán.
Thú chơi điếu cày được biết đến là một thú chơi bình dân nhưng lại đòi hỏi ở người chơi sự tỉ mỉ, công phu trong từng chi tiết của sản phẩm. Không chỉ dành nhiều thời gian để tìm kiếm, săn lùng những mẫu điếu cày độc lạ, một số người người chơi còn tốn nhiều công sức trong việc tự tay tạo ra một sản phẩm điếu cày đúng theo mong muốn của mình.
Bắt đầu với niềm đam mê điếu cày từ năm 2018, sau hơn 1 năm tìm hiểu, đầu năm 2019 anh Nguyễn Hoàng Hải (Thái Nguyên) bắt đầu sở hữu cho mình những chiếc điếu đầu tiên trong bộ sưu tập. Anh Hải cho biết, lý do anh yêu thích sản phẩm này vì chúng được “thổi hồn”, biến hóa kỳ diệu từ những khúc tre/nứa đơn điệu, mộc mạc. “Nếu nhìn thấy những chiếc điếu của tôi từ lúc chưa thành hình, chắc ai cũng nghĩ nó chỉ là một thân cây tre nứa vứt đi” – Anh Hải vui vẻ chia sẻ.
Bộ sưu tập điếu cày gồm 30 chiếc có tổng giá trị lên tới hơn 200 triệu.
Giá trị một chiếc điếu cày phụ thuộc vào việc lựa chọn thân cây tre (hoặc nứa) loại bánh tẻ, vóc dáng vừa vặn, có ụ mắt đẹp.
Bộ sưu tập của anh Hải gồm 30 chiếc điếu, mỗi chiếc có hình dáng khác nhau được chạm khắc, tạo hình kỳ công. Để sở hữu được những “chiến binh” đặc biệt này, anh Hải không chỉ mất nhiều thời gian săn lùng khắp nơi mà còn tự mình lên ý tưởng, tìm kiếm nguyên vật liệu rồi chuyển cho nghệ nhân lành nghề tạo ra 1 chiếc điếu hoàn chỉnh, độc nhất theo đúng mong muốn của bản thân.
Quá trình tạo ra một chiếc điếu cày khó khăn nhất ở giai đoạn tìm nguyên vật liệu, anh Hải thậm chí phải lặn lội khắp các làng quê, tìm mua tận các huyện vùng sâu vùng xa. Tre nứa làm điếu phải đạt các yêu cầu về độ đẹp, hình dáng độc lạ, khác biệt… Chính những yếu tố này sẽ quyết định chiếc điếu cày khi ra thành phầm có hình thù như thế nào, và mức độ đắt đỏ của chiếc điếu cũng được định giá từ đây.
Cận cảnh chiếc điếu từng được một đại gia hỏi mua với giá gần 40 triệu đồng.
Ngoài ra, những chiếc điếu khác trong bộ sưu tập của anh Hải có giá dao động từ 5 – 20 triệu đồng/chiếc.
Video đang HOT
“Của không nặng bằng công”, săn lùng những khúc tre khúc nứa khó khăn nhưng đôi khi được chủ nhà cho không vì với người không sử dụng nó chỉ như một món đồ bỏ đi. Tuy vậy, quá trình tạo hình, điêu khắc điếu lại đòi hỏi người nghệ nhân sự tỉ mỉ và tập trung tuyệt đối. Với điếu cày bằng tre, người làm phải cạo sạch lớp cật tre bên ngoài, dùng giấy ráp đánh sạch sẽ sau đó cho điếu vào nồi luộc hơn 30 tiếng để xử lý hết chất hữu cơ tự nhiên trong thân tre, tránh mối mọt sau này.
Công đoạn cuối cùng là ngâm điếu trong nước bã rượu để khi sử dụng điếu cày “lên nước” chất lượng. Trong giới chơi điếu cày, một chiếc điếu “lên nước” càng nhiều hình thù hoa văn kỳ quái “độc nhất vô nhị”, chủ nhân càng được đánh giá là dân sành điệu về điếu. Chính vì vậy, ngoài yếu tố về ngoài hình, một chiếc điếu đảm bảo “lên nước” đẹp mắt có thể có giá lên tới hàng chục triệu đồng.
Từng đường nét hoa văn trên chiếc điếu đều được chạm khắc tinh xảo.
Bảo quản điếu cũng là quá trình đòi hỏi người chơi cần sự kiên nhẫn. Theo anh Hải, thời gian lau rửa, vệ sinh điếu mỗi ngày có thể lên tới 6 tiếng với nhiều công đoạn phức tạp.
Trong bộ sưu tập của mình, anh Hải sở hữu những “chiến binh” khủng thu hút sự chú ý của nhiều dân chơi điếu, đặc biệt có nhiều chiếc từng được đại gia hỏi mua với giá từ 20 – 40 triệu đồng/chiếc. Tuy vậy, anh Hải nhất định không bán vì điếu giống như những đứa con tinh thần của anh. Ngoài những chiếc điếu đắt đỏ, những chiếc điếu khác trong bộ sưu tập của anh Hải có giá dao động từ 5 – 20 triệu đồng/chiếc.
Thời gian tới, anh Hoàng Hải tiếp tục tìm kiếm thêm nhiều mẫu điếu độc lạ để bổ sung vào bộ sưu tập của mình, anh mong muốn mở một câu lạc bộ riêng là nơi trưng bày cũng như giao lưu với những người có chung sở thích kỳ lạ với điếu cày.
Choáng ngợp bộ sưu tập 1.200 chiếc đài cassette độc nhất vô nhị Việt Nam
Hơn 1200 chiếc đài radio cassette là hơn 1200 câu chuyện trong cuộc hành trình "săn lùng" đài cổ suốt 3 năm của anh Nguyễn Xuân Thủy (Long Biên, Hà Nội).
Giấc mơ lưu giữ thứ chất âm mộc mạc, mang những giá trị cổ xưa "sống lại" trong thế giới kỹ thuật số được anh hiện thực hóa kỳ diệu và vô cùng độc đáo.
Anh Nguyễn Xuân Thủy (50 tuổi) hiện đang làm thiết kế đồ họa tại Hà Nội. Với tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp, yêu âm nhạc, từ lâu anh Thủy luôn mong muốn được sở hữu một bộ đài radio cassette chất lượng, nguyên bản - thứ từng làm anh mất ăn mất ngủ trong suốt những năm tháng tuổi trẻ của thập niên 90.
Anh Nguyễn Xuân Thủy nổi tiếng trong giới chơi loa đài cổ với bộ sưu tập đài cassette "khủng" nhất nhì Việt Nam.
Anh Thủy nhớ về những ngày trẻ, anh và những người bạn cùng trang lứa ai cũng ao ước có được một chiếc radio cassette. Nhưng ngày đó, chiếc đài được coi là "vật báu" này có giá trị đắt đỏ tương đương với một mảnh đất (thời đó). Phải "oách" lắm, hoặc phải là con của cán bộ mới may mắn sở hữu một chiếc đài để giải trí; nghe nhạc; học ngoại ngữ...
Mãi cho đến một ngày đầu năm 2017, những ký ức ấy lại ùa về khi anh Thủy tình cờ nghe thấy trong quán cà phê 1 đoạn nhạc êm tai phát ra từ chiếc đài cassette cổ. Đó cũng là khoảnh khắc anh quyết định mình sẽ phải lưu lại thứ chất âm mộc mạc này.
Bắt đầu sưu tập đài radio cassette năm 2017, chỉ nửa năm sau đó anh Thủy sở hữu hơn 400 chiếc đài với rất nhiều công sức để tìm kiếm; đấu giá trên khắp các diễn đàn loa đài cổ. Đến tháng 6/2020, sau 3 năm sưu tầm, anh Thủy đang là chủ của hơn 1200 chiếc đài cassette với đủ loại hình dáng, màu sắc, thương hiệu và sự đa dạng về giá thành.
Cận cảnh dàn đài cassette độc nhất vộ nhị Việt Nam của anh Nguyễn Xuân Thủy:
Những chiếc radio cassette này được anh Thủy tìm mua từ 3 nguồn chính là: Rác thải điện tử (trong nước và quốc tế đặc biệt ở Campuchia); đấu giá trên các diễn đàn loa đài thế giới và tìm mua lại những chiếc đài cổ hoài niệm của người Việt Nam vẫn còn lưu giữ và sử dụng.
Thời gian đầu anh Thủy phải săn lùng khắp nơi, thậm chí không tiếc tiền bay sang tận Campuchia; Trung Quốc; Nhật bản và một số nước Châu Âu để thương thảo và tìm cách sở hữu chúng.
Kể về một cuộc "săn lùng" đáng nhớ nhất, anh Thủy chia sẻ: "Đó là một chiếc đài của người Việt Nam còn giữ lại. Hồi đó, tôi muốn trong bộ sưu tập của mình có một chiếc đài được sản xuất tại Việt Nam, sau đó tôi tình cờ được một người bạn giới thiệu người chú ở Đồng Nai, chú này từng là công nhân sản xuất đài trong xưởng nên còn giữ lại một chiếc làm kỷ niệm"
Để sở hữu chiếc đài này, anh Thủy từ Hà Nội phải lui tới nhà chú ở Đồng Nai 4 - 5 lần chú mới đồng ý nhượng lại với điều kiện nhất định không được bán lại cho ai. Chiếc đài này tuy không mang nhiều giá trị về vật chất, nhưng với anh Thủy nó luôn là một trong những chiếc đặc biệt nhất.
Về sau, anh Thủy xây đựng được mối quan hệ với những người cùng đam mê, có hệ thống "vệ tinh" ở nhiều tỉnh trên cả nước, liên kết với các vựa ve chai lớn... điều này giúp cho quá trình mua bán, trao đổi diễn ra dễ dàng hơn.
Tiêu chí chọn đài của anh Thủy gồm 3 yếu tố chính: Nhãn hiệu; thiết kế và mức độ quý hiếm. Anh đặc biệt ưu tiên với những chiếc đài có chất lượng âm thanh tốt, không chỉ với mục đích trưng bày mà còn có thể sử dụng tốt mỗi ngày.
Một chiếc đài cassette xuất sứ từ Nhật Bản được anh Thủy "độ" lại với chi tiết giấy dán biểu tượng đặc trưng của Hà Nội trên mặt trước của chiếc đài.
Trong ảnh là 3 chiếc đài xuất sứ Trung Quốc, anh Thủy tự hào giới thiệu đó là những chiếc cuối cùng còn lại trên thế giới, hiện anh cũng là người sở hữu bộ sưu tập đài Trung Quốc nhiều nhất thế giới.
Ngoài loa đài cổ, anh Thủy cũng là chủ nhân của nhiều chiếc băng cassette giá trị.
Bộ băng đĩa này được anh Thủy tình cờ mua được trong một chuyến du lịch Châu Âu.
"Tôi không phải người chơi thứ đắt tiền mà chỉ chú trọng vào cảm xúc. Đài cassette là một phần tuổi trẻ của tôi nên tôi cố gắng sở hữu càng nhiều càng tốt như một cách để trân trọng quá khứ. Không giới hạn về số lượng, đến khi nào hết tiền thì thôi" - Anh Thủy vui vẻ chia sẻ.
Giá thành của những chiếc đài trong bộ sưu tập vô cùng đa dạng. Dao động từ 20.000 - 40.000 đồng; 30 - 40 triệu đồng thậm chí là vài trăm triệu/chiếc.
Nếu như băng cassette được coi là "trái tim" của những chiếc đài cổ thì căn phòng nơi anh trưng bày những chiếc đài này cũng chính là "trái tim" ngôi nhà của anh. Việc sưu tập đài cassette giúp anh Thủy có những cảm nhận rõ hơn về một thời đã qua, đồng thời còn thỏa mãn mong ước đưa thứ âm thanh mộc mạc, cổ xưa được "sống lại" trong thế giới kỹ thuật số.
Choáng với bộ sưu tập khẩu trang kim cương "khủng" của các đại gia trên thế giới Dù đang phải chống dịch Covid-19, nhưng giới nhà giàu vẫn phải thể hiện đẳng cấp của mình qua những chiếc trang bằng vàng, đính kim cương hay chí ít cũng phải là hàng hiệu. Một cửa hàng trang sức ở Surat (Gujarat, Ấn Độ) - nơi được mệnh danh là thủ phủ kim cương vừa cho ra mắt những chiếc khẩu trang...