Chiếm đoạt 3.621 tỷ đồng, bị can Trịnh Văn Quyết mới khắc phục hơn 189 tỷ
Bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 3.621 tỷ đồng, đến nay bị can Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC) mới nộp khắc phục hậu quả số tiền hơn 189 tỷ đồng.
Theo cáo buộc, ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC, nguyên Chủ tịch Công ty CP Hàng không Tre Việt) là chủ mưu, chỉ đạo, hợp thức, sử dụng vốn góp khống của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên thành 4.300 tỷ đồng, bán hơn 391 triệu cổ phiếu ROS, chiếm đoạt hơn 3.621 tỷ đồng.
Về số tiền nộp khắc phục khắc quả, đến nay, các bị can và người liên quan đã tự nguyện nộp khắc phục hậu quả thiệt hại tổng số tiền hơn 195 tỷ đồng. Trong đó, ông Trịnh Văn Quyết nộp hơn 189 tỷ đồng.
Hai em gái của bị can Trịnh Văn Quyết là Trịnh Thị Thuý Nga (Kế toán tổng hợp Công ty CP Tập đoàn FLC; Thành viên HĐQT, kiêm Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán BOS) và Trịnh Thị Minh Huế (Kế toán tổng hợp Công ty CP Tập đoàn FLC) mỗi người nộp 100 triệu đồng.
Ông Trịnh Văn Quyết. Ảnh: Hoàng Hà
Bà Hương Trần Kiều Dung (cựu Phó Chủ tịch Thường trực Công ty CP Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty BOS) nộp 200 triệu đồng.
Bị can Nguyễn Thiện Phú (cựu Kế toán tổng hợp Công ty CP Tập đoàn FLC, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần xây dựng Faros) nộp hơn 260 triệu đồng; Nguyễn Thanh Bình (cựu Thành viên HĐQT, kiêm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn FLC) nộp hơn 2,6 tỷ đồng;
Ông Trần Thế Anh Phó (cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC, cựu Phó Tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng FLC Faros) nộp 1,1 tỷ đồng…
Cáo buộc cho rằng, các bị can trên trong quá trình điều tra, truy tố đã chủ động khắc phục, tác động để gia đình nộp tiền khắc phục hậu quả, nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự.
Video đang HOT
Ngoài ra, bị can Trịnh Văn Quyết và 2 người em được hưởng tình tiết giảm nhẹ, gia đình có công với cách mạng; bị can Trịnh Văn Quyết tham gia hoạt động thiện nguyện nên được xem xét hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự.
Bị can Nguyễn Thiện Phú, Lê Hải Trà (cựu Phó TGĐ Sở Giao dịch chứng khoán TP), Lê Thị Tuyết Hằng (cựu Giám đốc Phòng Giám sát giao dịch, nguyên Giám đốc Phòng Quản lý và Thẩm định niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM) tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong phát hiện tội phạm và trong quá trình giải quyết vụ án nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ, quy định tại điểm t, khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự.
Ông Lê Hải Trà có bố đẻ là liệt sĩ nên cũng được VKSND Tối cao cho rằng được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm x khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự.
Theo cáo trạng, 50 bị can đều không bị áp dụng tình tiết tăng nặng.
Tài sản bị kê biên
Trước đó, CQĐT đã thu giữ hơn 187 tỷ đồng là số tiền mà ông Trịnh Văn Quyết có được từ việc chuyển nhượng 40,59% cổ phần BAV; kê biên của bị can Trịnh Văn Quyết 3 thửa đất và tài sản gắn liền với đất tại Khu Đô thị mới Mỹ Đình II, Hà Nội. Trong đó 1 thửa có diện tích 799,6m2, 2 thửa còn lại đều có diện tích 199,9m2.
Đối với bị can Trịnh Thị Minh Huế, CQĐT đã kê biên 4 thửa đất và tài sản gắn liền với đất gồm: 158,3m2 nhà đất tại Khu đô thị Trung Hòa – Nhân chính, Hà Nội; 3 thửa đất tại Khu Đô thị mới Mỹ Đình II, Hà Nội (trong đó 2 thửa có diện tích 200 m2, 1 thửa có diện tích 125,3 m2).
Bị can Trịnh Thị Thúy Nga bị kê biên: 2 thửa đất và tài sản gắn liền với đất tại Khu Đô thị mới Mỹ Đình II, Hà Nội. Trong đó 1 thửa có diện tích 193,1m2; 1 thửa có diện tích 165m2.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có văn bản gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát, ngăn chặn giao dịch (khóa chiều ghi nợ) đối với tài khoản đứng tên các cá nhân, gồm: Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Thị Minh Huế, Hương Trần Kiều Dung và 45 cá nhân cho bà Huế mượn tài khoản chứng khoán/tài khoản ngân hàng.
CQĐT cũng có văn bảngửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị liên quan tạm dừng biến động (giao dịch chuyển nhượng mua, bán, cho, tặng, cầm cố, thế chấp…) đối với tài sản (bất động sản, cổ phần/ vốn góp, cổ phiếu…) đứng tên ông Trịnh Văn Quyết, bà Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga.
Hàng nghìn tỷ đồng liên quan cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã đi đâu?
Số tiền 2.578 tỷ đồng được các bị can rút tiền mặt cùng với tiền thu được từ bán cổ phiếu ROS cho nhóm tài khoản chứng khoán do Trịnh Thị Minh Huế (em gái ông Quyết) quản lý, sử dụng.
Trong kết luận điều tra bổ sung vụ án liên quan cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty CP Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an tiếp tục xác minh việc sử dụng tiền chiếm đoạt, thu lợi bất chính từ hành vi của các bị can để thu hồi, xác minh, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản đảm bảo thi hành án.
Theo điều tra, bị can Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo lập, ký khống hồ sơ góp vốn tại Công ty Cổ phần Xây dựng FLC FAROS nâng khống 3.102 tỷ đồng, tăng vốn từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng.
Sau đó, hợp thức hóa hồ sơ để cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán chấp nhận đăng ký. Từ đó, ông ta thực hiện hành vi lừa đảo và chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng.
Cơ quan công an niêm phong tang vật liên quan vụ án FLC.
Bên cạnh đó, từ ngày 26/5/2017-10/1/2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em gái và một số cá nhân mượn giấy tờ của 400 người thân trong gia đình, lập khống 20 công ty. Họ còn sử dụng danh nghĩa pháp nhân để mở 500 tài khoản chứng khoán.
Sau đó, ông Quyết sử dụng 190 tài khoản để thực hiện hành vi thao túng, thu lợi bất chính 723 tỷ đồng.
Kết quả điều tra đến nay xác định, sau khi thực hiện hành vi lừa đảo, Trịnh Văn Quyết sử dụng hơn 122 tỷ đồng để mua cổ phần của ba công ty thuộc hệ sinh thái FLC. Các doanh nghiệp này gồm: Công ty CP Hàng không Tre Việt (với gần 84 tỷ); hơn 29 tỷ vào Công ty Newland Holdings để mua cổ phần Công ty CP FLC Travel.
Bị can còn dùng hơn 9 tỷ đồng để mua cổ phần của Công ty CP Nông dược HAI và chuyển trên 36 tỷ đồng vào tài khoản của vợ và em gái Quyết để sử dụng. Trong đó chuyển cho vợ là bà Diệp 35,95 tỷ đồng; Trịnh Thị Minh Huế (em gái) 771 triệu đồng.
Ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị truy tố hai tội danh.
Cũng theo C01, ông Quyết còn chi gần 8 tỷ đồng để sửa chữa nhà biệt thự ở khu đô thị Mỹ Đình (Hà Nội). Còn lại gần 483 tỷ đồng tiếp tục được các bị can lưu giữ trong nhiều tài khoản chứng khoán do bà Huế quản lý, sử dụng thực hiện hành vi mua, bán chứng khoán.
Với số tiền bị cáo buộc thu lời bất chính do hành vi lừa đảo, Trịnh Văn Quyết đã nộp 181 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty CP Tập đoàn FLC và 5 công ty con, công ty liên kết với Tập đoàn FLC; đồng thời nộp 436 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng của các cá nhân để thanh toán, trả nợ vay...
"Số tiền còn lại là 2.578 tỷ đồng được rút tiền mặt cùng với tiền thu được từ bán cổ phiếu ROS cho nhóm tài khoản chứng khoán do Trịnh Thị Minh Huế quản lý, sử dụng và tiền bán chứng khoán khác", kết luận điều tra bổ sung nêu.
Số tiền này được sử dụng để nộp vào Công ty cổ phần Tập đoàn FLC và các công ty con, công ty liên kết đưa vào hoạt động kinh doanh. Một phần nộp vào nhóm tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng của các cá nhân, pháp nhân do Trịnh Thị Minh Huế quản lý, điều hành để mua bán chứng khoán; còn một phần dùng cho thanh toán cá nhân khác.
Theo kết luận điều tra, trong 50 bị can bị đề nghị truy tố thì có 11 người là em ruột và anh em, cháu trong họ hàng của Trịnh Văn Quyết.
Quá trình điều tra, ông Quyết biết rõ việc nâng khống vốn điều lệ của Công ty Faros để niêm yết cổ phiếu sau đó bán cho nhà đầu tư, chiếm đoạt tiền trái pháp luật. Song bị can vẫn thực hiện.
Ban đầu, ông Quyết thành khẩn khai báo và thừa nhận chỉ đạo em gái thực hiện hành vi thao túng chứng khoán. Đến khi bị khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người này thay đổi lời khai, không thừa nhận hành vi phạm tội và đổ lỗi cho em gái.
Truy tố cựu lãnh đạo HoSE vì giúp sức cho Trịnh Văn Quyết VKSND Tối cáo vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 50 bị can trong vụ thao túng thị trường chứng khoán liên quan đến Công ty CP Tập đoàn FLC. Trong đó có ông Trịnh Văn Quyết và Lê Hải Trà. Kết quả điều tra bổ sung trước đó cho rằng, từ ngày 26/5/2017- 10/1/2022, cựu Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn...