Chiếc cầu thang “thần thánh” dành riêng cho nhà phố chật hẹp: Gấp lại đơn giản, ngụy trang thành tác phẩm nghệ thuật treo tường chỉ trong vài giây
Klapster được thiết lập để có thể gấp lại và mở ra trong vòng vài giây và với lực sử dụng ở mức tối thiểu nhất. Hơn nữa khi gấp lại, thiết kế thông minh có thể dính chặt vào tường và trở thành một tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt.
Các đô thị đang phát triển nhanh chóng và diện tích nhà ở đang ngày càng giảm đi, khiến giá thuê và chi phí xây dựng tăng cao.
Giải pháp duy nhất là sáng tạo để tối ưu hóa không gian trong các không gian sống hiện tại. Nhưng làm thế nào điều này có thể thực hiện được mà không ảnh hưởng đến các yếu tố về tiêu chuẩn thiết kế.
Vậy thì dành cho những ai đang sống trong không gian nhà nhỏ một loại cầu thang tiện ích có tên gọi Klapster.
Klapster là loại cầu thang có thể gấp lại được, dính chặt vào tường do thiết kế thông minh của nó. Bằng cách này, Klapster cung cấp giải pháp tối ưu để sử dụng hiệu quả không gian sinh hoạt và tạo thêm không gian trống cho gia chủ.
Chiếc cầu thang Klapster. Nguồn video: In the know.
Klapster bao gồm hai bên tay bấu cầu thang và các bậc ở giữa, được nối với nhau bằng trục quay có hỗ trợ lò xo. Trục xoay tích hợp cho phép chuyển động xoay của các bậc linh hoạt theo một góc 90 độ. Nhờ đó cầu thang có thể được chuyển từ trạng thái mở sang tình trạng gấp hoàn toàn.
Klapster được thiết lập theo cách mà cầu thang có thể được gấp lại và mở ra trong vòng vài giây và với lực sử dụng ở mức tối thiểu nhất. Do đó, một người có thể tự thực hiện mà không có vấn đề gì. Hơn nữa khi gấp lại, thiết kế thông minh có thể dính chặt vào tường và không có bất cứ điểm hay chốt nào bị thừa ra.
Khi gấp lại, cả phần tay vịn cầu thang và bậc thang đều được sắp xếp trên một mặt phẳng trên tường. Do sự sắp xếp này, cầu thang có thể được gấp theo chiều dọc về phía tường mà không làm thay đổi chiều dài tổng thể. Điều này đảm bảo điều kiện không gian tối ưu nhất.
Chiếc cầu thang Klapster cũng có thêm các phần phụ kiện đi kèm như lan can để bảo vệ người sử dụng chống rơi, ngã từ trên cao. Phần tay vịn của cầu thang được lắp đơn giản vào các thanh giằng bên ngoài. Do đó, theo chuyển động gấp cầu thang mà tay vịn cũng sẽ không làm hạn chế hoạt động này.
Lan can này không chỉ đảm bảo việc đi lại được an toàn mà còn giúp vẻ ngoài của chiếc cầu thang thêm chỉn chu, hoàn hảo.
Ngoài ra để chống trượt, nhà sản xuất cũng cung cấp thêm tấm lá chống trượt tự dính ở dạng cắt được với kích thước 529×177mm. Tấm chống trượt có cấu trúc nhẹ, thoải mái cho đôi chân cả khi đi trần hoặc đi tất. Bề mặt đặc biệt của nó phù hợp với chiếc cầu thang và lớp chống trượt cũng đã được kiểm định.
Do đó, những người sống một mình cũng có thể dễ dàng lắp đặt và sử dụng Klapster mà không cần lo lắng hoặc vất vả với các thiết bị nội thất khó sử dụng.
Khi không sử dụng, Klapster được gập gọn lại đến nỗi nó trông giống như một tác phẩm nghệ thuật đơn giản, thú vị. Khi chủ nhà mở Klapster, nó ngay lập tức cấu hình lại thành một cầu thang kiểu dáng đẹp và dễ sử dụng.
Khi gấp gọn, cầu thang Klapster trở thành vật trang trí đẹp mắt trên tường.
Sản phẩm đang có sẵn ba kích thước cho bạn lựa chọn.
- Cầu thang Klapster dạng truyền thống: 82,5 triệu đồng.
- Cầu thang Klapster dạng mảnh: 57,7 triệu đồng.
- Cầu thang Klapster dạng siêu nhẹ: 42,6 triệu đồng.
Mẹo đơn giản phân biệt ngay lê Việt Nam và lê Trung Quốc chỉ qua mắt thường
Quả lê Trung Quốc to hơn, thường có màu xanh vàng, vỏ ngoài nhẵn đẹp, trong khi lê Việt Nam (hay còn gọi là quả mắc cọp) nhỏ hơn, vỏ sần sùi và màu tối hơn.
Quả lê Việt Nam hay thường được gọi với cái tên khác là mắc cọp là một trong những loại hoa quả có vị ngọt thanh mát, có tác dụng giải khát cho cơ thể nên được người tiêu dùng Việt ưa chuộng.
Đồng thời lê còn cung cấp thêm cả chất xơ, chống oxy hóa, vitamin C và K cùng các khoáng chất có lợi khác cho cơ thể và sức khỏe của con người.
Phân biệt lê Việt Nam và lê Trung Quốc
Quả lê có hai loại, một là loại vỏ xanh và một là loại có vỏ nâu, thường được trồng ở các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang. Nhiều người thường lầm tưởng lê bán quanh năm. Nhưng sự thật, lê Việt Nam chỉ có theo mùa.
Quả lê thường có hoa vào mùa xuân và thu hoạch vào mùa thu và với số lượng rất ít. Do hiếm và ít nên hầu hết các loại lê có mặt trên thị trường hiện nay đều là hàng Trung Quốc và có chứa chất bảo quản.
Ảnh minh họa.
Trong một số mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc, người ta tìm thấy hóa chất Endosulfan. Đây là hóa chất độc hại đứng thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn thế giới của Liên hợp quốc. Đây cũng là loại thuốc trừ sâu có độc tính cao. Khi tích tụ trong cơ thể có thể phá vỡ hệ nội tiết hoặc ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người, gây vô sinh.
Vì vậy người tiêu dùng Việt những năm gần đây đã loại bỏ lê ra khỏi danh mục thực phẩm của mình để tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên đây là loại quả có công dụng tốt lại thơm ngon nên đúng vào mùa lê Việt, các bà nội trợ nên áp dụng những mẹo dưới đây để chọn được những trái lê Việt 100%.
Phân biệt lê Trung Quốc và lê Hàn Quốc
Ngoài ra, nhiều người thường lẫn lộn giữa lê nâu của Trung Quốc với loại lê nâu của Hàn Quốc. Ngay cả những bà nội trợ đảm cũng khó phân biệt đâu là là Hàn đâu là lê Trung vì bề ngoài của hai loại lê này gần như giống nhau do cùng một giống.
Lợi dụng điều này, các địa chỉ bán hàng cũng nhanh tay trà trộn để gian dối kiếm lợi nhuận từ người tiêu dùng nếu bạn không tinh tường. Chính vì vậy, bạn có thể phân biệt nhanh hai loại lê này qua một số đặc điểm sau:
- Hình dạng quả:
Vì cùng là một giống lê nên lê Hàn Quốc và loại lê Hàn được trồng tại Trung Quốc có màu khá giống nhau. Vậy nên người mua sẽ khó phân biệt chúng qua màu sắc. Thay vì vậy bạn hãy nhìn hình dạng quả để nhận biết nhé.
Thông thường lê Hàn Quốc chuẩn có kích thước to hơn. 1 quả lê có trọng lượng dao động từ 600 đến 800 gram. So với lê "nhái" thì loại lê Hàn Quốc sẽ tròn hơn và bóng hơn.
Lê nâu Trung Quốc thường bày bán nhiều tại các chợ. Ảnh minh họa.
- Giá thành:
Giá thành cũng là một trong những tiêu chí giúp bạn phân biệt được lê Hàn Quốc trên thị trường. Theo đó, loại sản phẩm lê được trồng tại Trung Quốc được bán với mức giá rất rẻ. Có nơi bán với giá 89.000 đồng/kg thậm chí còn rẻ hơn. Và nó thường được đăng bán trên các trang mạng xã hội.
Còn lê Hàn Quốc chuẩn thì có giá dao động từ 200.000 đồng/kg thậm chí là 350.000 đồng/kg. Chúng thường được bán tại các cửa hàng trái cây nhập khẩu, hệ thống siêu thị lớn, uy tín.
Tuy nhiên, người mua không nên quá "dựa dẫm" vào mức giá để đưa ra nhận định. Bởi lẽ có nhiều điểm bán có thể đội giá trái cây để đánh vào tâm lý của khách hàng. Như thế bạn rất dễ bị "mua nhầm".
- Hương vị:
Một trong những cách hữu hiệu để bạn có thể tìm mua đúng lê Hàn Quốc là hãy nếm thử nó. Lê Hàn Quốc thường có vị ngọt đậm, giòn và thơm. Còn lê Trung Quốc sẽ có vị nhạt hơn, miếng lê không thực sự giòn mà có độ xốp. Và tất nhiên nó sẽ không có hương thơm đặc trưng của giống lê Hàn chuẩn.
Lê Hàn Quốc thường có vị ngọt đậm, giòn và thơm. Ảnh minh họa.
- Thời gian bảo quản:
Như đã đề cập, lê Trung Quốc có sử dụng hóa chất trong quá trình trồng và thu hoạch. Chính vì vậy, thời gian bảo quản của loại quả này thường rất lâu. Bạn có thể bảo quản nó trong hai tháng ở tủ lạnh mà không lo hư hại gì. Thậm chí thời gian này có thể kéo dài đến 5 tháng.
Còn lê Hàn Quốc chuẩn sẽ có thời gian bảo quản ngắn hơn. Thường thì sau 1 tuần trong tủ lạnh, lê dễ bị thối và chất lượng "suy giảm". Vậy nên hãy sử dụng lê trong vòng 3 đến 5 ngày sau khi mua để thưởng thức trọn vẹn vị ngon của nó nhé.
Ngoài việc phân biệt lê Việt Nam và Trung Quốc, các bà nội trợ còn nên lưu ý những điểm sau để an toàn khi ăn loại quả này:
- Nên mua lê vào đúng mùa, chín tự nhiên ăn sẽ ngon hơn so với lê trái mùa.
- Khi mua về, trước khi gọt, nên ngâm lê vào nước muối loãng tầm 30 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước và sử dụng bình thường.
- Để tránh mua phải loại lê kém chất lượng, nên chọn mua tại những địa chỉ uy tín, cửa hàng có thương hiệu hay tại các siêu thị lớn.
7 cách đơn giản giúp bạn giảm chi phí sinh hoạt hàng ngày Với những người có mức thu nhập không cao, 7 cách đơn giản này sẽ giúp bạn giảm được chi phí sinh hoạt xuống mức thấp nhất. Hiện nay, mức sống của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên cùng với đó là các chi phí sinh hoạt bị phát sinh rất nhiều. Chi phí sinh hoạt có...