Chia sẻ của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng với học sinh trường Việt Nam – Ba Lan
Sau những phút đầu ngại ngùng, học sinh trường Trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan đã gửi đến Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nhiều câu hỏi thú vị…
Ngày 25/11, gần 1000 em học sinh trường Trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan đã nghe Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng chia sẻ những kiến thức bổ ích trong cuộc “Hội thảo trong thời đại công nghệ 4.0″ do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức.
Thành lập tháng 3/1960, Trường Trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan được coi là biểu tượng của tình hữu nghị bền vững giữa hai quốc gia.
Biểu tượng này đặc biệt nổi bật trong thời điểm kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Ba Lan và Việt Nam.
Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Trường Trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan hôm nay đã và đang trở thành địa chỉ giáo dục tin cậy của nhiều phụ huynh tại Thủ đô.
Buổi Hội thảo: “ Khởi nghiệp trong thời đại các mạng công nghệ 4.0″ là cơ hội của học sinh “Trường Việt Nam – Ba Lan” được giao lưu với một trong những chuyên gia hàng đầu của Giáo dục Việt Nam – Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng.
Dù đã ngoài 80 tuổi, nhưng thầy Lân Dũng, với hơn 60 năm giảng dạy vẫn tràn đầy nhiệt huyết, chia sẻ với lớp lớp học sinh.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chia sẻ trong buổi Hội thảo tại trường Việt Nam – Ba Lan.
Bằng những câu chuyện “tai nghe mắt thấy”, chứng kiến sự thay đổi lớn lao mà cuộc cách mạng 4.0 mang lại; kinh nghiệm trong quá trình hoạt động khoa học của mình Giáo sư Nguyễn Lân Dũng muốn truyền lửa và giúp các em học sinh trường Trung học Phổ thông Việt Nam – Ba Lan trả lời được câu hỏi lớn nhất cuộc đời: Tôi sẽ trở thành ai và Tôi sẽ làm việc gì?
Câu hỏi: Học để làm gì? đã khơi gợi lên tinh thần tranh luận sôi nổi của các bạn học sinh. Nhiều câu trả lời được gửi về hội thảo như: Học để có một công việc tốt, học để báo hiếu thầy cô, cha mẹ…
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng kết luận bằng một câu – Học để trở thành người tự do: “Tôi năm nay đã 83 tuổi nhưng ngày nào tôi cũng học, học không ngừng nghỉ. Chỉ có học mình mới làm chủ được cuộc đời của mình. Khi bạn có tri thức bạn sẽ không phải lo lắng mình có làm được không? Mình có làm đúng hay không?
Vì thế lời khuyên của tôi dành cho các em là hãy học tập không ngừng nghỉ, tích cực trau dồi vốn sống, cải thiện ngoại ngữ của bản thân. Hãy làm chủ cuộc đời của mình”.
Cơ hội của các em khi bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 là gì, các em trước ngưỡng cửa cuộc đời sẽ gặp những thách thức gì…
Trong buổi hội thảo, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng đã giải đáp rất nhiều câu hỏi của các em học sinh.
Có em đã mạnh dạn hỏi thầy Nguyễn Lân Dũng rằng Bài học lớn nhất của Giáo sư để trở thành Giáo sư là gì.
Trước câu hỏi của em học sinh trường Việt Nam – Ba Lan, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chắc nịch: “Bài học lớn nhất của thầy chính là tự học”.
Bằng ý trí vượt khó, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã trở thành một trong những nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam.
Thầy Nguyễn Lân Dũng cũng là tấm gương lớn trong việc tự học ngoại ngữ để tiếp cận với tri thức nhân loại.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng trăn trở: “Các em phải tự hỏi bản thân mình tại sao có những người khuyết tật, những người ít học họ lại làm được và trở nên thành công còn mình lành lặn, được ăn học lại không được như họ?”.
Cô giáo Ngô Thị Mai Hương, Hiệu trưởng nhà trường tặng hoa Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.
Giáo sư cũng hy vọng thông qua buổi hội thảo ngày hôm nay các em học sinh sẽ tìm được cho mình câu trả lời lớn nhất trong đời: Học để làm gì?
Trong buổi hội thảo, nhiều em đã được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng ký tặng sách do thầy viết, những món quà ý nghĩa với các em.
Cuối buổi Hội thảo, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, cô giáo Ngô Thị Mai Hương đã bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã tổ chức một buổi hội thảo đầy ý nghĩa.
Video đang HOT
Một số hình ảnh buổi hội thảo (*):
Sau những phút đầu ngại ngùng, các em học sinh đã mạnh dạn đặt nhiều câu hỏi thú vị với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.
Gần 1000 em học sinh đã được lĩnh hội những kiến thức bổ ích.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã ký tặng các em học sinh sách do thầy viết.
Nhiều câu hỏi trước ngưỡng cửa cuộc đời của các em học sinh đã được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng giải đáp.
Nhiều em đã mạnh dạn bày tỏ ước mơ.
Món quà của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.
Học ngoại ngữ, lập trình để trở thành công dân toàn cầu thời đại 4.0
Hơn 1000 học sinh cùng các thầy cô giáo của Trường Trung học phổ thông Giáp Hải say sưa với từng câu chuyện, bài học qua lời kể của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.
Ngày 16/11, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với Trường Trung học phổ thông Giáp Hải tổ chức buổi hội thảo: "Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0".
Trong chặng đường 10 năm (2011 - 2020) hình thành và phát triển, Trường Trung học phổ thông Giáp Hải (xã Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang) đã tạo dựng được nhiều thành tựu nổi bật.
Đi lên từ những gian khó ngày đầu, hôm nay, ngôi trường đã có một diện mạo mới, khang trang, đồng bộ và đẹp vào hàng nhất tỉnh. Trường có 33 phòng học, 3 phòng máy vi tính, 2 phòng học thông minh, 2 phòng học ngoại ngữ, 3 phòng thực hành lý, hóa, sinh, 1 nhà đa chức năng, sân chơi, bãi tập,...
Đặc biệt, trường đã khẳng định được chất lượng giáo dục với những thành tích về học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc gia cũng như thành tích trong cuộc thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật.
Trường luôn đạt tập thể lao động tiên tiến xuất sắc, có 78 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó có 18 thạc sĩ, chiếm 29,5%. Trường có 06 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và 23 giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.
Nhà giáo Nhân dân - Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chia sẻ cùng học sinh về Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. (Ảnh: Trung Dũng)
Mở đầu hội thảo, bằng những tình cảm chân thành Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã hướng các em đến với truyền thống tôn sư trọng đạo:
"Sắp tới ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tôi thay mặt cho tất cả các em gửi lời tri ân, lời chúc mừng đến tất cả các thầy cô đang công tác tại Trường Trung học phổ thông Giáp Hải!".
Dù thời tiết có mưa, những câu chuyện của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng về cuộc cách mạng 4.0 khiến các em học sinh bất ngờ, hứng thú và say sưa lắng nghe.
Từng giai đoạn, từng mốc thời gian cụ thể, những thành tựu, phát minh vĩ đại trên thế giới được Giáo sư liệt kê cụ thể, chi tiết nhất.
Từng có cơ hội công tác, làm việc tại 30 quốc gia trên thế giới, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã mang những câu chuyện trải nghiệm của bản thân để các em học sinh hiểu rõ về thời đại công nghiệp 4.0.
Cuộc cách mạng 4.0, đó chính là sự xuất hiện của người máy trong tất cả các lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp, quân sự,...; là công nghệ In 3D ứng dụng trong xây dựng nhà ở, sản xuất ra 2000 linh kiện của chiếc máy bay Boeing; là trí tuệ nhân tạo AI, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, xe tự hành, công nghệ nano và công nghệ sinh học,...
Giương căng cánh buồm hướng tới mục tiêu của mình
Chúng ta được thừa hưởng những thành tựu vĩ đại của cuộc cách mạng 4.0 nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức, khó khăn.
Mối lo ngại về vấn đề sa thải công nhân, con người thất nghiệp khi robot thâm nhập sâu vào các lĩnh vực sản xuất được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đặt ra cho các em học sinh.
"Chúng ta phải làm gì để đối diện, vượt qua khó khăn đó, phải làm gì để thành công và tạo nên giá trị của bản thân?", Giáo sư đặt câu hỏi.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các em sẽ trở thành công dân toàn cầu. 3 điều kiện để trở thành công dân toàn cầu là sức khỏe, biết ít nhất một ngoại ngữ - tiếng Anh và có kiến thức về công nghệ thông tin.
Giáo sư nhắn nhủ rằng: "Các em hôm nay đang được hưởng một cuộc sống hạnh phúc, có điều kiện học tập tốt, còn có nhiều thời gian để học tập, vì vậy, khi còn là học sinh phổ thông, các em nên học ngoại ngữ, nên học về lập trình, công nghệ thông tin".
Là người biết 4 ngoại ngữ, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng khẳng định vai trò quan trọng của việc học ngoại ngữ, đó là chìa khóa giúp chúng ta phá vỡ giới hạn của tri thức, mang tới cơ hội học tập, trải nghiệm ở nước ngoài, ngoại ngữ phục vụ nghiên cứu khoa học, tìm kiếm kiến thức...
Một điều không kém phần quan trọng khi học sinh chuẩn bị hành trang bước vào thời đại 4.0 chính là sự lạc quan.
Cuộc sống mở ra vô vàn cơ hội, hãy đón nhận mọi thứ với một tâm thế lạc quan, vui vẻ, hạnh phúc. Lạc quan là suy nghĩ tích cực để mình làm việc thật tốt, vượt qua những giới hạn của bản thân, sống lạc quan là giương căng cánh buồm để hướng tới mục tiêu của mình.
Giáo sư Dũng cho biết: "Tôi luôn tâm niệm mình sống lạc quan. 18 tuổi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Khoa học, tôi được giữ lại trường và được phân dạy môn Vi sinh vật học - một môn học mới lạ, chưa có tài liệu nào, chưa có ai ở nước mình theo học.
Sau khi tìm nhiều cách không có kết quả, tôi đến xin lời khuyên của thầy Đặng Văn Ngữ, thầy cho tôi 3 lời khuyên là: Học ngoại ngữ, viết sách giáo khoa và nghiên cứu khoa học".
Gian nan không từ bỏ, cả ba việc thầy giáo khuyên, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đều thực hiện. Trong một năm, Giáo sư đã dịch được 2 cuốn sách nước ngoài, viết sách giáo khoa là tài liệu về môn vi sinh vật học đầu tiên được sử dụng trong các trường đại học và có công trình nghiên cứu khoa học.
Câu chuyện về sự lạc quan, tinh thần học tập của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã truyền cảm hứng đến với các thầy cô và các em học sinh.
Nói về hành trình khởi nghiệp thời đại cách mạng 4.0 là nói về những đức tính, kỹ năng quan trọng để các em vững vàng bước vào cuộc sống mới. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tiếp thêm ý chí, nghị lực và tinh thần học tập cho các em học sinh qua những câu chuyện về tấm gương vượt khó để thành công.
Đó là câu chuyện về anh Trịnh Xuân Mười dù học đến lớp 6 nhưng trở thành tỉ phú nhờ ý tưởng trồng cây Bơ thay cây muồng che bóng mát cho cây cà phê ở Tây Nguyên. Anh cũng là người mang giống bơ Úc về, giúp người nông dân thay đổi cuộc sống từ việc trồng bơ.
Câu chuyện về Lê Thị Thắm, dù không có hai tay nhưng đã tập viết bằng chân, đạt giải nhất viết chữ đẹp toàn tỉnh Thanh Hóa. Thắm còn thêu tranh cực đẹp.
Tấm gương em Trần Hồng Giang, dù liệt cả tay cả chân nhưng lại trở thành nhà thơ nổi tiếng, có khả năng đánh máy cực nhanh chỉ bằng nửa chiếc đũa ngậm ở miệng, trở thành diễn giả truyền cảm hứng tới bao người.
Học sinh vui vẻ giao lưu và chia sẻ cùng Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tại hội thảo (Ảnh: Trung Dũng)
Học tập là hành trình không có điểm dừng
Chia sẻ với các em học sinh Trường Trung học phổ thông Giáp Hải, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh: Học tập là hành trình không có điểm dừng. Bản thân Giáo sư đã 83 tuổi nhưng vẫn học mỗi ngày và đang thực hiện cuốn từ điển công nghệ sinh học.
Các em có thể học từ 5 người thầy trong cuộc đời mình. Đầu tiên là những thầy cô giáo của chúng ta.
"Mỗi năm đến ngày 20/11, tôi rất buồn, rất nhớ vì những thầy cô giáo dạy mình đã ra đi mãi mãi. Các em hôm nay hãy biết kính trọng, luôn biết ơn và dành tình cảm chân thành đến các thầy cô.", Giáo sư Dũng chia sẻ.
Người thầy thứ hai chính là bố mẹ các em, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, chỉ dạy cho các em bao điều, các em hãy luôn hiếu thảo với bố mẹ.
Người thầy thứ ba chính là những người bạn bởi việc học từ bạn bè xung quanh là vô cùng quan trọng.
Người thầy thứ tư là chính mình, bản thân các em phải là người tự rèn luyện, tự phấn đấu, tu dưỡng trên con đường tự học.
Người thầy cuối cùng được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chia sẻ là Google - kho tàng kiến thức rộng lớn ở mọi lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người.
Để khởi nghiệp thành công trong thời đại 4.0, các em cần học mọi lúc, mọi nơi, và học từ nhiều nguồn khác nhau.
Tại buổi hội thảo, Đỗ Thu Hà, học sinh lớp 12A2 đã chia sẻ: Em lo sợ việc mọi người sẽ không tiếp nhận suy nghĩ, mong ước của mình.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng khẳng định: "Bố mẹ, thầy cô và mọi người không thể thay em quyết định việc em sẽ trở thành ai. Bản thân em mới biết mình muốn gì, mình có thể đi tới đâu.
Hãy học tập là để trở thành người tự do, để tự chọn con đường của chính mình, độc lập và sống theo mục đích của bản thân. Sự tự do ấy trước hết là về tư tưởng, hãy tự quyết định mình sẽ trở thành người như thế nào".
Kết thúc buổi hội thảo, thầy giáo Nguyễn Văn Ninh - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Giáp Hải đã chia sẻ sự trân trọng, biết ơn đối với những chia sẻ ý nghĩa của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng. Đồng thời, thầy giáo cũng gửi lời chúc mừng đến Giáo sư nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Một số hình ảnh tại buổi hội thảo:
Chương trình tiết mục văn nghệ của học sinh mở đầu buổi hội thảo (Ảnh: Trung Dũng)
Hơn 1000 học sinh Trường Trung học phổ thông Giáp Hải tham gia buổi hội thảo.
Học sinh trường Trường Trung học phổ thông Giáp Hải say sưa với những bài học, câu chuyện về cách mạng công nghiệp 4.0 (Ảnh: Trung Dũng)
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng ký tặng sách cho các em học sinh (Ảnh: Trung Dũng)
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chụp ảnh lưu niệm cùng thầy cô giáo Trường Trung học phổ thông Giáp Hải (Ảnh: Trung Dũng)
Chuỗi Hội thảo "Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0" là một hoạt động ngoại khóa đặc biệt mà Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông trong cả nước tổ chức.
Với diễn giả đặc biệt là Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng, các cuộc hội thảo đã thu hút hàng chục ngàn lượt nghe của các cán bộ, giáo viên, học sinh các trường.
Trong khuôn khổ các buổi hội thảo, các em học sinh, sinh viên đã được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng hun đúc niềm đam mê khởi nghiệp trong thời đại mới, đầy thách thức nhưng cũng đầy cơ hội.
Hiện tại, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục tổ chức chuỗi Hội thảo: "Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0".
Mọi chi phí hội thảo do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam chi trả. Các nhà trường có thể đăng ký qua số điện thoại đường dây nóng: 0938.766.888 - 0243.5569666; 0243.5569777. Email: toasoan@giaoduc.net.vn.
Mọi chi phí tổ chức hội thảo đều do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam chi trả.
"Hôm nay em tự hào về trường, ngày mai trường tự hào về em" Thời tiết mưa, gió cũng không làm giảm sự chú ý lắng nghe, những ánh mắt chăm chú và những tràng vỗ tay không ngớt của thầy cô và học sinh trong buổi hội thảo. Hơn 1.300 học sinh và cán bộ, giáo viên Trường Trung học phổ thông Lạng Giang số 2, xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, đã...