Chỉ vì ăn 1 cây kem, một người phụ nữ 46 tuổi bị đau đầu dữ dội, xuất huyết não và có nguy cơ trở thành người thực vật
Mặc dù ăn kem mùa nào cũng ngon, đặc biệt vào mùa hè còn giúp giải nhiệt nhưng bạn có nghĩ nó có thể gây nguy hiểm?
Mới đây, một phụ nữ 46 tuổi ở Singapore bị đau đầu dữ dội sau khi ăn kem rồi rơi vào hôn mê do xuất huyết não, nhiều khả năng sẽ phải sống thực vật.
Theo các phương tiện truyền thông Singapore đưa tin, một bà nội trợ người Trung Quốc 46 tuổi tại nước này, tên Sun Hong, đã ăn một cây kem sau khi tắm vào ngày 30 tháng trước. Cô bắt đầu bị đau đầu dữ dội và thậm chí ngất xỉu trên giường nhà mình. Chồng cô đã gọi điện nhờ giúp đỡ. Anh nhớ lại tình hình lúc đó: ” Trước khi ngất xỉu, vợ tôi nói: ‘Đầu em như sắp nổ tung vậy’. Tôi thấy tình hình không ổn nên nhanh chóng gọi cấp cứu đưa vợ vào viện “.
Sau khi vào viện, bác sĩ xác nhận Sun Hong bị xuất huyết não, tuy nhiên, việc phẫu thuật tại vị trí xuất huyết rất khó khăn, chỉ có thể dựa vào nội khí quản và truyền dịch để duy trì các chức năng thể chất, hy vọng cô sẽ bình phục bằng ý chí cá nhân. Ngoài ra, Sun Hong không thể tự ăn uống, tiểu tiện và nói chuyện, chỉ có thể nháy mắt để giao tiếp với mọi người. Bác sĩ cho rằng trong trường hợp xấu nhất, Sun Hong sẽ trở thành người thực vật.
Chồng của Sun Hong tiết lộ rằng vợ anh luôn có sức khỏe tốt và không có bệnh di truyền. Hiện chi phí y tế trong nửa tháng sau khi nhập viện của Sun Hong đã lên tới hơn 40.000 SGD (đơn vị tiền tệ Singapore).
Ăn kem lạnh thực sự nguy hiểm?
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Sky Post (Hồng Kông), Lu Wenwei, một chuyên gia về thần kinh, giải thích “đau đầu do ăn kem” còn được gọi là “đau đầu do kích thích lạnh”, là một loại đau phổ biến khi thức ăn quá lạnh chạm vào hàm trên hoặc cổ họng của con người. Điều này là do các mạch máu sẽ nhanh chóng co lại và giãn nở (vì lạnh), chạm vào dây thần kinh sinh ba và truyền lên não, gây ra cơn đau. Loại đau này thường kéo dài từ 10 đến 30 phút ” và sau đó sẽ không có gì xảy ra cả “, ông Lu nói.
Tuy nhiên, bác sĩ Lu cũng nhắc nhở rằng khi người bệnh cao huyết áp ăn đồ ăn, thức uống quá lạnh như đá bào, kem thì ngoài đau đầu do co giãn mạch, trường hợp nặng có thể bị xuất huyết não do mạch máu “vỡ hạt”. Vì vậy, ông khuyến cáo khi ăn thực phẩm đông lạnh, nếu bạn thường xuyên gặp vấn đề “ nóng đầu” dai dẳng và nghiêm trọng thì nên tránh ăn.
Theo trang web của Ủy ban Y tế TP. Bắc Kinh (Trung Quốc), “đau đầu do ăn kem” có thể khiến mọi người cảm thấy đau nhói tức thì hoặc đau không thể chịu được ở vùng thái dương, trán hoặc vùng sau gáy. Vì vậy, khi ăn kem, dưa hấu đông lạnh và uống đồ uống lạnh không nên vội vàng quá, tốt nhất nên cho thức ăn vào miệng trước, để miệng tự điều chỉnh nhiệt độ, sau đó mới nhai và nuốt.
Nguồn và ảnh: SkyPost, Zaobao
Cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm
Hiện nay, ngày càng nhiều người đột quỵ. Vì vậy, các chuyên gia khuyên mọi người chủ động phòng ngừa đột quỵ từ sớm.
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ.
Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% trong số những người sống sót là có bình phục hoàn toàn.
Video đang HOT
Đột quỵ dẫn đến tử vong cao do không cấp cứ kịp thời (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ
Theo VTV PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh - Chuyên khoa tim mạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, trong đó phải kể đến các nguyên nhân chính sau:
Thiếu máu não cục bộ
Trường hợp này chiếm 80-85% số ca đột quỵ, thường xảy ra do động mạch não bị hẹp và tắc. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do có cục máu đông trong tim hoặc mạch máu bị xơ vữa và trôi lên não. Điều này cản trở lưu thông máu cung cấp lên não khiến tế bào não bị thiếu hụt oxy quá mức và bị chết đi. Các tế bào não bị chết sẽ ảnh hưởng đến vùng cơ thể mà nó chi phối, dẫn đến các hiện tượng như rối loạn tri giác, liệt tay chân, liệt mặt, nói ngọng...
Xuất huyết não
Xuất huyết não chiếm 15-20% các cơ đột quỵ não. Đây là trường hợp mạch máu não bị vỡ, kết quả là các chất phóng thích từ hồng cầu vỡ sẽ dẫn đến tổn thương não sau xuất huyết.
Xuất huyết não là một nguyên nhân dẫn đến đột quỵ (Ảnh minh họa)
Những người bị huyết áp cao đồng thời gặp phải chứng phình động mạch não hay mạch máu não bị dị dạng bẩm sinh thường có nhiều nguy cơ bị đột quỵ do xuất huyết não.
Bị bệnh cao huyết áp
Người mắc cao huyết áp đặc biệt có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người khác. Huyết áp cao làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp của những bệnh tim mạch nguy hiểm như: huyết áp cao, động mạch vành, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, suy tim, đột quỵ... Nhóm bệnh nhân bị huyết áp cao thường rơi vào những người mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu...
Ngoài 3 nguyên nhân chính nói trên cũng phải kể đến một vài yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ như: tuổi tác và lối sống không lành mạnh. Bên cạnh đó, người cao tuổi có sức khỏe kém dễ bị đột quỵ hơn người trẻ.
Tại sao nên sớm phòng ngừa đột quỵ?
Các chuyên gia khuyên chúng ta nên phòng đột quỵ từ sớm bởi những nguyên nhân:
Gây tử vong
Đột quỵ thường xảy ra bất ngờ, không có dấu hiệu báo trước và có khiến một người đột quỵ tử vong chỉ trong vài phút. Theo một số thống kê, đây là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 thế giới chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch.
Di chứng tàn tật lâu dài
Ảnh minh họa
Vì một bên não bị tổn thương trong cơn đột quỵ nên những cơ quan do vùng não đó điều khiển cũng sẽ bị ảnh hưởng để lại di chứng tàn tật lâu dài. Những di chứng đột quỵ phổ biến nhất là: Liệt nửa người, méo miệng, mất ngôn ngữ, suy giảm nhận thức... Nếu gặp di chứng này, bệnh nhân có thể phải phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc. Như vậy, đột quỵ không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người bệnh mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến gia đình và người thân.
Giảm tuổi thọ
Đột quỵ ảnh hưởng đến sức khỏe toàn trạng của người bệnh. Những tháng ngày phải đối mặt với bệnh tật dễ khiến tinh thần người bệnh xuống dốc, thậm chí trầm cảm Những tiêu cực về thể chất lẫn tinh thần dần dần khiến họ giam tuổi thọ và già đi hơn so với số tuổi.
Cách phòng ngừa đột quỵ
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu... Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
Các thực phẩm giúp phòng tránh đột quỵ (Ảnh minh họa)
Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc
Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ
Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh
Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường
Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành...
Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.
Giữ ấm cơ thể
Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.
Không hút thuốc lá
Ảnh minh họa
Hút là là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2 - 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.
Hạn chế uống bia, rượu
Thay vì thường xuyên sử dụng rượu, bia với nồng độ cao, bạn nên uống rượu vang đỏ với một lượng vừa phải (khoảng 1 ly nhỏ mỗi ngày). Rượu vang đỏ có chứa resveratrol, giúp bảo vệ tim và não.
Mùa hè đến, mẹ có nên cho con ăn kem hay không? 9 hiểu lầm các mẹ dễ mắc phải khi chăm con trong mùa hè Mùa hè đến rồi, nhiều mẹ cảm thấy băn khoăn không biết có nên cho con ăn kem hay không. Họ sợ con có thể bị đau họng hoặc cảm lạnh sau khi ăn kem. Đối với những người lần đầu làm mẹ, họ luôn có những băn khoăn, thắc mắc nhất định khi chăm con. Hãy cùng lắng nghe giải đáp về...