Chỉ từ 130k, mẹ đảm Sài Gòn sắm sửa mỗi bữa cơm đều như đãi tiệc với các món bổ dưỡng, đẹp mắt cho gia đình 6 thành viên
Trong bữa cơm gồm những món gì, mặn nhạt đắt rẻ ra sao chị đều có sự sắp xếp, kết hợp xen kẽ với nhau như một công thức để bữa ăn nào cũng đảm bảo tiêu chí ngon, bổ, đủ chất mà vẫn tiết kiệm.
Là kế toán cho một khách sạn 4 sao, công việc của chị Bích Vân rất bận rộn song không bởi vậy mà chị quên đi trọng trách nội trợ của người phụ nữ, người vợ trong gia đình.
Với chị, không gì quan trọng bằng mâm cơm cuối ngày để cả nhà ngồi sum vầy, quây quần bên nhau sau một ngày dài làm việc, học tập vất vả.
Nhà chị Vân có 6 thành viên, 3 người lớn, 3 trẻ nhỏ. Ban ngày vợ chồng chị đi làm, các con ở nhà được bà ngoại nấu nướng, chăm ăn. Cuối tuần được nghỉ chị sẽ dành thời gian vào bếp nấu những món ngon đổi bữa cho gia đình.
Với chị Vân, không gì quan trọng bằng bữa cơm gia đình nên mỗi khi có thời gian chị lại vào bếp nấu món ngon để cả nhà quây quần thưởng thức
Cuối tuần được nghỉ chị sẽ dành thời gian vào bếp nấu những món sở trường của mình
“Cả hai vợ chồng mình đi làm về muộn. Thường mình về nhà lúc 6h30, anh xã thì tầm 7h. Lúc này bà ngoại với các cháu đã ăn uống xong, còn lại mình nấu để 2 vợ chồng ăn. Nếu hôm nào công việc xong sớm mình sẽ tranh thủ về để kịp nấu ăn cho cả nhà. Chi phí một bữa cơm gồm đầy đủ các thành viên gia đình của nhà mình rơi vào khoảng 130k tới 200k. Hôm nào chỉ có 2 vợ chồng ăn thì chỉ tiêu hết tầm 80k đến 120k”, chị Vân kể.
Chi phí một bữa cơm gồm đầy đủ các thành viên gia đình của nhà mình rơi vào khoảng 130k tới 200k
Video đang HOT
Chị Vân cho hay, vì công việc không có nhiều thời gian rảnh nên cuối tuần được nghỉ chị sẽ đi siêu thị gần nhà lựa chọn thực phẩm đủ ăn trong tuần về sơ chế qua, chia từng phần bỏ tủ lạnh. Những ngày trong tuần 4 bà cháu ở nhà mang nấu rất tiện. Chỉ những thực phẩm trong siêu thị không có hoặc chất lượng không đáp ứng được như nhu cầu mong muốn chị mới ra chợ mua như cua sống xay tươi, rau thơm,…
Nói về bí quyết chi tiêu nội trợ để tiết kiệm của mình, chị Vân kể khi mua sắm thực phẩm, chị luôn hình dung sẵn thực đơn cho từng bữa trong tuần. Chị chỉ mua với số lượng vừa đủ, đặc biệt chị dự tính rõ ràng với định mức chi tiêu cụ thể từ 200k đổ lại. Trong bữa cơm gồm những món gì, mặn nhạt đắt rẻ ra sao chị đều có sự sắp xếp, kết hợp xen kẽ với nhau như một công thức để bữa ăn nào cũng đảm bảo tiêu chí ngon, bổ, đủ chất mà vẫn tiết kiệm.
Canh đâu hu he thịt băm: Đậu hũ non 10k, hẹ 3k, thịt bằm 10k., thịt kho tiêu 2 lạng 30k. Thịt ba rọi chiên mắm 3 lạng 60k, rau muông 5k
Thịt xay 2 lạng 20k. Đâu hu non 10k, 1 củ cà rôt nhỏ 3k cho món thịt bằm xôt đậu hũ non . Cải thìa xào 5k, cải bẹ xanh 5k nâu thịt bằm 10k cho món canh. Xoài 20k
Ba rọi chiên muối sả: Ba rọi 3 lạng và sả 60k. Rau muống 5k. Canh mông tơi nấu nghêu nghêu 20k, mồng tơi 5k.
Gà ta hấp muối sả nưa con 70. 000, lòng gà 10. 000, 2 bộ rau cải ngọt 5000, canh đậu hũ hẹ 10. 000 cho đậu hũ,3000 hẹ,10. 000 thịt xay. 1 lạng chả chiên rim mắm 13. 000
Côt lết 3 lạng 60.000. Canh chua cá ba sa 60.000 cho 30.000 cá và 30.000 các loại rau nêm. Trưng rim mắm 10.000. Cá bông kho tộ 60.000 cho 4 lang cá bông. Đâu đua xào thịt bò tầm 30.000 cho cả đâu đua và thịt bò. Xoài 30.000
Đâu que xào thịt bò 35.000. Thịt bò xào cải thìa 30.000. Canh cua cà pháo 60.000, thịt luôc trưng luôc 50.000. Dứa 15.000
“1 bữa cơm của nhà mình luôn phải có đủ 2 món chính, thêm 2 món món phụ đê tiêt kiêm. Ví dụ đồ ăn mặn ngon và giá thành đắt đỏ hơn chút như gà ta, sườn non, tôm tươi thì mình chỉ nấu thêm món canh và rau luôc đơn giản. Còn nêu hôm nào nấu món canh và món xào tốn kém rồi thì món mặn mình chỉ chọn nấu những món nhẹ nhang, đơn giản như thịt luôc, chả chiên, chả lụa, cá chiên, cá kho, trưng chiên.
Lòng dồi 30.000. Trứng xào 10.000. Rau xào thịt bò 30.000. Rau ngót thịt bằm 15.000, nhãn 20.000. Cà pháo 5.000
Cá thu 100.000. Thịt bằm đậu hũ tầm 40.000. Cần nươc 10.000 xào thịt bò 25.000. Canh đậu hũ khoảng 20.000. Dưa cải chua 5.000
Trái cây cũng theo đó mà mua cho tiêt kiêm. Nêu hôm nào tiền thức ăn hết ít, mình sẽ mua loại hoa quả tráng miệng cao cấp hơn như măng cụt, nhãn tiêu. Ngược lại nêu chi tiêu vào thức ăn nhiều rồi thì mình sẽ lựa mua hoa quả rẻ như trái thơm, chôm chôm, chuối, ổi.
Đặc biệt, trong quá trình trình bày mâm cơm, mình cũng lưu ý sắp xếp sao cho đẹp mắt, màu sắc thức ăn hấp dẫn để kích thích vị giác của các thành viên gia đình”, chị Hân chia sẻ.
Giá thịt lợn trong nước cao, người nội trợ chuyển hướng dùng hàng ngoại nhập
Trong bối cảnh giá thịt lợn trong nước vẫn ở ngưỡng cao, nhiều gia đình lựa chọn thịt lợn nhập khẩu là giải pháp tình thế cho bữa cơm hàng ngày...
Giá thịt lợn trong nước vẫn ở ngưỡng cao. Ảnh: Bảo Loan
Thịt nạc nọng xấp xỉ 410.000 đồng/kg
Mặc dù vấn đề thịt lợn được Chính phủ quan tâm và có những chỉ đạo rất "sát sườn" nhưng theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, giá thịt lợn trong nước vẫn đang ở ngưỡng rất cao. Đặc biệt là thịt lợn được phân phối tại các siêu thị, hệ thống siêu thị. Đơn cử như thịt lợn được phân phối bởi nhãn hiệu Meat Deli. Tại khu vực phía Bắc, Meat Deli có giá từ 136.000 - 410.690 đồng/kg. Một số mặt hàng luôn giữ ở mức hơn 200.000 đồng/kg như: Móng giò 220.990 đồng/kg, đuôi lợn 240.390 đồng/kg, sụn 300.990 đồng/kg, thăn sườn 280.990 đồng/kg, ba chỉ 270.490 đồng/kg và nạc nọng lợn luôn giữ mức giá cao nhất, 410.690 đồng/kg.
Tại các chợ truyền thống trên địa bàn Thủ đô, giá thịt lợn sấn các loại cũng dao động từ 150.000 - 180.000 đồng/kg tùy loại. Giá giò lợn, chả lợn cũng ở mức khá cao, dao động từ 195.000 - 210.000 đồng/kg.
Lý giải về mức giá thịt lợn trong nước ở ngưỡng cao, đại diện Bộ Công thương cho biết do nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố tác động. Đầu tiên là thói quen của người tiêu dùng. Mặc dù giá thịt gia cầm đang rất rẻ nhưng người dân vẫn lựa chọn thịt lợn. Có thể nói, người tiêu dùng chấp nhận mức giá bị đội lên khi đã qua các khâu trung gian. Thứ hai, do quy luật cung cầu, mà ở đây là nguồn cung thiếu. Thứ ba, giá thức ăn chăn nuôi và các loại chi phí cho phòng dịch lại tăng cao. Trong khi đó, việc tái đàn để bổ sung nguồn cung cho thị trường vẫn chưa được như ý, do nhiều địa phương vẫn chưa công bố hết dịch tả lợn châu Phi.
Bộ Công thương thừa nhận, giá thịt lợn ở ngưỡng cao không chỉ ảnh hưởng đến đời sống người dân, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, mà xét ở mặt vĩ mô còn ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng trong nước và thậm chí là cả việc cân đối nền kinh tế nói chung.
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), tính đến hết tháng 4/2020, tổng đàn lợn cả nước đạt 24,89 triệu con, tương đương 80,3% so với tổng đàn lợn trước khi có dịch tả lợn châu Phi (khoảng 31 triệu con năm 2018), tăng trưởng bình quân 5,78%/tháng.
Hiện nay, đàn nái cả nước đạt gần 2,86 triệu con, tăng gần 5% so với tháng 12/2019, đạt 98% so với kế hoạch quý 2/2020. Ngoài ra, cả nước có 64.042 con lợn đực giống, đủ để sản xuất tinh và phối giống cho tổng đàn nái. Riêng tại Hà Nội, tổng đàn lợn trên toàn địa bàn thành phố có gần 1,2 triệu con.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, Việt Nam đã phục hồi được khoảng 80,3% tổng đàn lợn so với thời điểm trước khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi. Trong tháng 5/2020, Bộ NN&PTNT sẽ hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi giai đoạn 2020-2025" để hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh công tác tái đàn. Đồng thời, phối hợp với các bộ ngành liên quan để có chính sách về tiền vay, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng, tái đàn, tiến tới ổn định nguồn cung cho thị trường thịt lợn.
Người dân dần chấp nhận thịt lợn nhập khẩu
Giá thịt lợn tăng quá cao khiến người tiêu dùng lo lắng.
Trong bối cảnh giá thịt lợn trong nước không "hạ nhiệt", nhiều người dân lựa chọn thịt nhập khẩu để đảm bảo dinh dưỡng trong bữa cơm gia đình. Chị Trần Thị Thuận (34 tuổi, ở La Dương, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội) cho biết: "Trong thời gian đầu của dịch COVID-19, giá thịt lợn trong nước vẫn ở mức cao, tôi cũng thay thế thịt lợn bằng các nguồn thực phẩm tươi sống khác như thịt gà, vịt, ngan, thủy hải sản. Những mặt hàng này có giá rất hợp túi tiền và giá không tăng vọt như thịt lợn. Tuy nhiên, khi tiếp cận những thông tin về thịt lợn nhập khẩu và sử dụng thử, tôi dần chấp nhận thịt lợn nhập khẩu là một giải pháp thay thế thịt lợn trong nước".
Theo chị Thuận, thịt lợn nhập khẩu có giá rẻ một nửa so với giá thịt lợn trong nước. Trong khi đó, chất lượng không hề thua kém thịt lợn trong nước.
Bà Nguyễn Thị Thủy (41 tuổi, chủ một quán ăn ở Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng lựa chọn thịt lợn nhập khẩu để chế biến các món ăn, phục vụ khách hàng. Bà Thủy cho biết: "Giá thịt lợn trong nước quá đắt. Trong khi đó, tôi cũng nghe giới thiệu về thịt lợn nhập khẩu. Sau khi dùng thử thì tôi thấy chất lượng rất ổn mà giá cả lại hợp với túi tiền người kinh doanh. Vì vậy, tôi lựa chọn luôn thịt lợn nhập khẩu để phục vụ cho khách".
Theo bà Huỳnh Thị Lệ Tuyết, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tý Tuyết, mặt hàng thịt lợn chủ yếu được nhập khẩu từ Nga, thông qua một đại lý lớn tại TPHCM. Trước kia, thịt lợn nhập khẩu chủ yếu được phân phối tại các bếp ăn khu công nghiệp, nơi có lượng suất ăn lớn. Tuy nhiên, gần đây, do giá thịt lợn trong nước ở ngưỡng cao mà người dân phải căn cơ chi tiêu do dịch COVID-19 nên lượng thịt lợn nhập khẩu đến với người tiêu dùng mua trực tiếp đã tăng hơn 50%, so với thời điểm trước dịch.
Bà Tuyết cho biết, ban đầu, người tiêu dùng vẫn rất dè chừng với thịt lợn nhập khẩu nhưng sau khi dùng thử, nhiều người tiêu dùng đã cởi mở hơn và tiếp tục sử dụng để chế biến các món ăn gia đình.
Điểm danh các sản phẩm của thương hiệu Việt giá bình dân giúp bảo vệ sức khỏe gia đình bạn Để phòng tránh các loại virus có hại, chị em có thể tham khảo ngay 4 sản phẩm của thương hiệu Việt có giá bình dân dưới đây. Đặc biệt, những sản phẩm này đều có thể mua được dễ dàng và nhanh chóng. 1. Bông tẩm cồn Bông tẩm cồn là một sản phẩm của công ty dược phẩm Tanaphar. Sản phẩm...