Chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT giảm mạnh, có nơi chỉ 20%
Nhiều trường cắt chỉ tiêu tuyển sinh bằng xét điểm thi tốt nghiệp THPT sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh cách thức ra đề tập trung cho mục đích chính là xét tốt nghiệp.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia. Ảnh: Hải Nguyễn
Ngay sau khi phương án thi tốt nghiệp THPT 2020 chính thức được lựa chọn, các trường đại học đã nhanh chóng thay đổi phương án tuyển sinh. Đáng chú ý, hiện đang có xu hướng tăng chỉ tiêu xét tuyển học bạ hoặc tổ chức thi riêng, giảm xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2020.
Trong đó, năm 2020, Trường Đại học Ngoại thương dự kiến chỉ dành 20% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Điều kiện để tham gia xét tuyển còn phải có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 7,0 trở lên.
Để chọn được sinh viên đạt chất lượng, năm nay, Trường Đại học Ngoại thương cũng sẽ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng.
Cũng giảm chỉ tiêu tuyển sinh từ kết quả thi tốt nghiệp THPT, ông Phạm Thái Sơn – Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM cho biết, với phương thức tuyển sinh mới, nhà trường điều chỉnh tỉ lệ ở các phương thức tuyển sinh.
Video đang HOT
Theo đó, nhà trường sẽ sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT – xét tuyển theo điểm học bạ – kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM – xét tuyển thẳng lần lượt là 40% – 40% – 10% – 10% thay vì tỉ lệ 80% – 10% – 10% – 10% như trước đây.
Tương tự, tỉ lệ chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng được Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cắt giảm mạnh hơn. Trường dành tối đa 30% xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT với tổ hợp 3 môn từ 20 điểm trở lên. Mức này cũng đã giảm 40% so với ban đầu.
Cũng chỉ dành 40% chỉ tiêu để xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 (thay vì 65-80% như dự kiến trước đây), Trường Đại học Công nghiệp TPHCM hướng đến phương án tăng chỉ tiêu dành cho phương án xét học bạ THPT.
Với tổng chỉ tiêu 5.000, Trường Đại học Bách khoa TPHCM điều chỉnh xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 30%-50% tổng chỉ tiêu. Mức chỉ tiêu này đã so với đợt công bố trước đây là 50%-72% tổng chỉ tiêu.
Trong 4.200 chỉ tiêu, Học viện Tài chính dành ít nhất 50% để xét tuyển theo phương thức tuyển thẳng học sinh giỏi ở bậc THPT và kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT. Số còn lại xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT và các phương án khác. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với chương trình chuẩn là 17 điểm và chương trình chất lượng cao là 18. Ngoài ra, không môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1 trở xuống.
Mùa tuyển sinh năm 2020-2021, Trường Đại học Nông lâm TPHCM cũng đa dạng các phương thức xét tuyển để tăng cơ hội lựa chọn của học sinh. Đây là năm đầu tiên trường thêm phương thức xét kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM và xét bằng học bạ tại cơ sở chính.
Theo dự đoán, năm nay, tỉ lệ xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia sẽ giảm sút do các trường đã tự chủ hơn trong phương thức tuyển sinh.
Ông Trần Đình Lý – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm TPHCM cho rằng các trường đại học sẽ bắt đầu phải tự chủ tuyển sinh sớm hơn dự kiến.
Theo ông Lý, ngoài các phương thức xét tuyển như tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, xét học bạ, đánh giá năng lực, tự tổ chức kỳ thi riêng thì các đại học cùng khối ngành, nhóm ngành, cùng chung sứ mệnh nên liên kết với nhau để tuyển sinh.
HUYÊN NGUYỄN
Học viện Tài chính công bố đề án tuyển sinh năm 2020
Học viện Tài chính vừa công bố Đề án tuyển sinh năm 2020. Theo đó, năm 2020, Học viện có tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 4.200 học viên.
Trong đó, đó xét tuyển thẳng học sinh giỏi ở bậc THPT, xét tuyển kết hợp Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi THPT năm 2020 ít nhất 50%, số còn lại xét tuyển theo kết quả thi THPT năm 2020 và phương thức khác.
Ảnh minh họa.
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng của Học viện Tài chính dự kiến có số chỉ tiêu tuyển sinh cao nhất, với các tổ hợp xét tuyển A00, A01 và D07 là 1.240 chỉ tiêu; và D01 là 800 chỉ tiêu.
Chuyên ngành Kế toán đứng thứ 2, với các tổ hợp xét tuyển A00, A01 và D07 là 800 và D01 là 300 chỉ tiêu.
Các mã tổ hợp A00, A01, D07 sẽ được điều chỉnh phù hợp với phương án thi THPT năm 2020.
Phương thức tuyển sinh năm 2020 của Học viện Tài chính gồm: Xét tuyển thẳng và ưu tiên cộng điểm theo quy định của Bộ GD-ĐT; Xét tuyển thẳng học sinh giỏi ở bậc THPT; Xét tuyển căn cứ kết quả thi THPT năm 2020; Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi THPT năm 2020; Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT đối với thí sinh nước ngoài.
Ngoài ra, sau khi có hướng dẫn tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, Học viện sẽ xem xét bổ sung và điều chỉnh phương thức thi riêng hay phối hợp tổ chức thi.
Đề án tuyển sinh năm 2020 của Học viện Tài chính nêu rõ: Những đối tượng thuộc diện xét tuyển thẳng học sinh giỏi ở bậc THPT là các thí sinh tốt nghiệp THPT trên toàn quốc có hạnh kiểm 3 năm đạt loại tốt (không xét thí sinh tốt nghiệp theo hình thức Giáo dục thường xuyên), có đủ sức khỏe theo quy định.
Đề án cũng bổ sung nội dung tuyển sinh của các hệ đại học vừa làm vừa học, đại học văn bằng 2, Liên thông đại học theo quy định mới, với tổng cộng 240 chỉ tiêu cho các chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng và Kế toán.
Đối với hệ Đại học Văn bằng 2 và Liên thông đại học, Học viện Tài chính dự kiến có 720 chỉ tiêu.
Đ.T
ĐH Tài chính - marketing xét kết quả thi năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội Trường ĐH Tài chính - marketing công bố đề án tuyển sinh đại học chính quy 2020 vừa được điều chỉnh với phần lớn chỉ tiêu dành cho phương thức xét kết quả học tập THPT, xét kết quả thi năng lực. Sinh viên Trường ĐH Tài chính - marketing trong giờ học trên lớp - Ảnh: TRẦN HUỲNH Sáng 23-4, hội đồng...