Chỉ thị mới nhất của TP.HCM về việc học của học sinh sau ngày 1.10
Sáng ngày 30.9, UBND TP.HCM đã ban hành chỉ thị về các biện pháp thích ứng an toàn và phục hồi kinh tế sau ngày 1.10, trong đó có quy định về việc học của học sinh.
Học sinh TP.HCM tiếp tục học trực tuyến sau ngày 1.10 – PHAN HÀ
Theo đó, đối với hoạt động giáo dục, Chỉ thị của UBND TP.HCM nêu rõ, tiếp tục tổ chức dạy, học gián tiếp, trên môi trường internet, qua truyền hình. Từng bước củng cố các điều kiện để có thể kết hợp dạy – học trực tiếp đối với giáo viên, học sinh.
Các loại hình đào tạo cho người đã được tiêm đủ liều vắc xin, có thể dạy – học trực tiếp nếu đảm bảo các tiêu chí an toàn theo quy định.
Bố trí các hoạt động lệch ca, lệch giờ, không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, giãn cách tối đa, đảm bảo giới hạn về số người tập trung theo quy định.
Video đang HOT
Được biết, từ ngày 1.9, khoảng 1,5 triệu học sinh học sinh tiểu học, THCS, THPT của TP.HCM đã bước vào năm học mới theo hình thức học trực tuyến.
Theo thống kê, tỷ lệ học sinh tham gia học trực tuyến ở các bậc học tiểu học, THCS, THPT lần lượt là 95,43%; 97,12%; 99,07%. Cũng theo lãnh đạo Sở GD-ĐT, giai đoạn đầu, toàn thành phố có khoảng 75.000 học sinh phổ thông không đủ thiết bị, thiếu đường truyền học tập trên interet.
Tuy nhiên, qua các cuộc vận động, bằng nhiều sáng tạo của các nhà trường, con số đã giảm dần theo từng tuần, hiện còn khoảng 30.000 học sinh thiếu thiết bị học tập. Sở GD-ĐT đang có kế hoạch tiếp nhận từ nhiều nguồn hỗ trợ cho học sinh. Trong đó, Sở Thông tin và Truyền thông TP cũng cam kết hỗ trợ kêu gọi 100.000 thiết bị học tập cho học sinh. Nếu đúng tiến độ, đến giữa tháng 10, học sinh toàn TP sẽ có đủ thiết bị học tập trên môi trường internet.
Bên cạnh đó, GD-ĐT đã xây dựng hệ thống tình nguyện viên, điều phối viên là cán bộ chuyên trách phổ cập tại các phường, xã, phụ trách giao tài liệu, phiếu học tập cho học sinh chưa có điều kiện học trực tuyến, học sinh ở khu vực cách ly, phong toả.
ĐBSCL: Hàng ngàn học sinh không thể học trực tuyến
Theo Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau, qua 2 tuần học online, tỷ lệ học sinh học cấp tiểu học đạt 84%, cấp THCS đạt 90%, cấp THPT đạt gần 96%.
Trong số học sinh học online, có khoảng 60% học có chất lượng, số còn lại tham gia học nhưng hiệu quả không cao - cấp học càng thấp, hiệu quả càng thấp.
Giáo viên chủ nhiệm không liên lạc được với một số học sinh và gia đình các em. Do cùng một giờ dạy, giáo viên phải tương tác với nhiều học sinh nên khó kiểm soát được việc học của từng em.
Học sinh tiểu học ở Cà Mau học online
Qua thống kê sơ bộ, đối với việc học online, còn 13.880 em chưa có thiết bị để học online; trong đó, có 500 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được Sở GD-ĐT hỗ trợ điện thoại để học. Do vậy, ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau, vừa ký công văn hỏa tốc gửi các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh yêu cầu dừng tổ chức các lớp học online cấp tiểu học. Hiệu trưởng các trường cần hướng dẫn học sinh tự học, thông qua việc xây dựng các chuyên đề, câu hỏi để học sinh ôn tập, rèn luyện tại nhà (hoặc chuyển phụ huynh hướng dẫn)...
Tại Bạc Liêu, qua thời gian thực hiện dạy và học online ở cấp THCS, THPT, có trên 84% học sinh tham gia; trong khi ở tỉnh còn khoảng 16% học sinh chưa có điều kiện học online do thiếu internet, thiết bị học tập.
Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang cho biết, toàn tỉnh có trên 96.100 học sinh không có khả năng mua máy tính bảng, máy vi tính, thiết bị học online (chiếm trên 32% tổng số học sinh toàn tỉnh). Trong số này có hơn 18.200 học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Kiên Giang có nhiều khu vực biên giới, hải đảo... nên mạng 3G yếu.
Tại tỉnh Long An, Sở GD-ĐT chủ trương miễn học phí học kỳ 1 cho 593 trường học với khoảng 300.000 học sinh mầm non đến phổ thông. Ở huyện vùng xa Tân Hưng có khoảng 10.000 học sinh, trong đó khối THPT sẽ học online từ ngày 20-9; THCS và tiểu học dự kiến học trực tiếp từ ngày 4-10.
____________
Tỉnh Lâm Đồng bắt đầu năm học mới từ ngày 20-9. Để phòng dịch bệnh, 107 trường tiểu học, 43 trường THCS và 36 trường THPT tại các khu vực đông dân cư tổ chức dạy học trực tuyến, học qua truyền hình. Đối với những học sinh không đủ điều kiện học online, các cơ sở giáo dục khảo sát thực tế để tổ chức thành các nhóm (không quá 5 em) gần nhà những em có thiết bị học online.
Tại Gia Lai, trong số 235 trường khối THCS, có 42 trường chưa tổ chức dạy học. Hiện còn 51.325 học sinh khối THCS và 5.483 học sinh khối THPT không có thiết bị học online. UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai phủ sóng vùng lõm tại các xã vùng sâu, vùng xa; các doanh nghiệp viễn thông mở rộng phạm vi và băng thông internet, miễn giảm cước internet; vận động các tổ chức, cá nhân tặng máy tính, thiết bị công nghệ cho HS khó khăn.
Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện số học sinh không có điều kiện học online hay qua truyền hình chiếm tỷ lệ khá lớn (tiểu học 61,7%, THCS 17,54% và THPT 3,24%). Những em không có thiết bị học online và học qua truyền hình, các trường linh động các phương án dạy, trong đó có phương án giao bài tận nhà và phối hợp phụ huynh hướng dẫn các em tự học.
Tại tỉnh Bình Thuận , trong tổng số hơn 107.000 học sinh ở cấp học THCS và THPT đang học online, có gần 64.000 em không có thiết bị học trong khi nhiều em ở vùng không có internet. Do vậy, các đơn vị không đủ điều kiện dạy online sẽ tổ chức dạy bù, phụ đạo những em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn...
Giấc mơ được học online "Giờ không lo nổi, chắc phải cho con tạm nghỉ học". Đây là câu trả lời của hầu hết cha mẹ tại phường Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ khi được hỏi về năm học mới của các con mình. Đến nay, đã gần 1 tháng dạy học trực tuyến, nhưng nhiều học sinh trên địa bàn vẫn chưa được đến lớp...