Chỉ thị của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 2019
Bộ GD&ĐT vừa có Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 – 2019.
Năm học 2018 – 2019, ngành Giáo dục xác định 9 nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản. Ảnh minh họa: Cô, trò Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Việt Trì, Phú Thọ) sẵn sàng bước vào năm học mới.
Chỉ thị nêu rõ: Năm học 2018 – 2019, ngành Giáo dục tiếp tục tập trungthực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9/6/2014 của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ tình hình thực tiễn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Chỉ thị toàn ngành Giáo dục ưu tiên tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm học 2018 – 2019 như sau:
Nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường vàthực hiện tốt vệ sinh trường học; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.
Giáo dục mầm non tập trung phát triển trường, lớp ở khu công nghiệp, khu chế xuất; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kiên quyết chống hành vi bạo hành trẻ và khắc phục tình trạngthiếu giáo viên.
Giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đặc biệt là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia; đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông.
Giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên; chuẩn hóa,tăng cường hội nhập quốc tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;tăng tỷ lệsinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
Giáo dục thường xuyên tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên sau sáp nhập; chấn chỉnh các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đào tạo từ xa hoạt động không đúng quy định; rà soát, tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Đề án xây dựng xã hội học tập; thúc đẩy việc học tập của người lớn.
9 nhiệm vụ chủ yếu của năm học 2018 – 2019 là:
Video đang HOT
1. Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sởgiáo dục và đào tạo trong cả nước
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp
3. Đổi mới giáo dục giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông
4. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo
5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục
6. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đối với các cơ sởgiáo dục và đào tạo
7. Hội nhập quốc tế tronggiáo dục và đào tạo
8. Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt độnggiáo dục và đào tạo
9. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao
5 giải pháp cơ bản gồm:
1. Hoàn thiện thể chế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về giáo dục và đào tạo
2. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp
3. Tăng cường các nguồn lực đầu tư chogiáo dục và đào tạo
4. Tăng cường công tác khảo thí, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục
5. Đẩy mạnh công tác truyền thông vềgiáo dục và đào tạo.
Theo giaoducthoidai.vn
Hải Dương: Nhiều giải pháp hiệu quả trong xây dựng trường chuẩn quốc gia
Thực tiễn xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (TTHĐCQG) ở các địa phương trên cả nước cho thấy, đây là chủ trương đúng đắn của Bộ GD&ĐT được xã hội đón nhận, đã và đang chuyển từ nhận thức đến những việc làm thiết thực đem lại diện mạo mới trong các nhà trường, tạo dựng những điều kiện dạy - học ngày càng tốt hơn. Ngành GD-ĐT tỉnh Hải Dương sau 20 năm thực hiện công tác này đã đạt được nhiều thành tựu.
Trường Tiểu học Phú Lương (TP Hải Dương) đón HS lớp 1 đầu cấp trong Lễ khai giảng năm học 2017 - 2018
Những con số ấn tượng
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hải Dương, đến tháng 12/2017, toàn tỉnh Hải Dương có 624/941 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 66,3%. Trong đó, cấp tiểu học có 257/283 trường đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 90,8% (vượt mục tiêu Đề án của tỉnh đã đề ra là 10,8%), có 3 huyện đạt tỷ lệ 100%.
Công tác xây dựng TTHĐCQG của tỉnh Hải Dương được Bộ GD&ĐT ghi nhận là 1 trong 9 tỉnh trên cả nước có số lượng TTHĐCQG cao trên 90%.
Theo đánh giá của Sở GD&ĐT, sau 20 thực hiện chủ trương xây dựng TTHĐCQG, môi trường, cảnh quan sư phạm ở các trường đạt chuẩn quốc gia được cải thiện rất nhiều so với khi chưa đạt chuẩn; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngày càng được quan tâm đầu tư thỏa đáng; phòng học, phòng chức năng ngày một hoàn thiện.
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu; Cán bộ quản lý chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo trong công tác; Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được quan tâm; Tỉ lệ giáo viên có trình độ đạt chuẩn đạt 100%, đạt trình độ trên chuẩn là 99,5%.
Công tác quản lý nền nếp, kỷ cương trường học được nâng cao. Chất lượng GD toàn diện của các trường đã đạt chuẩn quốc gia ngày càng được khẳng định và có nhiều chuyển biến tích cực. Việc đổi mới phương pháp quản lý, quản trị nhà trường, đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá ngày càng đẩy mạnh theo hướng hiệu quả. Tỷ lệ HS hoàn thành chương trình tiểu học đạt trên 99,5% (năm học 2017 - 2018)...
Hiệu quả từ những giải pháp đồng bộ
Trao đổi về những lộ trình thực hiện thời gian qua của địa phương để đạt được các kết quả nói trên, bà Hoàng Thị Hưng - Trưởng phòng GD Tiểu học Sở GD&ĐT Hải Dương - cho biết: Công tác xây dựng TTHĐCQG được sự đồng thuận rất lớn của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; công tác này được HĐND các cấp từ tỉnh đến huyện đều đưa vào Nghị quyết để chỉ đạo sát sao.
Trong từng giai đoạn, UBND tỉnh có Đề án về công tác PCGD, về xây dựng trường chuẩn quốc gia... Trong các Đề án đều có cơ chế hỗ trợ cho trường học các cấp xây dựng trường chuẩn quốc gia; mức hỗ trợ cao nhất cho cấp tiểu học là từ năm học 2015 - 2016, tỉnh hỗ trợ cho mỗi TTHĐCQG lên mức tối đa 3 tỉ đồng/1 trường.
Hải Dương có thuận lợi nữa là 100% các huyện, thị xã, thành phố đều có Đề án riêng về xây dựng TTHĐCQG; Hầu hết các trường được cấp ủy Đảng, chính quyền ưu tiên dành đất, mở rộng khuôn viên diện tích nhà trường, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu theo quy chuẩn của trường chuẩn quốc gia; Có giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực XHH cho công tác xây dựng trường chuẩn...
Theo từng năm, Sở GD&ĐT đã tham mưu cho tỉnh những giải pháp phù hợp trong phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn. Cụ thể, tỉnh giao chỉ tiêu biên chế cho cấp tiểu học đảm bảo tỉ lệ từ 1,4 đến 1,5 giáo viên/lớp để triển khai thực hiện dạy học 2 buổi/ngày cho 100% các trường tiểu học trong toàn tỉnh; đảm bảo không chỉ đủ về số lượng, cơ cấu mà từng bước nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ.
Trong thời gian tới, bà Hoàng Thị Hưng cho biết: Phát huy những thành tựu đạt được 20 năm qua, giai đoạn 2018 - 2025, ngành GD Hải Dương đã đặt mục tiêu đến năm 2025 có 100% các TTHĐCQG, trong đó, tỷ lệ trường đạt chuẩn mức độ 2 đạt 32%.
Về đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, 100% các trường đạt chuẩn quốc gia đều có khuôn viên diện tích, sân chơi, bãi tập đảm bảo đủ và vượt quy định của Bộ; Các trường được đầu tư hệ thống phòng học, phòng chức năng, thư viện, thiết bị đồ dùng dạy học...
Cùng với những giải pháp trên, Sở tích cực chỉ đạo các nhà trường duy trì các thành quả phổ cập GDTH; duy trì và nâng cao tỷ lệ HS học 2 buổi/ngày; tập trung nhiều giải pháp nâng cao tỷ lệ HS ăn bán trú, HS được học tiếng Anh, học Tin học, học bơi và đặc biệt có kỹ năng sống tốt hơn. Từ năm học 2011 - 2012 đến nay, tỉ lệ HS học 2 buổi/ngày của tỉnh đạt 100%. Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá đúng thực chất, chất lượng học tập của HS; Đổi mới công tác quản lý. Khuyến khích các trường tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học...
Theo giaoducthoidai.vn
Kon Tum cải thiệt rõ rệt chất lượng GD vùng dân tộc thiểu số Chiều 15/8, Sở GD&ĐT tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2018-2019. 3 tập thể nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT có thành tích xuất sắc trong xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm giai đoạn 2016-2018 Dự hội nghị có bà...