Chỉ thêm 1 nguyên liệu này, nồi sắn luộc sẽ ngon không tưởng
Luộc sắn ngon không hề khó, bạn chỉ cần thực hiện đúng công thức nấu ăn và thêm một vài nguyên liệu đặc biệt là đã có thể tự tin đem ra “trình làng”.
Sắn luộc là món ăn quen thuộc ở vùng nông thôn phía Bắc. Vị thơm bùi ấm áp của sắn cùng độ dẻo mềm khiến nhiều người thích thú. Hơn nữa đây là món ăn gắn với tuổi thơ của nhiều người, ngửi vị sắn như được quay trở về với tuổi thơ năm ấy. Tuy nhiên, để luộc sắn ngon không phải ai cũng có thể làm được và không phải ai cũng thực hành đúng.
Trước hết ở khâu chọn sắn, để lựa chọn được những củ sắn ngon, bạn cần chọn củ tròn, củ nạc, sắn trồng được 1 năm trở lại ăn ngon nhất. Sắn có nhiều loại: Sắn chuối, sắn xanh, sắn lùn hay còn gọi là sắn đỏ, trong đó loại sắn ăn được ít bị say là sắn chuối.
Chế biến sắn đúng cách thế nào?
Trước tiên, bạn cần lột sạch lớp vỏ hồng của sắn và ngâm kỹ bằng nước gạo vài giờ trước khi cho vào nồi luộc. Bạn nên thay nước ngâm sắn thường xuyên để được sạch. Cách làm đúng nhất là ngâm sắn trong nước một thời gian (1/2 đến 1 ngày) rồi mới nấu sắn tươi.
Chị em nội trợ lưu ý phải ngâm sắn trước khi luộc để tránh độc tố. (Ảnh minh họa)
Những loại củ sắn ngọt, phải chế biến ngay sau khi dỡ sắn, nếu không thì phải vùi củ xuống. Nếu mua tránh mua sắn mọc gần cây xoan, bởi sắn mọc ở gần xoan hay bị rễ cây xoan làm đắng củ, ăn rất độc và nguy hiểm, nên chị em nội trợ hết sức lưu ý khi mua sắn về chế biến.
Lưu ý phải bóc sạch vỏ và luộc chín để tránh ngộ độc sắn bởi trong sắn chứa nhiều độc tố, đặc biệt là axit cyanhydric (HCN) đáng kể, một chất có thể gây độc chết người. Lưu ý, khi luộc, bạn phải mở nắp nồi để chất độc bay ra ngoài, khi nước sôi, bạn hãy thả vào nồi sắn luộc một vài hạt muối trắng để khử khuẩn và tăng vị đậm đà cho sắn.
Video đang HOT
Luộc sắn ngon không khó, chỉ cần tỉ mỉ và chú ý một chút là thành công (Ảnh minh họa)
Sắn luộc, sắn hấp là món ăn vặt phổ biến và ngon lành mà các bà bầu hay nghĩ đến mỗi bữa phụ. Tuy nhiên, tương tự như măng tươi, củ sắn (khoai mì) có chứa rất nhiều axit cyanhydric (HCN) – rất độc đối với cơ thể; ăn củ sắn dễ gây rối loạn tiêu hóa hay thậm chí là ngộ độc. Do đó, các bà bầu và trẻ em dưới 3 tuổi không nên hạn chế ăn loại củ này.
Không nên ăn nhiều sắn vào lúc đói, khi ăn sắn hãy chấm với đường hoặc mật để giảm nguy cơ say sắn và ngộ độc thứ phát. Nếu thấy sắn đắng nên bỏ đi vì sắn càng đắng thì càng nhiều axitcyanhydric.
Món canh xương bò hầm với loại củ rẻ tiền nhưng được ví như "nhân sâm"
Chỉ với 2 nguyên liệu, chị em đã có thể nấu được bát canh giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu:
Xương bò, củ cải, muối, gừng, giấm.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị nguyên liệu
Rửa sạch xương bò với nước nhiều lần rồi ngâm trong nước để loại bỏ bớt tiết đọng (nếu không ngâm nước, nước xương hầm sẽ chuyển sang màu đen). Tiếp tục cho xương bò vào nồi, thêm nước vừa phải, đun sôi trong 3 phút. Công đoạn này có thể loại bỏ tiết đọng còn sót lại trong xương.
Cho một ít dầu vào nồi, thêm 2 lát gừng, đổ xương bò vào chiên đến khi hơi xém cả 2 mặt và dậy mùi thơm. Cách làm này sẽ giúp nước hầm xương có vị thơm hơn.
Cho xương vào nồi, thêm nước, một chút giấm, đun sôi, hớt bọt liên tục trong 20 phút, nước dùng lúc này bắt đầu trở nên trong hơn, sau đó hạ nhỏ lửa và hầm trong 40 phút.
Củ cải gọt vỏ, cắt thành từng miếng vừa ăn. Trong Y học Cổ truyền Trung Quốc, củ cải được ví như "nhân sâm", nó rất ngon và cực tốt cho sức khỏe.
Thêm củ cải vào nồi, đun nhỏ lửa trong 20 phút.
Cuối cùng, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng ăn là được.
Thành phẩm.
Nham Gò Công Có thể nói rằng, trong nét văn hóa ẩm thực của vùng duyên hải Gò Công, tỉnh Tiền Giang, người dân nơi đây đã sáng tạo ra một món ăn rất độc đáo "vừa lạ vừa quen" từ con cua biển, đó là món nham (gỏi nham). TÊN GỌI MÓN ĂN Sở dĩ người Gò Công gọi nham là do món ăn được...