Chỉ tên những khoản cấm thu trong nhà trường
Đầu năm học mới, Sở GD&ĐT Quảng Bình đã nêu đích danh những khoản cấm thu trong nhà trường năm học mới.
Cụ thể, các khoản không được thu dưới bất kỳ hình thức nào gồm tiền vệ sinh môi trường, tiền hỗ trợ các kỳ thi, tiền điện – nước sinh hoạt. Sở ghi rõ: các khoản chỉ này dùng kinh phí chi thường xuyên được ngân sách nhà nước cấp để chi trả.
Ngoài ra còn có tiền giấy kiểm tra (trừ giấy kiểm tra học kỳ), tiền mua vở có lô 20, hình ảnh của trường, tiền công phụ huynh đóng góp thay cho lao động của học sinh.
Các khoản không được thu hộ các tổ chức gồm tiền mua áo quần đồng phục cho học sinh. Các loại quỹ, quỹ đoàn, quỹ đội, quỹ khuyến học, hội phí chữ thập đỏ – đơn vị chỉ đạo các tổ chức đoàn thể liên quan thực hiện vận động quyên góp, ủng hộ và chi theo qui định cấp có thẩm quyền của các tổ chức đoàn thể.
Lớp học đầu năm học mới.
Bảo hiểm thân thể học sinh và các loại bảo hiểm khác: Cơ quan bảo hiểm liên hệ với phụ huynh học sinh ở nơi cư trú về việc mua, bán các loại bảo hiểm này theo nguyên tắc tự nguyện.
Các khoản trên, nhà trường giao cho các tổ chức đoàn thể liên quan thu và chi theo qui định cấp có thẩm quyền của các tổ chức đoàn thể; đơn vị không thu hộ các khoản này
Riêng áo quần đồng phục, Sở GD&ĐT quy định, phụ huynh học sinh và ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT.
Các trường chọn lựa một loại đồng phục để tổ chức mua sắm, phục vụ cho các lễ hội, hoạt động giáo dục của nhà trường (áo quần sơ mi đồng phục) theo qui định. Đối với các loại áo quần đồng phục thể dục thể thao, giáo dục quốc phòng thực hiện theo quy định về chuyên môn.
Ngoài ra, để đáp ứng một số hoạt động của nhà trường mà ngân sách nhà nước chưa đủ kinh phí để trang trải, các cơ sở giáo dục bàn bạc, thỏa thuận với Ban đại diện cha mẹ học sinh bằng văn bản, thông qua hội đồng giáo dục đề xuất với chính quyền xã, phường, thị trấn để tạo sự đồng thuận (đối với đơn vị trực thuộc phải thông qua Sở GD&ĐT).
Nhưng phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, thu đủ bù chi, đúng mục đích, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập trên từng địa bàn; mức thu căn cứ trên cơ sở dự toán chi phí, nội dung chi.
Những khoản thu theo thỏa thuận bao gồm:
Video đang HOT
Tiền phục vụ các lớp bán trú, tiền ăn,, chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú, mua các trang thiết bị bán trú có chất lượng tốt và sử dụng cho các năm học sau, điện nước sinh hoạt phục vụ riêng cho bán trú.
Tiền học 2 buổi/ngày: Chi bồi dưỡng ngoài giờ cho cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ và các nội dung chi khác phục vụ trực tiếp hoạt động học 2 buổi/ngày.
Tiền học cho học sinh tiểu học có học môn tiếng Anh lớp 1, lớp 2 và môn Tin học lớp 3, lớp 4, lớp 5.
Tiền học phẩm cho học sinh mầm non: Trang bị các loại vở, học liệu để giúp trẻ tham gia các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non mới.
Tiền nước uống tinh khiết, tiền phù hiệu, sổ liên lạc, thẻ bạn đọc cho học sinh.
Theo Lập Phương/ Báo Giáo dục Thời đại
Bí kíp để khởi đầu năm học mới hoàn hảo
Bạn đã sẵn sàng cho một sự trở lại hoành tráng chưa? Để khởi đầu năm học mới đầy tự tin và phấn khởi, chúng mình cùng thực hiện những điều sau nhé!
"F5" đồng hồ sinh học
Mùa hè, chuyện "cú đêm" và "ngủ nướng" đối với học sinh chúng mình đã trở nên... quá là điều bình thường luôn! Nhưng khi năm học mới bắt đầu, nếu vẫn giữ nguyên thói quen này, bạn chắc chắn sẽ bị thầy cô chú ý, thậm chí còn được liệt vào "black list" nữa đấy nhé!
Chưa kể việc thức quá khuya rất có hại cho sức khỏe, khiến bạn dễ mất tập trung và điểm số cũng vì thế mà tụt dốc thảm hại. Vậy thì chẳng có lí do gì để duy trì thói quen thức khuya - dậy muộn cả. Hãy bắt đầu làm quen với thời gian biểu của một "học sinh ngoan ngoãn" bằng cách cài đồng hồ báo thức nhé. Thời gian đầu chưa quen, bạn có thể cài đồng hồ dậy lúc 8 giờ rồi sau đó cứ từ từ chỉnh giờ sớm hơn.
Và đừng quên đi ngủ trước 11 giờ đêm nhé!
Viết ra mục tiêu và kế hoạch thực hiện
Thực tế là việc viết ra mục tiêu phấn đấu thật rõ ràng chi tiết có ý nghĩa rất lớn, giúp mọi kế hoạch của bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn
Bạn nên đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể, chứ đừng chung chung như kiểu "Mình sẽ học giỏi" mà hãy viết hẳn ra là "học kỳ I, điểm trung bình chung của mình sẽ là trên 8,0; riêng điểm ngoại ngữ phải trên...; các môn Tự nhiên điểm phải từ...". Hãy chia nhỏ mục tiêu lớn thành nhiều mục tiêu nhỏ để dễ dàng thực hiện hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên lập một thời gian biểu hàng ngày với những khung giờ nhất định để tránh tình trạng lười biếng và trì hoãn công việc. Và mỗi khi một mục tiêu hoàn thành, hãy nhớ tự thưởng cho mình một món quà nho nhỏ để khích lệ tinh thần nhé!
Check-list cho năm học mới
Một chiếc cặp mới, một đôi giày mới, những bộ quần áo mới, sách vở mới,... nói chung bạn hãy dành ra một khoảng thời gian để "note" ra tất-tần-tật những món đồ mà bạn cảm thấy sẽ tạo cảm hứng cho bạn vào năm học mới và nhớ đánh dấu mỗi khi hoàn thành một việc. Bằng cách này, bạn sẽ không quên những đồ dùng thiết yếu cho năm học mới.
Ngoài ra, hãy dành thời gian soạn lại "đống đổ nát" bao gồm sách vở và đồ dùng học tập của năm học trước, biết đâu sẽ bạn sẽ kiếm được những thứ hay ho hoặc những món đồ có thể tái sử dụng trong đó.
Chuẩn bị kiến thức
Hãy dành thời gian đọc trước sách của năm học tới, càng nhiều càng tốt
Nếu có thời gian, bạn có thể ôn lại kiến thức cũ để tránh bỡ ngỡ trong những ngày đầu "come back". Bật mí cho bạn nhé, thường thì các thầy cô khá là "mát tính" trong những ngày đầu năm học nên bạn có thể tận dụng cơ hội này để kiếm điểm kiểm tra miệng.
Bên cạnh đó, việc soạn bài trước khi lên lớp cũng sẽ giúp bạn bắt nhịp và tạo ấn tượng tốt trong lòng thầy cô.
Tìm hiểu về trường lớp, bạn bè
Thật ra bước này chỉ thực sự quan trọng với những học sinh đầu cấp dễ bị "shock văn hóa" với môi trường mới, bạn bè mới. Để tránh điều này, các tân binh nên tìm hiểu về ngôi trường mới của mình thông qua website, facebook hay trang confession của trường. Tranh thủ làm quen với các anh chị khóa trên cũng là một kinh nghiệm để "sống sót" trong trường. Đừng ngại, các anh chị sẽ vui lòng trả lời bạn thôi!
Còn đối với những "ma cũ", công đoạn này có thể trở thành những cuộc tụ tập bạn bè hay party chia tay mùa hè thật hoành tráng để các thành viên trong lớp nối lại "tình thương mến thương" sau mấy tháng hè chia cắt.
"Tút tát" lại dung nhan
Hãy kiếm tra lại ngoại hình của bạn khi năm học mới bắt đầu
Đừng để lọt vào mắt xanh của thầy cô giám thị với mái tóc lòe loẹt như chim công (lời của thầy giám thị) hay móng tay xanh đỏ nhé! Mau mau chỉnh đốn lại vẻ ngoài sao cho gọn gàng và phù hợp, bạn hỡi!
Người "bạn đồng hành" đúng nghĩa
Năm học mới sắp bắt đầu, đồng nghĩa với các lớp học thêm, các hoạt động ngoại khóa cũng đang lên dây cót chuẩn bị cho một mùa học mới. Chắc hẳn là bạn đã quá quen với việc "chạy sô" học thêm học nếm rồi đúng không? Đối với một lịch học dày đặc và phải di chuyển nhiều như thế, chúng mình thật sự cần một chiếc xe an toàn và bền bỉ.
Kết thân với xe đạp điện sẽ giúp bạn di chuyển dễ dàng, tiết kiệm thời gian và bảo vệ cả sức khỏe nữa đấy!
Hiện nay, xe đạp điện sử dụng pin đang được giới trẻ yêu thích bởi quãng đường di chuyển được khá xa (tới 75 - 90km) lại an toàn và không mất nhiều sức để vận hành. Bạn có thể tranh thủ thời gian giữa các ca học để gặp gỡ bạn bè, hỏi han nhau "bí kíp" luyện thi hay thậm chí là tiếp tế cho "anh bạn dạ dày" nữa đấy.
Cuối cùng, chúc bạn có một bước khởi đầu hoàn hảo nhé!
Theo . / MASK Online
Hà Nội sớm công khai kế hoạch tuyển sinh đầu cấp Tại buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Thành ủy ngày 22-5, các vấn đề nóng của giáo dục Thủ đô như dạy thêm, học thêm, lạm thu, tuyển sinh đầu cấp đã được Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất giải pháp tháo gỡ với khẳng định sẽ thực hiện 4 rõ trong khâu tuyển sinh đầu cấp năm học mới 2014-2015. Hà...