Chi sai tiền phụ cấp ưu đãi, Hiệu trưởng THPT Vĩnh Lộc phải nộp lại 72,5 triệu
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố kết luận thanh tra đột xuất tại trường trung học phổ thông Vĩnh Lộc, quận Bình Tân.
Ngày 10/5/2022, Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố kết luận thanh tra đột xuất áp dụng đối với trường trung học phổ thông Vĩnh Lộc, quận Bình Tân.
Căn cứ vào kết luận số 1291/KL-SGDĐT, được ông Dương Trí Dũng – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ký ngày 27/4/2022 cho thấy, công tác điều hành, quản lý và hoạt động của nhà trường đã có một số thiếu sót, sai phạm được nêu trong bản kết luận thanh tra dài 67 trang.
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng không đứng lớp dạy đủ số tiết quy định
Năm học 2017-2018: Cô Nguyễn Thị Nha Trang – Hiệu trưởng được phân công giảng dạy môn Ngữ văn lớp 10A1. Số tiết dạy theo phân công ở học kỳ 1 là 4 tiết/tuần, học kỳ 2 là 2 tiết/tuần. Tổng số tiết thực dạy so với định mức tiết dạy quy định của năm học là 58/70 tiết.
Năm học 2018-2019: Cô Nha Trang – Hiệu trưởng được phân công giảng dạy cả năm học môn Ngữ văn lớp 10A3. Số tiết dạy theo phân công ở học kỳ 1 là 4 tiết/tuần, học kỳ 2 là 3 tiết/tuần. Tổng số tiết thực dạy so với định mức tiết dạy quy định của năm học là 42/70 tiết.
Năm học 2019-2020: Cô Nha Trang được phân công giảng dạy học kỳ 1 môn Ngữ văn lớp 11A1. Số tiết dạy theo phân công ở học kỳ 1 là 4 tiết/tuần, học kỳ 2 không dạy. Tổng số tiết thực dạy so với định mức tiết dạy quy định của năm học là 62/70 tiết.
Năm học 2020-2021: Cô Nha Trang được phân công giảng dạy học kỳ 1 môn Ngữ văn lớp 11A1. Số tiết dạy theo phân công ở học kỳ 1 là 4 tiết/tuần, học kỳ 2 không dạy. Tổng số tiết thực dạy so với định mức tiết dạy quy định của năm học là 60/70 tiết.
Năm học 2021-2022: Cô Nha Trang được phân công giảng dạy môn Ngữ văn ở lớp 11A1. Học kỳ 1 cô Trang đã không dạy. Tất cả các tiết dạy của cô Trang có giáo viên khác dạy thay, ghi nhận trong sổ ghi đầu bài dạy thay cô Trang.
Năm học 2019-2020: Cô Trương Thị Mỹ Thanh – Phó hiệu trưởng giảng dạy học kỳ 2 môn Thể dục ở các lớp 12A3, 12A7. Số tiết dạy theo phân công ở học kỳ 2 là 4 tiết/tuần. Tổng số tiết thực dạy so với định mức tiết dạy theo quy định của học kỳ là 4/68 tiết.
Năm học 2020-2021: Cô Mỹ Thanh được phân công giảng dạy cả năm học môn Thể dục ở các lớp 12A9 và 12A10. Số tiết dạy theo phân công ở học kỳ 1, học kỳ 2 đều là 4 tiết/tuần. Tổng số tiết thực dạy so với định mức tiết dạy quy định của năm học là 94/140 tiết.
Video đang HOT
Năm học 2021-2022: Cô Mỹ Thanh được phân công giảng dạy cả năm học môn Thể dục các lớp 12A8,12A9. Số tiết dạy theo phân công ở cả học kỳ 1 và học kỳ 2 đều là 4 tiết/tuần. Tổng số tiết thực dạy so với định mức tiết dạy theo quy định tính đến thời điểm thanh tra là 56/140 tiết.
Trích kết luận thanh tra số 1291 của Sở giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: P.L)
Căn cứ vào điểm b, khoản 2 của điều 11 quy định chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12, điều 11 của Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 9/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả cô Nha Trang và cô Mỹ Thanh đều chưa đảm bảo việc giảng dạy đủ định mức tiết dạy của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
Đoàn thanh tra Sở kiến nghị: Thu hồi số tiền phụ cấp ưu đãi của tất cả các thành mà cô Nguyễn Thị Nha Trang – Hiệu trưởng, cô Trương Thị Mỹ Thanh – Phó Hiệu trưởng không dạy hoặc dạy chưa đủ giờ nhưng đã hưởng chế độ. Cụ thể: cô Nha Trang phải bị thu hồi số tiền hơn 72.553.597 đồng, cô Mỹ Thanh phải bị thu hồi số tiền là 16.179.600 đồng.
Thanh tra đề nghị lãnh đạo trường đánh giá lại thi đua của viên chức
Hướng dẫn đánh giá cán bộ, viên chức theo hiệu quả công việc hàng quý năm 2018 của trường được ban hành ngày 10/9/2018, có trước khi Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định 4631/QĐ-UBND ngày 19/10/2018.
Hướng dẫn đánh giá cán bộ, viên chức theo hiệu quả công việc hàng quý năm 2019 của trường ban hành ngày 10/1/2019, có trước khi Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3728/QĐ-UBND ngày 3/9/2019.
Như vậy, những hướng dẫn đánh giá cán bộ, viên chức theo hiệu quả công việc hàng quý của năm 2018,2019 của trường là không có cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện. Dựa trên các cơ sở này, các hướng dẫn đánh giá cán bộ, viên chức theo hiệu quả công việc hàng quý của năm 2020, 2021 của trường cũng không có hiệu lực thi hành. Đây là sự vi phạm về thủ tục hành chính nghiêm trọng.
Trường đã tự ý đặt ra các hình thức “Không xét”, “Chưa xét”, “Khống chế”, “Hạ bậc” là trái với quy định trong Quyết định 4631, Quyết định 3728 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Tự ý đặt ra “Lý do HĐ đánh giá trường không xét vì có đơn thưa kiện chưa được giải quyết ổn thỏa (Quý I/2021 của cô Lê Thị Tố Nga)” là trái với quy định tại khoản 3, điều 8 của Quyết định 4631/QĐ-UBND Ngày 19/10/2018, vi phạm vào khoản 2, điều 6 của Luật Khiếu nại năm 2011.
Tự ý đặt ra “Lý do HĐ đánh giá trường chưa xét (Quý III/2021 của cô Tố Nga), chờ xây dựng bảng điểm tiêu chí mới sẽ xét” là vi phạm vào điều 2, Quyết định 4631.
Trường trung học phổ thông Vĩnh Lộc, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh minh họa: P.L)
Trường không thực hiện nội dung ghi tại điều 1, quyết định 1566/QĐ-SGDĐT ngày 23/6/2021 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh. Việc đánh giá, phân loại quý IV/2020 của trường đối với cô Lê Thị Tố Nga (trong các ngày 10 và 12/12/2021) lại dựa vào tiêu chí của Quý III/2021 là không chấp hành nghiêm túc theo yêu cầu của Quyết định 1566, không phù hợp với thực tiễn.
Nhà trường chưa ban hành Quy chế đánh giá phù hợp với đặc thù của đơn vị, trong đó phải xây dựng các tiêu chí thành phần để đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức, có tính đến tỷ lệ khối lượng công việc của công chức, viên chức đã thực hiện so với khối lượng công việc chung của đơn vị.
Mặt khác, trong hướng dẫn đánh giá xếp loại viên chức năm học 2020-2021 của trường Vĩnh Lộc không có tiêu chí thành phần để đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức, không có sự thống nhất quy định đối với những hành vi biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hóa để có cơ sở đánh giá, xếp loại viên chức “Không hoàn thành nhiệm vụ”.
Do vậy, kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức năm học 2020-2021 của cô Lê Thị Tố Nga – giáo viên môn Địa lý “Không hoàn thành nhiệm vụ” với lý do “Chưa lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, tự diễn biến, tự chuyển hóa” là chưa phù hợp, chưa có cơ sở.
Thanh tra kiến nghị: Nhà trường xem xét, điều chỉnh, bổ sung tiêu chí chi tiết về đánh giá, phân loại viên chức theo quy định tại khoản 1, điều 11 của Quyết định 4631, được sửa đổi và bổ sung tại khoản 2, điều 1 của Quyết định 3728 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc điều chỉnh, bổ sung này phải được tổ chức thảo luận, thống nhất trong tập thể trước khi tổ chức thực hiện. Không tự ý đặt ra các hình thức phân loại, lý do trái với quy định.
Sau khi tập thể nhà trường thông qua các tiêu chí về đánh giá, phân loại viên chức hàng quý để chi thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐND NGÀY 16/3/2018 của Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trường thực hiện lại việc đánh giá, phân loại Quý IV/2020, từ Quý I đến Quý IV/2021 cho viên chức (trong đó có cô Lê Thị Tố Nga).
Trường phải ban hành Quy chế đánh giá phù hợp với đặc thù của đơn vị, phải có thống nhất trong tập thể về các tiêu chí trong Quy chế này. Trong đó, phải xây dựng các tiêu chí thành phần để đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức đã thực hiện so với khối lượng công việc chung của đơn vị theo quy định tại khoản 1, điều 23 của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP.
Sau khi ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại viên chức năm học 2020-2021 của trường Vĩnh Lộc, trường thực hiện lại việc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức năm học 2020-2021 cho viên chức (trong đó có cô Lê Thị Tố Nga).
Sơn La: Để học sinh đánh nhau, Hiệu trưởng bị phê bình nghiêm khắc
Để học sinh đánh nhau, Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Chu Văn Thịnh đã bị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La phê bình nghiêm khắc.
Chiều tối ngày 28/5, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Huy Hoàng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La cho biết, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này đã có công văn nghiêm khắc phê bình Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Chu Văn Thịnh (Mai Sơn, Sơn La) vì để học sinh đánh nhau.
Theo đó, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La đã nghiêm khắc phê bình Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chu Văn Thịnh chưa thực hiện tốt công tác quản lý học sinh, chưa có biện pháp quản lý và nắm bắt thông tin hiệu quả để phòng ngừa, ngăn chặn để xảy ra việc học sinh của nhà trường xô xát, đánh nhau tại khu vực cổng trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của học sinh trong vụ việc và tinh thần của học sinh trong toàn trường, gây mất trật tự và dư luận không tốt trong xã hội.
Đồng thời Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La cũng yêu cầu Trường Trung học phổ thông Chu Văn Thịnh tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên và xem xét xử lý kỷ luật học sinh đúng quy định, đảm bảo hiệu quả giáo dục đối với những học sinh tham gia vào sự việc trên nhằm phòng ngừa tốt không để xảy ra các sự việc tương tự; tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng xác minh, làm rõ vụ việc báo cáo kết quả về Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La kịp thời trước ngày 15/5/2022.
Học sinh trường Trung học phổ thông Chu Văn Thịnh (Mai Sơn Sơn La) bị đánh ngay trước cổng trường. Ảnh cắt từ clip trên mạng xã hội
Đầu giờ chiều 28/4, trên mạng xã hội xuất hiện clip một nhóm học sinh đánh hội đồng 2 học sinh khác ở xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, khiến 1 nạn nhân bị chấn thương ở phần đầu.
Theo nội dung bài đăng, sự việc xảy ra sau giờ tan học trưa nay (28/4), tại khu vực ngoài cổng trường Trung học phổ thông Chu Văn Thịnh, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
Lúc này, một nhóm học sinh đã lao vào đánh hội đồng 2 học sinh khác, khiến 1 em bị chảy máu đầu, vụ việc cũng gây mất an ninh trật tự trong khu vực.
Sau khi đăng tải, đoạn clip đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận, bày tỏ sự bất bình với hành động của nhóm học sinh trên.
Ngay sau sự việc, Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La đã vào cuộc chỉ đạo xử lý vụ việc và phê bình cán bộ quản lý trường Trung học phổ thông Chu Văn Thịnh.
Các trường ở TP.HCM gấp rút chuẩn bị cho học sinh thi vào lớp 10 Đến ngày 9/5, học sinh lớp 9 tại TP.HCM sẽ kết thúc đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 chuyên và THPT công lập. Thời điểm này, hầu hết các trường đã hoàn thành thi học kỳ II, đồng thời đã tổng hợp đăng ký của học sinh và đang tiến hành ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi vào đầu tháng...