Chỉ mặt 6 món ăn tắm phụ gia độc nhất mẹ chớ con ăn kẻo hại
Dưới đây là danh sách 6 loại thực phẩm gây hại mà trẻ nhỏ không nên ăn thường xuyên, thậm chí bố mẹ nên cấm cho con ăn.
Nhiều mẹ Việt vẫn đang vô tư cho con ăn, thậm chí nhồi nhét những thực phẩm này vì nghĩ chúng nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho trẻ. Tuy nhiên, thực tế đó lại là những thực phẩm gây hại cho con.
Top thực phẩm không nên cho trẻ ăn
Giăm bông, thịt nguội, xúc xích
Những món ăn chế biến từ nguyên liệu thịt sẵn có chứa chất nitrit natri. Chất này khi vào trong cơ thể con người sẽ tạo ra chất mới có tên là nitrosamine gây ung thư.
Một nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Trường Sức khỏe Công cộng Harvard thực hiện đã chỉ ra rằng thịt chế biến sẵn làm gia tăng nguy cơ trẻ nhỏ mắc bệnh ung thư máu lên tới 74%.
Vì vậy, các bậc phụ huynh chỉ nên cho trẻ sử dụng thịt tươi trong các bữa ăn hàng ngày.
Trong trà sữa có chứa chất Hexametaphosphate, khi sử dụng chất này quá nhiều (ăn nhiều trà sữa hoặc pha với nồng độ cao) có thể gây ra các rối loạn chuyển hóa, là nguyên nhân gây ra các bệnh khác.
Video đang HOT
Mì ăn liền được làm chủ yếu từ bột mì tinh luyện, không chứa bất kỳ vitamin thiết yếu và khoáng chất nào, do đó không có giá trị dinh dưỡng mà chỉ là thực phẩm cung cấp có năng lượng thôi.
Năng lượng chủ yếu trong mi tôm la chất béo và tinh bột. Vi thê, be ăn nhiêu thưc phâm nay không chi đôi măt vơi nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất… mà lại còn có thê bi béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.
Hàm lượng sodium trong mỳ ăn liền gần như là cao đầu bảng, gây tăng huyết áp, đe dọa trụy tim và đột quỵ của những người có sức khỏe yếu. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều mỳ ăn liền cũng khiến cơ thể thừa cholesterol, béo phì…
Không chỉ gây hại cho sức khỏe của trẻ, mì ăn liền thậm chí còn không thể cung cấp đủ lượng chất xơ thiết yếu do thường được chế biến từ bột mì tinh luyện.
Thực phẩm nên hạn chế cho trẻ nhỏ ăn
Thực phẩm quá mặn
Những loại thực phẩm chứa quá nhiều muối sẽ làm tổn thương huyết quản, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho các tổ chức ở não, gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu dưỡng khí ở tế bào não, dẫn đến trí nhớ bị giảm sút, phản ứng chậm chạp. Thực phẩm này cũng bao gồm cải muối, cà muối, cá khô, cá kho v.v.
Nếu ăn mặn là sở thích của bé, mẹ hãy điều chỉnh lại ngay trước khi sở thích này là ảnh hưởng đến kết quả học tập của con.
Khoai tây có chứa chất phụ gia natri glutamate, đây là chất hoàn toàn cấm xuất hiện trong thức ăn dành cho trẻ sơ sinh và hoàn toàn không tốt cho trẻ nhỏ.
Loại kẹo nổi tiếng có nguồn gốc từ Mỹ này được làm từ nước trái cây. Tuy nhiên, nhà sản xuất sử dụng rất nhiều đường trong quá trình sản xuất kẹo trái cây, do đó không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Hơn nữa, kẹo dẻo trái cây cũng chứa nhiều phẩm màu để thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ. Thậm chí nếu được gắn mác “hữu cơ”, kẹo dẻo trái cây không bao giờ tốt bằng trái cây tươi.
Nếu các bậc phụ huynh muốn sử dụng kẹo dẻo trái cây làm đồ ăn vặt cho trẻ, hãy thay thế bằng trái cây tươi. Còn nếu sử dụng chúng để bổ sung vitamin, các bậc phụ huynh cũng không nên cho trẻ ăn nhiều.
Nước ngọt đóng hộp và các loại nước có ga
Các mẹ không thể phủ nhận là không có đứa trẻ nào từ chối khi được đưa cho cốc nước ngọt đá ngon lành trong mỗi bữa ăn. Nước ngọt có ga là một thức uống quá phổ biến và hầu như luôn nằm trong top những loại thực phẩm yêu thích của trẻ nhỏ.
Theo các chuyên gia, thông thường, nước ngọt có gas chứa các acid như malic, tartric, citric, phosphoric… cộng với chất đường. Đó là các tác nhân làm hủy hoại men răng, tác động không tốt đến dạ dày.
Chính vì vậy, mẹ chớ có dại cho bé uống nhiều bởi không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì ở trẻ, loại thức uống này còn gây ra bệnh thận, ung thư, bệnh tim và tiểu đường.
Theo www.giadinhmoi.vn
Nên ăn thịt nóng hay thịt mát?
Nhờ áp dụng nguyên tắc "nhanh-lạnh-sạch", thịt mát giữ nguyên chất lượng tươi ngon từ 7-15 ngày.
"Việt Nam hiện là một trong số ít các quốc gia còn sử dụng dạng thịt tươi ngay sau giết mổ (thịt nóng). Loại thịt này mau giảm chất lượng do không kìm hãm hoạt động của vi sinh vật, enzyme và rất khó kiểm soát điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP)".
Ngày 10-8, ông Trần Đăng Ninh, Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản (thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản - Bộ NN&PTNT), cho biết thông tin trên tại hội nghị xin ý kiến góp ý dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN "Thịt mát - Yêu cầu kỹ thuật".
Thịt heo tươi được kinh doanh trong chợ đầu mối Hóc Môn (TP.HCM). Ảnh: TRẦN NGỌC
Hiện thịt mát đang là sản phẩm được tiêu thụ tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới như khối EU, Mỹ. "Nhờ áp dụng nguyên tắc "nhanh-lạnh-sạch", thịt mát vẫn giữ nguyên chất lượng tươi ngon từ 7-15 ngày" - ông Ninh nói thêm.
Theo dự thảo, sản phẩm đạt tiêu chuẩn thịt mát phải tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Heo sau khi giết mổ sẽ được làm sạch và đưa ngay vào kho lạnh để hạ nhiệt độ thịt xuống từ 0oC-4oC trong vòng 16-24 giờ để đảm bảo quá trình chín sinh hóa. Sau đó được đưa ra sơ chế trong điều kiện nhiệt độ phòng được làm lạnh, nhiệt độ thân thịt lúc đó yêu cầu không quá 7oC. Trong quá trình vận chuyển, bảo quản, bày bán cũng được yêu cầu bảo quản trong điều kiện nhiệt độ từ 0oC đến 4oC.
Sau khi lấy ý kiến lần cuối về dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam về thịt mát, Bộ NN&PTNT sẽ hoàn thiện và gửi Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ). Tổng cục sẽ thẩm định và hoàn thiện để chính thức ban hành (dự kiến cuối tháng 9-2018).
Trần Ngọc
Theo Pháp luật TPHCM
Món trứng chần 135 nghìn đồng khiến tín đồ ăn uống Sài thành xôn xao "sống ảo" Mới xuất hiện tại Sài Gòn, món Eggs Benedict với phần lòng đỏ chảy ấn tượng đang thu hút sự chú ý. Nếu như Nhật Bản có Chawanmushi, Anh có món Scotch Eggs (trứng luộc bọc xúc xích trộn vụn bánh mì chiên giòn), Pháp có trứng nướng kem nấm thì Mỹ lại có Eggs Benedict... được liệt vào danh sách những món...