Chị em chuộng chợ chung cư online để phòng dịch
Do tình hình dịch bệnh bùng phát lây lan trở lại, người tiêu dùng đã chuyển sang mua hàng online, hạn chế đến nơi đông người, hạn chế dùng tiền mặt để phòng chống dịch.
Theo khuyến cáo thói quen sử dụng tiền mặt có thể là nguồn phát tán virus gây bệnh. Do vậy nhiều người chuyển sang mua hàng online thay vì đi chợ, trả tiền mặt như trước.
Chợ chung cư online nhộn nhịp, muốn mua gì cũng có
Chị Ngọc Khánh (Cổ Nhuế, Hà Nội) cho biết, con cái chị đã gửi về ông bà ngoại ở Thái Nguyên cả tháng nay. Nhà chỉ còn có hai vợ chồng nên nhu cầu thực phẩm cũng không cần nhiều như trước. Chỉ cần lên chợ online, đặt hàng là có đủ thực phẩm ăn trong cả tuần.
“Tôi hạn chế đi chợ, chỉ mua hàng online và đi siêu thị. Tuy nhiên, nếu đi siêu thị tôi sẽ chọn các khung giờ vắng để đi. Còn mua hàng online cũng chỉ mua trong chợ chung cư”, chị Khánh nói.
Theo lý giải của chị Khánh, trong thời điểm này chị mua hàng của người trong chung cư vì biết rõ địa chỉ, nguồn gốc, nếu gặp họ giao hàng cũng không sợ. Nói chung là cẩn thận đề phòng, hạn chế gặp người lạ. Ngoài ra, mua hàng trong chợ online của chung cư vừa tiện, vừa rẻ, được miễn phí ship dù mua ít hay nhiều.
“Trong chợ online có đầy đủ từ hoa quả, rau củ, thịt cá, tôm, mực…Tuy nhiên, với các hàng tươi, sống như thịt, cá tôi vẫn thích mua tại siêu thị hơn nên thường chọn khung giờ vắng để đi. Đợt này, công ty đang cho nghỉ làm việc tại nhà nên có nhiều thời gian hơn”, chị Khánh nói.
Nhiều bà nội trợ chia sẻ, việc mua hàng online cũng là cách để phòng chống dịch
Thậm chí mua máy tính để làm việc tại nhà, chị Khánh cũng chọn mua online.
Video đang HOT
“Vì dịch, công ty cho nghỉ làm tại nhà nên tôi cần laptop để làm việc. Thế là quyết định mua máy luôn. Thực ra đến cửa hàng hay mua online thì cũng như nhau, đều có phiếu bảo hành, được kiểm tra hàng trước khi nhận nên tôi chọn mua online. Trong 15 ngày đầu nếu máy có vấn đề thì được đổi luôn nên không lo”, chị Khánh chia sẻ.
Chị Trần Thương (Cầu Giấy, Hà Nội) đang làm việc tại một công ty bất động sản cũng cho biết, thay vì đi ăn ngoài vào buổi trưa như mọi khi, nay mọi người trong công ty đã chuyển sang đặt đồ ăn qua mạng, giao hàng tận nơi.
Ngoài ra, những ngày này chị cũng hạn chế đi chợ để tránh nguy cơ lây nhiễm. “Tôi thường mua thực phẩm dự trữ khoảng 1 tuần. Hằng ngày nếu muốn mua gì thì tôi đặt hàng trên mạng, giao hàng tận nơi và thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng. Việc mua sắm quần áo, đồ gia dụng cũng chuyển hẳn qua việc mua hàng online”, chị Thương nói.
Theo chị Thương, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, thì việc mua sắm online là sự lựa chọn tốt nhất. Việc chờ giao hàng cũng không mất quá nhiều thời gian vì hiện nay các shop đều đẩy mạnh bán hàng trực tuyến.
Đi mua hàng tại siêu thị, nhiều người thanh toán bằng ví điện tử để hạn chế dùng tiền mặt
Cũng lo ngại sử dụng tiền mặt có nguy cơ lây nhiễm, anh Thuyên (26 tuổi) kỹ sư công nghệ thông tin đang làm việc tại một tập đoàn cho biết, đã từ rất lâu trong ví anh không quá nổi 500 nghìn tiền mặt. Để phòng chống dịch, anh ưu tiên đặt đồ ăn giao tận nơi, mua hàng trên mạng nhiều hơn. Đi siêu thị cũng thanh toán bằng ví điện tử để hạn chế tiền mặt. Tất cả các chi phí khác như điện, nước, tiền điện thoại, internet cũng được thanh toán qua ví, Mobile Banking.
Chính vì không dùng tiền mặt nên mới xảy ra tình trạng dở khóc dở cười: “Lâu lắm rồi tôi mới đi chợ, hôm cuối tuần vừa rồi thấy họ bán tôm hùm tươi sống nên tôi ghé vào mua, đến lúc tính tiền tôi mới sực nhớ ra trong ví không đủ tiền mặt để trả. Nếu người bán cũng dùng internet banking thì tôi cũng chuyển khoản rồi đấy, nhưng cuối cùng tôi vẫn phải đi rút tiền để trả”, anh Thuyên nói.
Để khuyến khích người tiêu dùng mua hàng qua kênh trực tuyến, hiện nay các sàn thương mại điện tử lớn cũng liên tục triển khai các chương trình giảm giá, khuyến mại.
Còn ngân hàng thì miễn, giảm phí cho các giao dịch có giá trị nhỏ, khuyến khích khách hàng giao dịch qua các kênh ngân hàng điện tử Internet Banking, Mobile Banking hoặc thanh toán không dùng tiền mặt nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm covid-19. Hiện có 32/45 ngân hàng thành viên của công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) đã miễn/giảm phí giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng giá trị nhỏ từ 500.000 đồng trở xuống. Napas cũng cho biết, tính từ ngày 1/2 đến 24/2/2020, số lượng giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng 24/7 qua Napas đã tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Infonet
Mua hàng chất lượng, giá bình ổn ở đâu giữa tâm dịch Covid-19?
Trước diễn biến của dịch Covid-19, nhu cầu mua sắm tăng đột biến. Tình trạng "khan hàng" đẩy giá xuất hiện, người tiêu dùng vừa phòng dịch, vừa quay cuồng trong cơn "bão" giá.
"Cháy hàng", đội giá giữa mùa dịch
Chủng virus mới corona đang khiến cả thế giới lo lắng trước những tác động rất lớn đến kinh tế, xã hội. Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, tính đến 11h ngày 26/02/2020, thế giới đã ghi nhận 80.995 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 2.762 trường hợp tử vong.
Trước thực tế này, người dân được khuyến cáo nên tránh những nơi đông người, đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn thường xuyên. Trước thực trạng đó, nhiều người đã và đang thực hiện "phương án" mua đồ tích trữ dài ngày để hạn chế việc ra ngoài, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, đẩy nhu cầu chung lên cao đột biến. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2020 tăng cao so với cùng kì năm ngoái, ở mức 6,43%. Đây là mức chỉ số cao nhất ở cùng thời điểm trong 7 năm trở lại đây.
Người dân đổ xô đi mua sắm tích trữ trong mùa dịch
Sau Tết, nguồn cung chưa ổn định kèm theo thời tiết khắc nghiệt tại các tỉnh miền Bắc trong những ngày qua khiến nhiều mặt hàng trở nên khan hiếm. Theo ghi nhận, giá của các mặt hàng thực phẩm đều tăng ở mức từ 20-30%. Giá thịt lợn dao động từ 180.000 - 200.000đ/kg, thịt bò 300.000 - 350.000đ/kg.
Đặc biệt, rau củ quả là mặt hàng được người tiêu dùng "săn đón" nhiều nhất. Theo khảo sát tại các chợ, nhiều loại rau đều có giá "tăng vọt", lên gấp 2, thậm chí gấp 3 so với ngày thường và dự kiến sẽ tiếp tục tăng ở mức cao trong thời gian tới.
Trước tình hình này, nhiều người tìm đến mua sắm tại các hệ thống siêu thị lớn có mức giá bình ổn. Chị Tuyết Mai (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Gần 2 tháng nay tôi chỉ mua sắm ở siêu thị VinMart vì giá không tăng. Không gian sạch sẽ, hàng hóa bài trí khoa học, thực phẩm tươi sống được cập nhật thường xuyên, rau củ quả sạch tươi rói theo ngày mà giá lại ổn định."
VinMart&VinMart "lội ngược dòng" giữa tâm dịch
Trước thực trạng khan hàng - đội giá, Sở Công thương Hà Nội cho biết đã làm việc với các chuỗi bán lẻ lớn yêu cầu tăng dự trữ thêm 10 - 15%, chủ động tìm nguồn hàng sản lượng nhập, dự trữ; mở rộng thêm kênh bán hàng qua kênh online, giảm tải lượng người mua trực tiếp.
Trong đó, là chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam, hệ thống VinMart, VinMart cam kết đảm bảo duy trì các mặt hàng ở mức giá ổn định. Sở hữu 18 nông trường rau VinEco cung cấp độc quyền, các mặt hàng tiêu dùng đa dạng nằm trong hệ sinh thái của Masan, VinMart, VinMart đang trở thành điểm đến hàng đầu của nhiều người dân.
Hệ thống VinMart, VinMart luôn đa dạng rau xanh và các thực phẩm tươi sống
"Đồng hành cùng với người tiêu dùng trong mùa dịch bệnh cao điểm, VinMart cam kết không tăng giá giá các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm. Với việc chủ động đặt hàng, ưu tiên chuyển hàng về các siêu thị có nhu cầu mua sắm lớn từ các nhà cung cấp lớn và uy tín, người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm mọi nhu cầu đều sẽ được đáp ứng tại đây", đại diện VinMart, VinMart nói.
Đại diện của hệ thống bán lẻ này còn cho biết, các chương trình khuyến mại hấp dẫn được triển khai thường xuyên trong mùa dịch, rất nhiều mặt hàng có giá bán ưu đãi thậm chí thấp hơn ngày thường.
Cụ thể, về rau củ quả, số lượng rau củ quả tại hệ thống VinMart, VinMart vẫn được cung ứng ổn định trước và sau Tết là 31.009 tấn, dự trù trong mùa dịch bệnh sẽ tăng thêm khoảng 40% số lượng để đảm bảo nhu cầu. Về thịt mát đóng khay, các sản phẩm thịt lợn, bò, gà đều tăng sản lượng trong quý 1/2020 từ 19% - 20%. Giá các loại thịt cũng rất bình ổn; nạc vai, nạc đùi giá 140.000/kg, ba chỉ có giá 179.000/kg, chân giò giá 128k/kg, sườn non giá 280k/kg, được nhiều người tiêu dùng đánh giá là mức giá hấp dẫn so với thị trường.
Cùng đó, các mặt hàng thực phẩm hoa quả đang có mức giảm giá vô cùng hấp dẫn lên tới 49%. Hiện, ổi chỉ còn 17.500đ/kg, táo gala Mỹ chỉ còn 59.900đ/kg, cam vàng 39.900đ/kg... Ngoài ra, mỗi cuối tuần đều có chương trình khuyến mãi thịt tươi trên toàn hệ thống từ thực phẩm tươi sống đến các ngành hàng đồ bơ sữa trứng, bánh kẹo, hóa mỹ phẩm...
Các mặt hàng thường xuyên được VinMart, VinMart triển khai ưu đãi giá hấp dẫn
Chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam hiện tại cũng được chú trọng thiết lập không gian mua sắm an toàn với những quy định phòng chống dịch bệnh chặt chẽ cho cả khách hàng và nhân viên. Bằng việc giữ giá bình ổn nhằm đồng hành và chia sẻ cùng người tiêu dùng trong suốt mùa dịch, VinMart, VinMart đang trở thành điểm đến mua sắm an tâm cho khách hàng.
Theo dân trí
Khẩu trang vải kháng khuẩn 7.000 đồng/chiếc: Dân mạng săn lùng nhưng chưa có hàng Công ty Dệt kim Đông Xuân (Hà Nội) vừa đưa ra thị trường loại khẩu trang vải chống khuẩn, tái sử dụng khoảng 30 lần giặt và có thể sử dụng trong phòng dịch... khiến chị em săn lùng. Sản phẩm được may bằng vải dệt kim 2 lớp, trong đó có một lớp kháng khuẩn, tái sử dụng khoảng 30 lần giặt,...