Chỉ có 3 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm vắc xin ComBE Five
Một số tỉnh đề nghị Bộ Y tế cho phép triển khai vắc xin ComBE Five để tiêm bù, tạo miễn dịch cho trẻ vì đã thiếu hụt trong thời gian dài.
Tiêm chủng vắc xin tại TP.HCM. – ẢNH: DUY TÍNH
Ngày 6.12, tại TP.HCM, Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia (Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư) tổ chức hướng dẫn sử dụng vắc xin “5 trong 1″ DPT – VGB – Hib ComBE Five (ngừa bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib, do Ấn Độ sản xuất thay thế cho vắc xin Quinvaxem) cho 20 tỉnh thành phía Nam.
Theo Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, ngày 14.5, Bộ Y tế có quyết định triển khai quy mô nhỏ tiêm vắc xin CombeFiev trên 7 tỉnh (Hà Nam, Bắc Giang, Yên Bái, Kon Tum, Bình Định, Đồng Tháp và Bà Rịa-Vũng Tàu) để rút kinh nghiệm. Ban đầu dự kiến vào tháng 7 và 8 nhưng sau đó chuyển sang triển khai tháng 10 và tháng 11 vừa qua ở trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.
Theo Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, lô vắc xin cung ứng về Việt Nam ngày 4.10 có số lô 220103118B, hạn dùng đến tháng 31.8.2020.
Đã có 17.356 trẻ được tiêm trên 7 tỉnh, đạt hơn 75%. Có 1.010 trẻ được báo cáo có phản ứng sau tiêm chủng (5,9%), trong đó phản ứng thông thường là 964 ca (5,5%), có 64 ca sốt trên 39 độ C và có 3 ca bị phản ứng nặng (2 ca ở Bình Định và 1 ca ở Bắc Giang).
Cụ thể: Trường hợp thứ nhất là tại TP.Quy Nhơn, Bình Định. Trẻ nam 3 tháng tuổi, sau 1 giờ 30 phút tiêm vắc xin trẻ xuất hiện tím tái, được xử trí tiêm thuốc chống sốc Adrenalin cấp cứu tại trạm y tế và sau đó chuyển điều trị tích cực tại Bệnh viện tỉnh Bình Định. Sau 5 ngày trẻ hồi phục và xuất viện.
Kết luận của hội đồng chuyên môn là phản ứng phản vệ sau tiêm chủng.
Video đang HOT
Trường hợp thứ 2 cũng tại H.Tuy Phước tỉnh Bình Định. Đó là trẻ nam 3 tháng rưỡi tuổi. Sau 5 giờ tiêm vắc xin trẻ xuất hiện phản ứng với triệu chứng sốt cao trên 39,5 độ C, co giật, được xử trí ban đầu tại bệnh viện huyện như hạ sốt, thở ô xy, thuốc seduxen. Sau đó trẻ được chuyển bệnh viện tỉnh trong tình trạng suy hô hấp, có cơn ngừng thở, được đặt nội khí quản, thở máy, điều trị tích cực, kháng sinh. Sau một tuần điều trị trẻ đã hồi phục và xuất viện.
Kết luận của hội đồng chuyên môn là trẻ bị phản ứng sốt cao, co giật, suy hô hấp sau tiêm chủng.
Trường hợp thứ 3 xảy ra tại H.Việt Yên tỉnh Bắc Giang, đó là trẻ nam 5 tháng rưỡi tuổi. Sau 1 giờ tiêm trẻ quấy khóc, tím môi và đầu chi, run và khó thở nhẹ. Trẻ được xử trí tiêm bắp bằng thuốc chống sốc Adrenalin cấp cứu (1/3 ống) tại trạm y tế, sau đó chuyển bệnh viện H.Việt Yên điều trị. Trẻ được thở ô xy, hạ sốt, truyền dịch và theo dõi. Sau 2 ngày trẻ xuất viện.
Hội đồng chuyên môn kết luận trẻ bị phản ứng phản vệ sau tiêm chủng.
Theo nhận xét của Dự án tiêm chủng quốc gia, việc theo dõi phản ứng sau tiêm vắc xin đã được thực hiện chủ động, chặt chẽ trong 3 ngày đầu, tỉ lệ phản ứng ghi nhận được trên trẻ tiêm là 5,9%, thông thường 5,5%. Việc chuyển đổi từ vắc xin Quivaxem sang ComBE Five đã được chấp thuận của cộng đồng, không có từ chối tiêm chủng.
GS-TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư, cho biết sau khi tiêm quy mô nhỏ vắc xin an toàn, các phản ứng giống như các loại vắc xin khác. Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia đề xuất Bộ Y tế xem xét cho phép triển khai vắc xin mới trên toàn quốc; tiêm bù cho trẻ chưa được tiêm đầy đủ trong thời gian vắc xin chưa kịp cung ứng từ tháng 8 đến nay.
Dự kiến cuối tháng 12.2018 hoặc đầu tháng 1.2019 triển khai ra các tỉnh khác. Hiện đã có 550.000 liều trong khi nhu cầu sử dụng dự kiến cả nước là 450.000 liều. Những lô vắc xin tiếp theo sẽ về để cung cấp cho thời gian tiếp theo trong năm 2019.
Dự án tiêm chủng mở rộng đề nghị các tỉnh thành triển khai tập huấn tiêm, tuân thủ quy định an toàn tiêm chủng, phối hợp sẵn sàng cấp cứu và các trường hợp phản ứng sau tiêm, chuẩn bị đầy đủ dây chuyền lạnh để bảo quản vắc xin. Vắc xin và dụng cụ tiêm là do Dự án tiêm chủng mở rộng cấp, còn địa phương cấp kinh phí công tiêm cho cán bộ y tế.
Theo phản ánh từ các tỉnh tiêm ComBE Five quy mô nhỏ, trong người dân còn có tâm lý e ngại cho con em đi tiêm vắc xin mới, họ chờ người khác tiêm xong xem có bị gì không, nếu không thì mới cho tiêm. Tuy nhiên, một số địa phương đề nghị Bộ Y tế cần triển khai đồng bộ trên toàn quốc và cấp luôn bây giờ (trong tháng 12) vì đã thiếu vắc xin một thời gian dài, để tiêm kịp cho trẻ. Tuy nhiên, cũng có một số địa phương xin triển khai từ đầu năm 2019.
Theo các chuyên gia, tiêm vắc xin đúng lịch là tốt nhất, nếu có vấn đề thiếu hụt thì cần tiêm đầy đủ mũi cho trẻ trước 6 tháng tuổi. Với ComBE Five thì khuyến cáo tiêm trước 24 tháng tuổi.
Theo thanhnien
Việt Nam cấp phép lưu hành 8 loại vắc xin phòng nhiều bệnh giống Quinvaxem
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ngày 29/10 thông tin cơ quan này cấp phép lưu hành cho 8 loại vắc xin có tác dụng phòng nhiều bệnh, giống vắc xin Quinvaxem trong chương trình Tiêm chủng mở rộng đang bị hết tại các địa phương.
Ông Nguyễn Tất Đạt, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết, hiện nay, có 8 vắc xin phòng bệnh kết hợp được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam có thể phòng ngừa nhiều bệnh gồm:
Vắc xin Adacel: phòng ngừa 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván; số giấy đăng ký lưu hành: QLVX - 1077 - 17 do Công ty Sanofi Paster Limited (Canada) sản xuất.
Tiêm ngừa vắc xin cho trẻ tại Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh CDC Tiền Giang. Ảnh: H.Hải
Vắc xin bạch hầu - ho gà- uốn ván hấp phụ (DPT) phòng 3 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván; SĐK: QLVX - 965 - 16 do Viện vắc xin và sinh phẩm Y tế Việt Nam sản xuất.
Vắc xin Tetraxim phòng 4 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt; SĐK: QLVX - 826 - 14 do Công ty Sanofi Pasteur S.A - Pháp sản xuất.
Vắc xin Pentaxim phòng 5 bệnh (bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bệnh do Hib); SĐK QLVX - 991 - 17 do Công ty Sanofi Pasteur S.A - Pháp sản xuất.
Vắc xin ComBE Five (Liquid) phòng 5 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gàn, viêm gan B, bệnh do Hib; SĐK QLVX - 1040 - 17 do Công ty Biological E.Limited (Ấn Độ) sản xuất.
Vắc xin Diptheria, Tetanus, Pertussis, Hepatitis B and Hamemophilus influenza type b Conjugate Vaccine Adsorbed phòng 5 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bệnh do Hib; SĐK: QLVX - 1109 - 18 do Công ty Serum Institute of India.Pvt.Ltd - Ấn Độ sản xuất.
Vắc xin Hexaxim phòng 6 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bại liệt, bệnh do Hib; SĐK: QLVX - 989 - 17 do Công ty GlaxoSmithKline Biological S.A (Bỉ) sản xuất.
"Còn với việc sử dụng vắc xin phòng bệnh phối hợp trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR), theo báo cáo của các đơn vị về kế hoạch cung ứng vắc xin giai đoạn 2018 - 2019, lượng vắc xin phòng bệnh phối hợp bạch cầu, ho gà, uốn ván là đủ để cung cấp cho nhu cầu tiêm chủng của nhân dân cả trong TCMR và tiêm chủng dịch vụ", Cục Quản lý Dược khẳng định.
Vì thế, cơ quan này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần đưa trẻ đi tiêm phòng theo đúng lịch tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Thiếu hụt vắc xin '5 trong 1' tiêm miễn phí cho trẻ nhỏ Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết một số địa phương đã hết vắc xin phối hợp "5 trong 1". Tiêm vắc xin dịch vụ "5 trong 1" cho trẻ thay thế vắc xin miễn phí đang tạm hết - NGỌC THẮNG Ngày 28.10, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế),...