Chỉ cần ngừng mua bơ là có thể mua nhà, nghe “nực cười” nhưng lại là lời khuyên thiết thực từ một triệu phú người Úc
Ông trùm bất động sản giàu có ở Úc đã khuyên những người trẻ rằng nếu họ muốn tài sản ngày càng tăng thì nên ngừng chi tiêu nhiều tiền cho việc mua quả bơ và cà phê.
Theo trang CNBC, triệu phú Úc Tim Gurner, 35 tuổi đã cho biết: “ Tôi đã không mua trái bơ với giá 15 – 19 đô la và cà phê với giá 4 đô la mỗi cốc khi cố gắng mua nhà“.
Trong cuộc phỏng vấn, Tim Gurner đã nhấn mạnh về việc anh chăm chỉ như thế nào khi còn trẻ. “ Khi tôi bắt đầu kinh doanh, đó là lúc 19 tuổi. Tôi đã làm việc trong phòng tập thể dục từ 6 giờ sáng đến 10 giờ 30 phút đêm. Tôi cứ làm việc như thế 7 ngày trong tuần cho đến khi đủ khả năng mua được ngôi nhà đầu tiên“.
Nhìn vào thế hệ trẻ ngày nay, Tim Gurner thấy họ khá thờ ơ trong chuyện tiết kiệm tiền. “ Họ chỉ quan tâm tới Kim Kardashian, những thứ phù phiếm và thấy việc sở hữu một chiếc xe Bentley là chuyện bình thường.
Họ muốn ăn ngon mỗi ngày, muốn đi du lịch hết nước này tới nước khác mỗi năm. Nhưng họ không chịu hiểu rằng, chính người giàu cũng đang phải nỗ lực, làm việc vất vả và tiết kiệm từng đồng. Làm mọi thứ họ có thể chỉ để kiếm được nhiều tiền hơn“.
Tim Gurner.
CNBC cũng trích dẫn rằng, Tim Gurner nhận định rằng người trẻ tuổi sẽ có thể sở hữu nhiều cơ hội hơn và có thể mua nhà nếu ngừng chi tiêu tất cả số tiền của họ trong các quán cà phê đắt tiền.
“ Tôi đã nhìn thấy nhiều người trẻ tuổi mua quả bơ kèm với phô mai rồi phết chúng lên bánh mì ngũ cốc nướng với mức giá 22 đô la (512.000 đồng) và có khi còn nhiều hơn thế. Với tôi, thì tôi có thể ăn bữa trưa này vì tôi là người trưởng thành, có thu nhập, điều kiện kinh tế cho phép và đủ khả năng nuôi gia đình. Nhưng các bạn trẻ lại khác. Họ có nên tiết kiệm tiền bằng cách ăn ở nhà, tiết kiệm từng bữa ăn giá gần triệu bạc vài lần trong tuần có thể khiến họ đủ tiền để đặt cọc mua nhà“, Tim Gurner chia sẻ.
Video đang HOT
Được biết, triệu phú Tim Gurner bắt đầu sự nghiệp của mình như là một nhà đầu tư bất động sản sau khi mua một phòng tập thể dục ở phía Nam Melbourne vào năm 2001 với việc vay 34.000 USD (791 triệu đồng) từ ông nội của mình.
Sau đó, anh tiếp tục thành lập công ty bất động sản Gurner của mình vào năm 2015 và theo 9news, công ty đang có những dự án phát triển trị giá 3,8 tỷ USD (88,5 tỷ đồng).
Theo CNBC, nghị sĩ Mỹ Jason Chaffetz cũng đưa ra tranh luận về việc nên dành thu nhập cho những khoản xứng đáng khi ông nói những người Mỹ không đủ tiền mua bảo hiểm y tế thì nên ngừng mua điện thoại thông minh.
Câu chuyện mua nhà của cô nhân viên tư vấn bảo hiểm, thu nhập tháng 20 triệu, chỉ mặc quần áo dưới 200k, trong vòng 5 năm mua được nhà Hà Nội
Học xong ra trường, xác định ở lại thành phố lập nghiệp sẽ phải tự thân vận động nên cô gái này đã chọn tiết kiệm là phương châm sống, đặt mục tiêu mua nhà trước tuổi 30.
Khi độc thân, các cô gái thường thích mua sắm, sẵn sàng chi mạnh tay cho váy áo, những chuyến di chuyển, trải nghiệm cuộc sống bởi "thanh xuân chỉ có 1 lần".
Cô gái này lại khác, tuy vẫn có đam mê với váy áo, du lịch, song ưu tiên hàng đầu của cô lại là mua cho mình 1 căn hộ riêng.
Cô gái ấy là Trần Thi Ngà, sinh năm 1991, quê Thái Bình. Ngà học chuyên ngành tài chính kế toán. Ra trường cô xin làm nhân viên kế toán được 2 năm thì chuyển sang làm tư vấn viên bảo hiểm với mức thu nhập từ 15 đến 20 triệu một tháng.
Xác định ở lại thành phố lập nghiệp sẽ phải tự thân vận động nên Ngà đã chọn tiết kiệm là phương châm sống.
"Bản thân mình xuất thân tỉnh lẻ, bố mẹ không có điều kiện. Học xong ra trường, xác định ở lại thành phố lập nghiệp sẽ phải tự thân vận động nên mình đã chọn tiết kiệm là phương châm sống".
Ngà chia sẻ, bắt đầu đi làm lương khởi điểm của cô là 8 triệu, phải đi thuê trọ nhưng cô vẫn tiết kiệm được 50% tiền lương mỗi tháng. Càng về sau, khi đã có kinh nghiệm chi tiêu mua sắm, cô co dần mức chi tiêu xuống còn 30 % thu nhập hàng tháng.
"Mình luôn nghĩ cách tiết kiệm tối đa chi phí sinh hoạt của bản thân. Phòng trọ mình ở ghép cùng các bạn, tự đi chợ nấu nướng, nói không với quán xá. Đặc biệt quần áo mình luôn quy định không mua những bộ đồ quá 200k. Thường thì mình săn hàng giảm giá là chủ yếu. Còn lại cuối tuần có thời gian mình sẽ lang thang dạo bộ ở mấy khu mua sắm chợ đêm. Chịu khó chọn 1 chút mình vẫn lựa được những bộ váy áo như ý, giá siêu rẻ mà chất lượng đôi khi cũng không thua kém hàng trong shop".
Quần áo Ngà luôn quy định không mua những bộ đồ quá 200k.
Chi phí một tháng của Ngà như sau:
Tiền phòng, điện nước: 700k (ở ghép 1 phòng 3 người)
Tiền ăn: 1 triệu
Quần áo: 500k
Xăng xe đi lại: 300k
Sinh nhật, cưới hỏi: 1 triệu
Xem phim, đi chơi: 1 triệu
Tổng chi phí bình quân 1 tháng Ngà chi tiêu hết 4.5 triệu. 2 năm đầu tiên đi làm với mức lương 8 triệu, Ngà để ra được 150 triệu.
"Sống cảnh ở trọ, mình luôn khao khát có thể mua được nhà riêng để không phải sống cảnh suốt ngày nơm nớp lo bị đòi lại nhà vì bản thân mình ngại nhất phải chuyển chỗ ở. Với lại 'an cư lạc nghiệp', tuy bản thân là phụ nữ, chưa có gia đình nhưng mình vẫn muốn mua nhà xong rồi mới tính tới chuyện chồng con. Tự túc là hạnh phúc. Mình đặt quyết tâm sẽ mua được nhà trước năm 30 tuổi", Ngà kể.
Đến 2015, Ngà chuyển sang làm nhân viên tư vấn bảo hiểm với mức thu nhập giao động từ 15 đến 20 triệu/tháng. Dù thu nhập đã cao hơn nhiều nhưng Ngà vẫn giữ đúng quy tắc chi tiêu không vượt quá 30% thu nhập để có thể thực hiện mục tiêu đề ra. Một tháng bình quân cô chuyển thêm vào sổ tiết kiệm được khoảng 10 đến 14 triệu.
Ước mơ mua nhà đã thành hiện thực. Ảnh minh họa
Duy trì đều đặn mục tiêu tích lũy ấy, bước sang đầu năm 2020, khoản tiền tiết kiệm của Ngà đạt 920 triệu bao gồm cả gốc lẫn lãi. Lúc này Ngà bắt đầu thực hiện ước mơ mua nhà. "Qua một vài sàn giao dịch Bất động sản, mình tìm hiểu và quyết định mua căn hộ căn hộ dành cho người thu nhập thấp. Mình chọn mua về Hà Đông cho gần chỗ mình làm, giá thành ở đó cũng dễ chịu hơn. Sau cùng mình lấy căn hộ rộng 72m với giá 915 triệu vừa khít với khoản tiền tiết kiệm bản thân có nên mình hoàn toàn không phải vay mượn. Thời gian trước mắt, nội thất trong nhà hầu như chưa có, mình chỉ kê chiếc giường, tủ quần áo là những vật dụng mình đã có sẵn từ trước. Khi nào có điều kiện mình sẽ sắm sau", Ngà chia sẻ.
Câu chuyện của một gia đình ở Hà Nội: Mua nhà 3 tỷ, sau 2 năm "còng lưng" trả lãi vẫn lỗ hàng trăm triệu Với nhiều người, mua đất mua nhà thường để lại siêu lợi nhuận cực lớn. Nhưng nếu không biết tính toán, phải vay số tiền lớn mua nhà, rất có thể bạn phải đối mặt rủi ro, thậm chí bán gấp để cắt lỗ. Cho tới thời điểm này, sau vài năm, mặc dù đã chấp nhận bán cắt lỗ ngôi nhà mua...