Chỉ 40% doanh nghiệp quan tâm bảo vệ thông tin cá nhân
Theo Báo cáo Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam 2011 vừa được Cục TMĐT và CNTT (Bộ Công Thương) công bố, mặc dù việc bảo vệ thông tin cá nhân trong giao dịch trực tuyến có ý nghĩa ngày càng quan trọng nhưng kết quả điều tra cho thấy mới có 40% doanh nghiệp quan tâm tới việc bảo vệ thông tin cá nhân.
Báo cáo cũng chỉ rõ có sự khác biệt đáng kể giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với việc triển khai các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân cho khách hàng. Cụ thể, trong khi 66% doanh nghiệp lớn cho biết đã áp dụng các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân thì tỷ lệ này tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới là 40%. “Nhìn chung, sự quan tâm tới việc bảo vệ thông tin cá nhân của các doanh nghiệp năm 2011 không thay đổi nhiều so với năm 2010″, bản báo cáo cho biết thêm.
Ngoài ra, dù hầu hết doanh nghiệp và người tiêu dùng biết tới lợi ích to lớn của TMĐT nhưng vẫn chưa ứng dụng hoặc mới ứng dụng ở mức thấp do lo ngại về các rủi ro trong giao dịch trực tuyến. Ngược lại, cũng có nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia thương mại nhưng chưa chú ý thỏa đáng tới việc bảo vệ thông tin trên môi trường mạng.
Kết quả điều tra năm 2011 về hoạt động bảo đảm an toàn thông tin tại các doanh nghiệp cho thấy có 37% sử dụng biện pháp tường lửa, 92% sử dụng các phần mềm, 14% sử dụng các biện pháp phần cứng.
Video đang HOT
Nếu khảo sát chi tiết hơn về việc bảo đảm an toàn thông tin theo quy mô doanh nghiệp, có thể thấy tỷ lệ các doanh nghiệp lớn sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ như biện pháp tường lửa chỉ có 36% doanh nghiệp vừa và nhỏ (trong khi các doanh nghiệp lớn ở mức 55%) hay bảo đảm an toàn thông tin qua phần cứng với 13% doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng (trong khi 39% doanh nghiệp lớn sử dụng biện pháp này)…
Ông Vũ Quốc Thành, Tổng thư ký Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) dự đoán, nếu nền kinh tế năm 2012 vẫn tiếp tục khó khăn, việc đảm bảo an toàn thông tin giữa các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước sẽ tiếp tục có sự phân chia rõ rệt. Các doanh nghiệp lớn có sự đầu tư, quan tâm về an toàn thông tin sẽ ngày càng khó bị tấn công hơn trong khi những đơn vị khác dễ dàng trở thành mồi ngon cho tin tặc.
Đối với các trở ngại trong việc ứng dụng, triển khai TMĐT, các doanh nghiệp được khảo sát đều đã coi an toàn thông tin là trở ngại lớn nhất và có thể sẽ vẫn tiếp tục thuộc nhóm các trở ngại lớn nhất trong những năm tới. Chính vì thế, các doanh nghiệp đã đề xuất, đề nghị Nhà nước tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo thông tin trên các website TMĐT có độ tin cậy cao, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Tại Việt Nam, theo thống kê của VNISA, tấn công từ chối dịch vụ năm 2011 tăng 70% và các cuộc tấn công mạng cũng tăng gấp 3 lần so với năm 2010, thậm chí trong tháng 5-6/2011, đã có đến 329 website .gov, .vn bị tấn công. Còn thống kê của Bkav cho thấy, trong năm 2011 có đến 64,2 triệu máy tính tại Việt Nam bị nhiễm virus (trung bình một ngày có hơn 175 nghìn máy tính bị nhiễm virus), 2.245 website của cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công (trung bình mỗi tháng có đến 187 website bị tấn công).
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bảo mật dữ liệu trực tuyến: Ai chịu trách nhiệm?
Mario Santana, chuyên viên xử lý bảo mật và phân chia dữ liệu của công ty truyền thông Verizon (VZ) cho hay: "Khi nói đến việc lưu trữ dữ liệu trên điện toán đám mây, các công ty thường xuyên nghĩ ngay đến việc giao toàn quyền cho công ty họ thuê. Một số doanh nghiệp vẫn nhầm lẫn một cách mơ hồ rằng một khi họ lựa chọn lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ thuê bên ngoài thay vì của riêng mình, họ sẽ không còn phải để ý đến việc bảo vệ thông tin đó. Thực ra công việc của chúng tôi đơn giản là chỉ xem qua vấn đề và chỉ ra những lỗi mà họ đang gặp phải. Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy họ tin rằng mình sẽ không phải đối phó với bất cứ rắc rối nào. Điều đó không thể xảy ra."
Những mối đe dọa lớn nhất với việc lưu trữ trên điện toán đám mây thường đến từ bên ngoài. Nhưng việc không có ai chịu trách nhiệm cho việc bảo mật cho chúng còn nghiêm trọng hơn. Khi nhu cầu cho các dịch vụ điện toán đám mây ngày càng cao và đe dọa các giới hạn an toàn trên mạng, Verizon và các nhà cung cấp khác, như IBM đang tiến hành các bước tích cực để giúp khách hàng có thể nhận thức kỹ hơn về việc bảo vệ dữ liệu của chính mình.
Hãng IBM luôn thỏa thuận trước với khách hàng những dịch vụ và yêu cầu mà mình có thể đáp ứng. Tuy nhiên, theo lời của Ryal Berg - chuyên viên bảo mật điện toán đám mây của IBM, có rất ít khách hàng quan tâm đến vấn đề bảo mật và phần nhiều trong số họ thậm chí còn không để ý đến vấn đề đó. "Chúng tôi đang cố gắng để họ có thể hiểu được trách nhiệm của mình. Trong trường hợp có vấn đề thực sự nghiêm trọng xảy ra, liệu họ có biết chúng sẽ được sửa chữa thế nào? Và quan trọng là ai sẽ sửa chúng cho họ?"
Một thách thức khá lớn là chuẩn hóa quá trình thực hiện bảo mật. Dịch vụ hỗ trợ của điện toán đám mây là rất đa dạng. Ông nói tiếp "Nó liên quan đến một loạt các máy tính cùng lúc, từ việc mua dung lượng trên máy chủ đến việc cho thuê phần mềm ứng dụng sau đó là chuyển giao từ một nhà cung cấp (chẳng hạn như Salesforce.com) qua Internet. Các máy chủ có thể được đặt trong một thành phố gần đó, một tiểu bang khác, hoặc thậm chí một quốc gia khác và được điều hành bởi nhiều quy định dữ liệu khác nhau. Khoảng 74% của các nhà cung cấp nói rằng việc hướng dẫn cho khách hàng là rất cần thiết để bảo mật trên điện toán đám mây (theo một báo cáo năm 2011 bởi chuyên gia tư vấn Frost & Sullivan ở Mountain View, California)"
Nhưng không giống như các nhà cung cấp, những người sử dụng dịch vụ của họ lại nghĩ khác. Ví dụ, Adventist Health System- trung tâm chịu trách nhiệm việc hoạt động của 43 cơ sở và công ty y tế khác nhau luôn có những yêu cầu nghiêm ngặt về quy định để bảo vệ dữ liệu, vì vậy mọi email liên quan đến công ty đều được lưu trữ trên trung tâm điện toán đám mây của IBM . Sharon Finney, nhân viên chịu trách nhiệm an ninh dữ liệu của Health System Altamonte (Springs, Florida) nói rằng cô bị phụ thuộc rất nhiều vào IBM để giữ gìn thông tin an toàn. "Nếu tôi có thể nắm tất cả các trách nhiệm đó, tất cả các quyền điều khiển, thì việc sử dụng điện toán đám mây với tôi chẳng có ích lợi gì. Đó là cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp dịch vụ. Do đó, tôi dành trách nhiệm bảo mật đấy cho họ. Mặc dù vậy, nếu rắc rối phát sinh từ nhân viên của công ty tôi, thì trách nhiệm đó sẽ thuộc về Adventist Health System".
Trụ sở của Adventist Health System.
Joe Coyle, giám đốc công nghệ của Capgemini tại Bắc Mỹ nói rằng việc tạo ra một dịch vụ có có thể đáp ứng yêu cầu của mọi công ty về bảo mật là vô cùng khó khăn, thậm chí ông cũng không thể hình dung đám mây đó sẽ phải như thế nào. Ông khẳng định rằng việc các công ty sử dụng điện toán đám mây không có nghĩa là họ được phép giao mọi trách nhiệm về bảo mật cho công ty cung cấp dịch vụ. Trách nhiệm đó phải được san sẻ cho cả hai bên.
Theo ICTnew
Người dùng Facebook chưa để ý bảo mật thông tin Theo nghiên cứu của tạp chí về người tiêu dùng Hoa Kỳ, Consumer Reports, rất nhiều người sử dụng mạng xã hội Facebook chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của vấn đề bảo mật thông tin cá nhân trên trang của họ. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) Theo Consumer Reports, có tới gần 13 triệu người dùng Facebook tại Hoa...