Chỉ 15.000 đồng nhưng dụng cụ kẹp đồ ăn nóng này rất được việc cho các bà nội trợ
Nếu là tín đồ của các món hấp hay chuyên hâm nóng đồ ăn trong lò vi sóng, bạn sẽ cần một chiếc kẹp đồ ăn nóng đấy.
Nhiều gia đình có thói quen sử dụng khăn bếp hoặc găng tay dày mỗi lần cần nhấc đồ ăn nóng trong nồi hấp hoặc lò vi sóng ra ngoài. Tuy nhiên, dùng khăn lau bếp gấp lại có thể khiến khăn lau dính vào đồ ăn mất vệ sinh và găng tay lại có thể quá cồng kềnh.
Găng tay nấu ăn không phải lúc nào cũng tiện lợi để lấy đồ ăn nóng.
Chính vì vậy, khi chiếc kẹp nhấc đồ ăn được các shop bán hàng giới thiệu, WeBuy đã rất tò mò liệu món đồ này có giúp bạn nhấc đồ ăn nóng ra khỏi nồi dễ dàng và an toàn hay không.
Thiết kế nhỏ gọn, cẩn thận nhưng chất liệu hơi “ rẻ tiền”
Dụng cụ kẹp đồ ăn có thiết kế nhỏ gọn, dài khoảng 20 cm với cán bằng nhựa cách nhiệt, phần kìm kim loại để tăng độ chắc chắn. Tuy nhiên, sản phẩm mang lại cảm giác khá nhẹ tay, cán nhựa được làm từ nhựa tái chế chất lượng thấp.
Bù lại, sản phẩm này được thiết kế khá có tâm khi phần mũi kìm bẹt được uốn cong để có thể ôm chặt lại các loại khay, bát hình vòm thông thường của nhà bếp. Chiếc móc kim loại ở cán giúp bạn khóa chặt kẹp gọn gàng những khi không sử dụng.
Mũi kìm bẹt, cong nhẹ ôm gọn lấy thành nồi, bát, xửng hấp.
Ở cán kẹp có một móc kim loại nhỏ để cố định kẹp lúc không sử dụng. Khi cần dùng đến, bạn chỉ cần lật móc kim loại lên.
Nhấc đồ ăn tốt, chắc chắc nhưng chống chỉ định với nồi lòng sâu
Video đang HOT
Dù chất liệu của dụng cụ kẹp đồ này không quá xịn sò nhưng WeBuy vẫn có thể dùng nó để nhấc dễ dàng, chắc chắn một bát con nước. Dụng cụ này giúp bạn nhấc các đồ ăn ra nhanh chóng, dễ dàng và chắc chắn hơn so với việc dùng giẻ lau hoặc những lúc găng tay bếp không thể tiếp cận.
Sản phẩm này nhấc tốt và chắc chắn các đồ vật không quá nặng.
Tuy nhiên, khi thử nhắc một bát tô to đầy nước nặng gần 1kg, các bộ phận ghép nối với nhau của dụng cụ có dấu hiệu hơi rung lắc khiến WeBuy khá lo lắng. Lời khuyên rút ra là, bạn nên dùng chiếc kẹp cho những loại đồ ăn không quá nặng và trong thời gian không quá lâu.
Chiếc kẹp phù hợp với các dạng nồi, bát không quá to và sâu.
Khi nhấc đồ ăn từ trong nồi ra, chiếc kẹp có phần cán kim loại quá ngắn nên sẽ khiến bát bị kênh lên một chút. Điều này không có ảnh hưởng gì với đồ ăn dạng đặc nhưng có thể khiến đồ ăn lỏng, đầy bị sánh một chút ra ngoài.
Bài thử thách của WeBuy cho thấy chiếc kẹp này nhấc đồ ăn rất nhanh, tiện, chắc chắn với đồ ăn không quá nặng. Sản phẩm này không thích hợp khi bạn dùng cho nồi lòng sâu.
Điểm trừ lớn nhất là phần càng kim loại quá ngắn nên bạn không thể tiếp cận được khay đồ ăn nếu nồi hấp sâu lòng. Nhưng vì sản phẩm này chỉ có giá khoảng 15.000 đồng nên WeBuy có thể tha thứ cho điểm thiếu tiện dụng này của chiếc kẹp đồ ăn. Nếu sản phẩm này có phần càng kim loại linh hoạt hơn và chắc chắn hơn thì sẽ không còn điểm gì chê trách lại.
Tổng kết lại, WeBuy đánh giá dụng cụ kẹp đồ ăn nóng có những ưu, nhược điểm dưới đây:
Ưu điểm:
- Thiết kế gọn gàng, dễ sử dụng và bảo quản
- Nhấc tốt các đồ ăn nhẹ nhàng dưới 1kg, đặc biệt không nóng, không vướng víu.
- Giá rẻ, chỉ 15.000 đồng.
Nhược điểm:
- Thiết kế chưa chắc chắn, không đẹp.
- Bó tay với đồ ăn ở nồi sâu lòng, có thể làm đồ ăn lỏng bị sánh ra ngoài.
Kết luận: Gia đình nhỏ khoảng 4 người, hay ăn đồ hấp, hâm đồ ăn trong lò vi sóng nên có một chiếc.
Theo Afamily
Tôi không bao giờ mua quà tặng mẹ chồng, vì sao?
Tôi còn nhớ, khi dọn đồ ra khỏi nhà, chị dâu đã bỏ nhỏ tôi một câu: "chị chịu đựng hơn 10 năm rồi, giờ đến lượt em đó".
Tôi cưới chồng gần được hai năm và có một bé gái lên một tuổi. Tôi phải làm dâu từ khi mới cưới vì chồng là con út. Trước đó, vợ chồng anh trai ở với ba mẹ chồng nhưng khi tôi về thì họ xin ra riêng.
Ảnh minh họa
Tôi còn nhớ, khi dọn đồ ra khỏi nhà, chị dâu đã bỏ nhỏ tôi một câu: "chị chịu đựng hơn 10 năm rồi, giờ đến lượt em đó". Lúc ấy mới cưới, tôi cũng chưa hình dung sống chung với ba mẹ chồng sẽ như thế nào nên không suy nghĩ nhiều.
Trong thâm tâm tôi xác định sẽ đối xử với ba mẹ chồng như ba mẹ của mình. Vì đằng nào, tôi cũng sẽ ở chung với ông bà. Nghĩ thế, tôi không hề xét nét thái độ của mẹ, dù bà hay cáu gắt, cau có tôi vẫn vui vẻ niềm nở.
Mỗi dịp lễ, tôi đều tặng quà cho mẹ chồng. Nhưng chỉ được ba lần thì tôi tự hứa sẽ không bao giờ mua quà tặng mẹ chồng nữa. Bởi mỗi lần tôi tặng, bà không những không trân trọng mà luôn kiếm cớ dằn vặt tôi. Tôi cảm thấy sự cố gắng gắn kết quan hệ mẹ chồng nàng dâu trở nên vô vọng.
Lần thứ nhất, mới cưới được hơn một tháng thì đến dịp 8.3, tôi suy nghĩ mãi không biết mua gì tặng bà. Qua tham khảo ý kiến nhiều chị em, tôi tìm đến shop quen mua cho bà hai bộ đồ mặc ở nhà.
Tôi chọn loại tốt, chất vải mát vì sắp đến mùa hè. Thế mà, tôi tặng hôm trước, hôm sau bà mặc liền. Nhưng sau một lúc làm việc ngoài vườn, bà trở vào với cái quần rách te tua.
Tôi chưa kịp hiểu chuyện gì đã xảy ra thì nghe bà phàn nàn: "áo quần gì mà dễ rách, đồ bành nên mới thế, mua cũng chẳng nên hồn". Lúc đó, bố chồng tôi và hàng xóm đang đánh cờ, khi được hỏi ai mua thì bà trả lời: "vợ thằng Thành mua đó".
Ảnh minh họa
Kết quả vài ngày sau, cả xóm đồn ầm lên tôi mua đồ bành tặng mẹ chồng. Họ xì xào về tôi: "muốn nịnh mẹ chồng nhưng ki bo quá". Đến chồng tôi cũng nhắc nhở: "tặng mẹ thì mua cho đàng hoàng, ai lại mua áo quần bành". Tôi uất ức không chịu nổi, rõ ràng tôi mua đồ xịn nhưng mẹ chồng cố ý làm rách để làm mất mặt tôi.
Lần thứ hai, vào dịp 20.10, bà cứ kêu than da mùa lạnh khô quá, nứt nẻ cả. Tôi nghe thế nên đặt mua lọ kem dưỡng ẩm của Nhật Bản làm quà tặng mẹ chồng. Rút kinh nghiệm lần trước, tôi đưa cả hóa đơn cho chồng xem.
Lúc nhận, bà cảm ơn rối rít lắm. Nhưng vài ngày sau, mặt bà bị dị ứng ửng đỏ, bà kêu tôi mua mĩ phẩm dỏm cho bà. Tôi cũng thấy hoang mang, liên hệ với bên đặt hàng thì họ trả lời hàng mới, nếu có dị ứng cũng không phải triệu chứng như thế.
Họ nói nếu tôi cần đổi loại khác thì họ sẽ đổi cho nhưng phải bù tiền. Tôi về hỏi mẹ chồng về lọ kem để đổi lại nhưng bà cứ bảo để đâu không nhớ. Tôi đành chịu.
Sau đó 1 tuần, tôi ra hiệu thuốc tây đầu phố để mua khẩu trang y tế thì được chị chủ tiệm kể chuyện. Mẹ chồng đem lọ kem giữ ẩm xịn nhờ chị bán lại và mua một loại khác rẻ tiền hơn để dùng. Tôi đắng họng, chẳng biết phải nghĩ gì cho đúng.
Lần thứ ba, nhân dịp tết, tôi định may áo quần mới cho mẹ chồng. Rút kinh nghiệm hai lần trước, tôi chở bà đi chọn vải rồi may một bộ vest. Dù tôi gợi ý chọn màu khác nhưng bà nhất quyết chọn màu đen.
Đến tết, bà mặc đi chúc tết thì ba chồng tôi chê sao đầu năm mà mặc màu đen. Bà không biết chống chế kiểu gì lại đổ vấy sang cho tôi: "bộ này con Hương tặng đấy". Tôi định nói lại nhưng nghĩ đầu năm ồn ào không hay nên im lặng.
Ba chồng nghe thế, nghĩ tôi chọn màu nên không nói gì nữa. Không ngờ, ngày mồng 4 tết, bác chồng tôi bị đột quỵ qua đời. Sau khi lo đám xong xuôi, ba chồng gọi tôi nhắc khéo: "từ giờ mua gì cũng phải cẩn thận đừng để thành điềm gở cho cả nhà". Tôi biết ba đang nhắc tới bộ vest đen của mẹ.
Ảnh minh họa
Từ ngày đó, tôi chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện mua quà tặng mẹ chồng nữa. Đến ngày lễ, thấy chị em đồng nghiệp lao xao chọn quà, tôi cũng mặc kệ. Mục đích tặng quà để kết nối tình thân ai ngờ lại trở thành cái cớ để gây sự thì tặng để làm gì.
Theo Tinmoi24
Chồng thấy vợ đổ hết đá lạnh xuống bồn cầu, định trách móc nhưng hoá ra... Tưởng việc đổ đá vào bồn cầu chỉ để làm tan đá thừa, hóa ra nó còn có công dụng hữu ích khác mà rất nhiều nơi hiện nay đang áp dụng. Ở những nơi mà nhà vệ sinh được sử dụng chung như các nhà hàng hay quán ăn, quán bar thì công việc dọn dẹp, khử mùi nhà vệ sinh thường...