Chỉ 10% người Nhật có thiện cảm với Trung Quốc
Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc dẫn số liệu cho thấy chỉ 10% người Nhật có thiện cảm với Trung Quốc, kêu gọi Bắc Kinh cải thiện điều này.
Trong cuộc phỏng vấn với cổng thông tin Paper của Trung Quốc hôm 28/12, tân đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Hideo Tarumi dẫn số liệu khảo sát năm nay của Diễn đàn Bắc Kinh – Tokyo, cho thấy 45% người Trung Quốc được khảo sát có quan điểm thiện chí về Nhật Bản, một con số cao kỷ lục. Tuy nhiên, số người Nhật có quan điểm thiện chí về Trung Quốc giảm xuống mức thấp mới 10%.
“Về tình cảm của Nhật Bản đối với Trung Quốc, chúng tôi hy vọng Trung Quốc có thể xem xét lý do dẫn đến điều này. Tất nhiên, chúng tôi sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để xem xét điều đó và đưa ra đề xuất nếu cần thiết”, ông Tarumi nói.
Video đang HOT
Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Hideo Tarumi họp báo tại đại sứ quán ở Bắc Kinh hôm 11/12. Ảnh: Kyodo .
Tarumi, 59 tuổi, trở thành đại sứ Nhật tại Trung Quốc hồi tháng 11, hai tháng sau khi tân thủ tướng Yoshihide Suga nhậm chức. Trong cuộc phỏng vấn, Tarumi cho biết điều quan trọng nhất giữa Nhật Bản và Trung Quốc là xây dựng “quan hệ song phương ổn định”.
“Chúng tôi đã có thủ tướng khác, nhưng định hướng chung và chiến lược vẫn như cũ. Tôi tin rằng đây là chính sách ngoại giao của Thủ tướng Suga đối với Trung Quốc”, ông cho hay.
Quan hệ Nhật – Trung từ lâu đã căng thẳng do Nhật từng chiếm đóng Trung Quốc trong chiến tranh và tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông, song cả hai nước đều muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế và thương mại.
Tarumi cũng thảo luận về triển vọng Trung Quốc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), một ý tưởng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). “Chủ tịch Tập cho biết Trung Quốc sẽ tích cực xem xét việc tham gia CPTPP. Nhưng vẫn còn phải xem liệu Trung Quốc có sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu cao hơn hay không”, Tarumi nói.
Trong khi đó, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đang cố hoàn tất thỏa thuận thương mại ba bên. “Trung Quốc và Nhật Bản thực sự có một số vấn đề lâu dài, nhưng với tư cách là những quốc gia có thể tạo ra tác động lớn trong nền kinh tế thế giới và là động cơ của sự thịnh vượng ở Đông Á, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc nên cùng hợp tác hướng tới hợp tác thực tế để đáp ứng các vấn đề toàn cầu khác”, đại sứ Nhật Bản nhận định.
Nhật Bản bổ nhiệm đại sứ mới tại Mỹ
Ngày 25/12, Chính phủ Nhật Bản đã bổ nhiệm ông Tomita Koji làm đại sứ mới tại Mỹ, kế nhiệm ông Sugiyama Shinsuke giữ cương vị này từ tháng 1/2018.
Đại sứ Nhật Bản tại Hàn Quốc Koji Tomita (trái). Ảnh: AFP/TTXVN
Quyết định có hiệu lực cùng ngày 25/12. Trước quyết định bổ nhiệm này, ông Tomita giữ cương vị Đại sứ Nhật Bản tại Hàn Quốc từ tháng 10/2019.
Quyết định được đưa ra trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden nhậm chức vào tháng tới. Trước đây, ông Tomita từng giữ các chức vụ Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Washington và Vụ trưởng Vụ các vấn đề Bắc Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, theo đó ông từng làm việc với chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama khi ông Joe Biden giữ chức Phó Tổng thống.
Trong thời gian giữ cương vị Đại sứ Nhật Bản tại Hàn Quốc, ông Tomita đối mặt với nhiều thách thức cải thiện mối quan hệ giữa 2 nước đã giảm sút xuống mức thấp nhất trong lịch sử do các vấn đề thương mại và lao động thời chiến.
'Việt Nam đã đưa tầm nhìn và sự năng động của mình tới ASEAN' Ông Takio Yamada, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng "may mắn là Việt Nam tiếp nhận vai trò Chủ tịch trong một năm rất quan trọng này để đưa tầm nhìn và sự năng động của mình tới ASEAN". Chủ đề của năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam 'Gắn kết và Chủ động thích ứng' được cho là...