Cheapstore – Thương hiệu giày nam tầm trung cho dân văn phòng
Sau 7 năm ra mắt thị trường, Cheapstore đã là điểm đến tin cậy trong giới văn phòng, nơi mua sắm những đôi giày nam trẻ trung, chất lượng, hợp xu hướng mà giá chỉ tầm trung so với thị trường.
Đối với dân văn phòng, một đôi giày nam cần lịch sự, trang trọng giúp để tăng sự tự tin và thành công. Để tìm một đôi giày đi làm văn phòng thực sự không khó, nhưng trên thị trường chủ yếu là những mẫu giày truyền thống, già dặn và lỗi mốt. Không chỉ vậy, để có một đôi giày da nam chất lượng bạn phải bỏ ra vài triệu mới tìm được một đôi giày phù hợp. Nhận thấy sự bất cập ấy, Cheapstore đã ra mắt những dòng giày nam có giá tầm trung dành cho dân văn phòng với nhiều dáng giày khác nhau phù hợp với nhiều mức kinh tế hơn.
Mẫu mã đa dạng, trẻ trung, thoải mái
Khi đến với Cheapstore bạn sẽ phải choáng ngợp với các mẫu mã đa dạng như giày da, giày tây, giày lười da, boots,…
Tại Cheapstore có từ giày tây thanh lịch cho đến những đôi giày thoải mái, năng động như giày lười.
Video đang HOT
Đặc biệt, trong suốt 7 năm hoạt động, đội ngũ thiết kế của Cheapstore luôn trau chuốt từng đường kim, mũi chỉ cho từng đôi giày được bán ra, đảm bảo những đôi giày nam đến tay khách hàng thật chỉn chu và tinh tế. Thay vì việc sử dụng chất da tổng hợp để sản xuất Cheapstore luôn ưu tiên chọn chất liệu từ da bò thật 100%.
Dân công sở làm việc trong môi trường 8 tiếng mỗi ngày, đi giày liên tục thực sự cần một đôi giày thoáng khí, thoải mái. Những mẫu giày nam Cheapstore thường được thiết kế thêm đệm khí hoặc đúc cao su non để đem đến những bước đi nhẹ nhàng và êm ái nhất.
Giá tầm trung, hợp túi tiền
Chú trọng vào tiêu chí “Giày tốt, giá tốt”, Cheapstore luôn có sản phẩm phù hợp với từng khách hàng. Từ bình dân cho đến các dòng giày nam cao cấp, mẫu mã và giá thành đều đa dạng.
Ngoài ra, để tri ân khách hàng Cheapstore cũng thường xuyên tung ra các chương trình ưu đãi dành riêng cho Khách hàng thân thiết của Cheapstore và có các chương trình giảm giá sâu cho khách hàng.
Cam kết chất lượng, hậu mãi hàng đầu
Suốt 7 năm hoạt động, Cheapstore luôn tập trung cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ từng ngày. Cheapstore cam kết bảo hành 24 tháng cho mỗi đôi giày nam được bán ra. Ngoài ra còn thường xuyên đưa ra những chương trình khuyến mãi, chương trình dành riêng cho khách hàng trung thành với mong muốn đem lại nhiều giá trị tốt hơn. Đội ngũ nhân viên tại các showroom cũng luôn được đào tạo bài bản để tư vấn giúp khách hàng chọn lựa được những đôi giày phù hợp và chất lượng.
Tăng cơ hội cho tiêu thụ nông sản
Dịch Covid-19 bùng phát khiến xuất khẩu nông sản gặp rất nhiều khó khăn. Để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, Sở Công Thương Hà Nội đã liên tục tổ chức nhiều Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành tại Hà Nội.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan quản lý, người sản xuất cần chú trọng xây dựng thương hiệu, nắm rõ tình hình cung - cầu, từ đó chủ động sản xuất, kinh doanh.
Một gian hàng trưng bày sản phẩm trong Tuần lễ hàng trái cây, nông sản các tỉnh tại Hà Nội 2020.
Người tiêu dùng thêm cơ hội tiếp cận đặc sản vùng miền
Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, TP tại Hà Nội 2020 (diễn ra từ 20 - 22/11) tại khu vực Vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ với quy mô 80 gian hàng đã thu hút nhiều DN của 15 tỉnh, thành tham gia như: Sơn La, Hải Dương, Hà Giang, Lào Cai, Thanh Hóa, Bắc Giang, Bến Tre, Lâm Đồng, Bình Thuận, Quảng Ngãi...
Chọn mua các sản phẩm đặc sản Tây Bắc, chị Nguyễn Thị Liên ở 53 đường Hồng Hà chia sẻ: Tuần hàng diễn ra vào những ngày cuối tuần tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm nên chị có cơ hội mua các loại nông sản như măng khô, khoai sọ mán, rau cải mèo... Hà Giang, Sơn La chất lượng đảm bảo, giá cả phù hợp. Thực tế cho thấy, việc tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, TP tại Hà Nội 2020 đã giúp người tiêu dùng chọn được những sản phẩm nông sản, đặc sản của nhiều vùng miền, sản phẩm thương hiệu mỗi xã một sản phẩm (OCOP) bảo đảm chất lượng, giá cả phù hợp.
Nhiều DN tham dự sự kiện đánh giá: Tuần hàng đã giúp DN, HTX kết nối cung cầu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản tới người tiêu dùng Thủ đô. Đại diện HTX Nông nghiệp Mường Bú (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) Nguyễn Thị Toán chia sẻ: Tuần hàng không chỉ giúp HTX Mường Bú tiêu thụ sản phẩm mà còn kết nối với hệ thống siêu thị, tìm được đầu ra ổn định cho hàng nông sản. "Sau nhiều lần tham gia Tuần hàng nông sản, chúng tôi đã kết nối được với DN bán lẻ lớn như Big C, Vinmart tiêu thụ sản phẩm của HTX" - bà Toán chia sẻ. Trong khi đó, Trưởng phòng kinh doanh - Công ty Xuất nhập khẩu và Phát triển công nghệ Nhật Bản Nguyễn Thị Trang nêu rõ: Tuần hàng giúp DN quảng bá, giới thiệu với người tiêu dùng nông sản qua chế biến như tỏi đen, hà thu ô đỏ, trà tỏi đen Kochi sản xuất theo công nghệ Nhật Bản.
Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết: Cuối năm cũng là thời điểm có nhiều sản phẩm nông sản, trái cây của nhiều tỉnh, thành vào vụ thu hoạch. Nguồn cung tăng, trong khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến hoạt động xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế thị trường nội địa đang là "điểm tựa" tiêu thụ sản phẩm, đồng thời cân đối cung - cầu cho thị trường Hà Nội.
Cần chú trọng xây dựng thương hiệu
Theo các chuyên gia bán lẻ, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa chất lượng cao, nhiều tỉnh đã quan tâm đến việc sản xuất hàng nông sản đạt tiêu chuẩn VietGAP, Global... Tuy nhiên, hoạt động xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản của nhiều DN, HTX chưa tương xứng với giá trị của sản phẩm.
Theo Chủ nhiệm Câu lạc bộ Các nhà kinh tế (VEC) Đặng Đức Thành: Nguyên nhân khiến việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam gặp khó khăn do chất lượng không đồng đều, ổn định. Nhiều sản phẩm chưa đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn của thị trường gây ảnh hưởng đến thương hiệu và giá trị thương hiệu của sản phẩm. Quan trọng nhất là DN chưa thoát khỏi tư duy sản xuất nhỏ, manh mún từ trong cách làm thương hiệu, cách quản lý, sản xuất những mặt hàng nông sản. "Cái thiếu của Việt Nam hiện nay là thương hiệu và xuất khẩu thô quá nhiều. Điều đó làm giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông sản, gây thiệt hại cho nền kinh tế"- ông Thành phân tích.
Để thúc đẩy xây dựng thương hiệu nông sản Việt, thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ hỗ trợ cho các thương hiệu của đặc sản vùng miền và sản phẩm OCOP phát triển thông qua việc tổ chức quảng bá, hội chợ, triển lãm... Về phía Hà Nội, TP cũng đã ban hành Kế hoạch số 100/KH-UBND triển khai mô hình chỉ đạo điểm chương trình OCOP TP Hà Nội 2020. Tại kế hoạch này, TP đã đưa ra các nội dung triển khai cụ thể như: Tổ chức các sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa từng vùng miền tại các tuyến phố đi bộ; xây dựng thực hiện thí điểm một số điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP... qua đó hỗ trợ ngành nông nghiệp Thủ đô xây dựng thương hiệu nông sản.
Tuy nhiên, bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan quản lý, địa phương còn đòi hỏi chính bản thân DN phải thay đổi nhận thức theo hướng đặt chất lượng lên hàng đầu, đa dạng hóa sản phẩm, áp dụng các phương thức khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Đồng thời đẩy mạnh liên kết với DN bán lẻ để mở rộng kênh phân phối... đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Để tiêu thụ nông sản một cách bền vững bên cạnh việc nâng cao chất lượng, DN và người sản xuất cần quan tâm đến mẫu mã, bao bì, giá cả... Đặc biệt, cần quan tâm đến xây dựng thương hiệu. Khi thương hiệu được người tiêu dùng chấp nhận, sản phẩm sẽ đứng vững trên thị trường.
Khi 'đại gia' cũng ra... vỉa hè Dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ, nhiều DN lớn, có thương hiệu cũng lao đao và phải hạ mình để kéo khách nhằm giữ doanh thu. Otoke Chicken đưa kios ra trước cửa hàng bán cho khách mang đi Tự cứu Hàng loạt thương hiệu cao cấp từ thức ăn nhanh, cà phê... trước nay chỉ...