Chế độ giảm cân “ăn chất béo để diệt mỡ thừa” nghe qua tưởng hay nhưng giới chuyên gia chỉ rõ những tác động tiêu cực
Bạn sẽ phải suy nghĩ lại nếu có kế hoạch ăn chất béo để đốt mỡ thừa trong cơ thể bởi cả huấn luyện viên lẫn chuyên gia dinh dưỡng đều không hứng thú với phương pháp này.
Có vô vàn phương pháp giảm cân xuất hiện cùng xu hướng giữ vóc dáng. Trong đó chế độ ăn Keto giảm cân hiện nay được hội chị em phụ nữ vô cùng thích thú. Nhiều năm trở lại đây, chế độ ăn này trở thành chế độ ăn giảm cân siêu ưa chuộng bởi bạn vẫn có thể ăn thoải mái thịt cá, chất béo, miễn là nguồn carb cực thấp, thậm chí có những người cực đoan bỏ hẳn carb để giảm cân nhanh.
Vậy là chế độ ăn Keto giảm cân giống như kiểu ăn chất béo để tiêu diệt chất béo. Nghe qua có vẻ khá lý thú, dễ thực hiện vì không phải chỉ ăn mỗi rau củ quả nghèo nàn, thế nhưng giới chuyên gia mới đây nhận định chế độ ăn này không thực sự tốt cho sức khỏe.
Huấn luyện viên chỉ ra lý do nên tránh xa chế độ ăn Keto khiến nhiều chị em ngã ngửa
Theo HLV Minh Huy (HN), rất nhiều người, đặc biệt là hội chị em phụ nữ hiện nay có xu hướng không ăn carb để bật chức năng sử dụng mỡ để đốt mỡ, song song với đó là việc “nhét mỡ vào mồm”. Cụ thể như chế độ ăn Keto – một chế độ ăn loại bỏ hoàn toàn carb nhưng lại ăn thoải mái chất béo. HLV Minh Huy đã trình bày lý do chế độ ăn Keto hại nhiều hơn lợi trong video đăng tải trên Tiktok như sau:
“Mình đồng ý là cơ thể của chúng ta có trạng thái lấy mỡ làm năng lượng mà chúng ta vẫn gọi là “Ketosis”. Nhưng trạng thái trao đổi chất này cực kỳ cực đoan, rất có hại cho cơ thể. Nó được thiết lập trong cơ thể, giúp cho bạn chống bị chết do bỏ đói lâu dài khi bạn cắt tinh bột thôi. Tuy cực đoan nhưng nó vẫn tốt hơn là bị chết đói. Chứ không phải như các bạn nghĩ đây là một trạng thái bình thường, lúc nào sử dụng cũng được”, HLV Minh Huy chia sẻ.
Các bạn có thể lấy một vài trường hợp thành công, ví dụ như chính bản thân mình trong việc ăn Keto. “Nhưng ngược lại, mình cũng có thể lấy hàng trăm hàng nghìn những trường hợp cực kỳ xấu gặp các vấn đề khi ăn Keto như mắc các bệnh về chuyển hóa”, HLV Minh Huy khẳng định.
Để ví dụ rõ nét điều này, HLV Minh Huy cho biết, một youtuber 18 tuổi cực kỳ nổi tiếng, có hơn 1 triệu người theo dõi là fan trung thành của chế độ ăn Keto. Và hậu quả là, cứ mỗi lần ăn rau thì thanh niên này sẽ bị… táo bón.
Chuyên gia dinh dưỡng nhìn nhận thế nào về chế độ ăn Keto giảm cân?
Video đang HOT
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia), muốn giảm cân khoa học, bạn cần tuyệt đối tránh nhịn ăn, thanh lọc cơ thể và giảm cân bằng các loại nước sinh tố rất thấp năng lượng thay cơm ăn nước uống, dùng thuốc giảm cân thần tốc không rõ nguồn gốc có thể gây mất nước và giảm khối lượng cơ… dùng các thuốc nhuận tràng gây mất chất dinh dưỡng, mất nước và chất điện giải…
Thêm vào đó, để ngăn chặn thừa cân, béo phì đúng cách cần chú ý các nguyên tắc hàng đầu như giảm năng lượng ăn vào, cải thiện chất lượng bữa ăn, áp dụng chế độ ăn rất thấp năng lượng kéo dài 12-16 tuần (áp dụng cho người có BMI từ 30 trở lên)… Trong đó, chuyên gia nhấn mạnh, phương pháp giảm cân Keto hiện nay được rất nhiều chị em phụ nữ tìm đến.
Tuy nhiên, “phương pháp này có rất nhiều hạn chế như mất ít nhất nửa tháng để có thể ở trong trạng thái cơ thể luôn đào thải mỡ qua đường bài tiết (trạng thái Ketosis); khiến cơ thể dễ bị mệt, ốm yếu, táo bón hoặc tiêu chảy; dễ tăng cân trở lại sau khi giảm được cân”.
Trả lời thêm về vấn đề này, ThS.BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) cho rằng, năng lượng cung cấp cho não là tinh bột nhưng giờ đây bạn cắt bỏ hoàn toàn nguồn carb, chỉ nạp vào cơ thể chất béo không thôi, thử hỏi làm sao cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng để hoạt động cân bằng? Cách giảm cân này sẽ khiến bạn làm việc không hiệu quả được là điều chắc chắn.
Theo bà, khẩu phần dinh dưỡng cân bằng phải bao gồm 4 chất: đường bột – đạm – béo – vitamin và khoáng chất. Nếu bữa ăn không được cung cấp đủ 4 chất này nghĩa là cơ thể bạn đang bị lệch chuẩn dinh dưỡng, không đủ chất dinh dưỡng. BS Vi khẳng định: “Muốn giảm cân hay thải độc cơ thể cũng cần tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng cân bằng, nếu không cơ thể sẽ không có năng lượng để hoạt động. Người lao động chân tay cần phải có năng lượng. Người lao động trí óc cũng cần phải có năng lượng”.
Nếu muốn giảm cân hiệu quả, an toàn, cách tốt nhất là bạn nên duy trì đều đặn thói quen ăn chay 1 ngày/ tuần. Các ngày trong tuần tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước lọc.
'Giải oan tin đồn' ăn nhiều cơm gây béo phì
Tin đồn "ăn nhiều cơm gây béo phì" khiến không ít người cố tình loại bỏ tinh bột khỏi khẩu phần ăn hàng ngày, kéo theo đó là một loạt các vấn đề về sức khoẻ.
Tinh bột là một trong những nhóm thực phẩm chính trong chế độ ăn của con người từ xa xưa. Nhưng hiện nay, nhiều người cho rằng loại thực phẩm này, cụ thể là việc ăn cơm gây béo phì, là nguyên nhân hàng đầu khiến lượng mỡ dư thừa tăng cao. Kéo theo đó là các chế độ ăn như Low Carb, Keto ra đời.
Cơm, gạo chiếm một phần năng lượng chính trong khẩu phần ăn của người Việt không đồng nghĩa với việc nó là "thủ phạm" làm tăng cân
Giải "nỗi oan" cho cơm gạo
Từ xa xưa, bữa ăn người Việt đã không thể thiếu tinh bột. Chỉ tính từ thời kỳ bao cấp, nguồn thức ăn chính trong bữa cơm người Việt đến từ gạo, mì, ngô, khoai, sắn... chiếm tới 80% năng lượng trong ngày.
Khi kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao, khẩu phần đạm và chất béo cũng được tăng lên. Nhưng thói quen ăn nhiều thực phẩm từ tinh bột vẫn được giữ.
Bác sĩ tại Viện Dinh Dưỡng Lâm Sàng cho biết: "Hiện nay, năng lượng đến từ tinh bột tối đa được Viện Dinh Dưỡng Quốc gia khuyến cáo là 55-65%, năng lượng từ chất béo không quá 25%, phần còn lại đến từ chất đạm".
Dù là hiện đại hay truyền thống, bữa ăn của người Việt hầu như đều có sự xuất hiện của cơm
Căn cứ theo tỷ lệ trên, có thể nói rằng năng lượng chính của cơ thể đến từ tinh bột. Khi năng lượng nạp vào quá nhiều sẽ gây nên béo phì, thừa cân. Do đó, có thể hiểu rằng việc ăn quá nhiều cơm, khoai, bánh mì sẽ khiến chúng ta dễ dàng bị dư thừa năng lượng và từ đó dẫn đến tăng cân, lượng mỡ thừa cũng vì thế mà tăng cao.
Nhiều người căn cứ vào đó để "tẩy chay" tinh bột, tăng lượng đạm và chất béo, đặc biệt là thịt nhằm phục vụ mục tiêu giảm cân. Nhưng nếu đánh giá khách quan, giữa một gram tinh bột và một gram chất đạm có giá trị năng lượng tương đương nhau (4 kcal). Vì vậy việc ăn quá nhiều thịt cũng vô tình làm năng lượng nạp vào tăng cao khiến kết quả cân nặng không thay đổi, thậm chí còn tăng cao.
Hơn nữa, khi nạp một lượng chất béo no từ động vật, cho dù ăn thịt nạc vẫn có hàm lượng chất béo nhất định tùy loại thịt, còn kéo theo những nguy cơ về tim mạch.
Có thể kết luận rằng: Nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân béo phì là do năng lượng nạp vào từ ăn uống vượt quá năng lượng cơ thể tiêu hao thông qua các hoạt động thể lực. Cơm gạo chỉ là yếu tố chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn nên khi giảm cân, chúng ta mới thường cắt giảm loại tinh bột này là thôi
Trên thực tế, không phải cứ ăn nhiều tinh bột là thừa cân, béo phì. Nếu giữ được sự cân bằng năng lượng và đầy đủ các chất trong khẩu phần ăn như đạm, chất béo cũng như tinh bột sẽ vẫn giữ được vóc dáng thon gọn.
Hiểm hoạ từ "No-Carb" và cách giảm cân khoa học
Low-carb là chế độ ăn uống hạn chế tinh bột, nhưng nhiều người hiểu lầm rằng phải cắt giảm hoàn toàn lượng tinh bột hàng ngày và gia tăng lượng đạm thay thế. Hành động này vô tình dẫn đến rối loạn chuyển hoá về chất đạm. Chúng ta cũng không thể ăn được nhiều chất béo vì dễ ngấy, đồng thời còn khiến năng lượng nạp vào tăng nhanh.
Tinh bột có vai trò rất lớn đối với cơ thể bởi đây chính là nguồn năng lượng chủ yếu của các hoạt động hàng ngày. Việc loại bỏ tinh bột còn ảnh hưởng trực tiếp đến não khi đây là yếu tố chính cung cấp oxy cho não bộ.
Những người cắt hoàn toàn tinh bột trong chế độ ăn thường có hiện tượng buồn ngủ, chóng mặt, khó chịu và luôn uể oải, khó tập trung do não không được cung cấp oxy.
Do đó, chế độ Low-carb khi bị áp dụng sai cách còn đặc biệt nguy hiểm tới tính mạng với những người có tiền sử rối loạn đường huyết, đái tháo đường,...
Để có thể giảm cân đúng cách, việc đầu tiên cần làm đó chính là phải tạo thực đơn hợp lý, cân bằng tỷ lệ giữa các chất. Nếu giảm tinh bột, tỷ lệ các chất khác cũng sẽ tăng lên nhưng không nên ăn quá nhiều thịt, nếu không sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hoá chất đạm, rối loạn chuyển hoá lipid có nguy cơ gây ra viêm tuỵ cấp, sỏi mật, xơ vữa động mạch,...
Đặc biệt không nên cắt giảm ngay lập tức một thành phần dinh dưỡng nào trong bữa ăn, mà nên chia đều theo thời gian, tính toán để đưa mức năng lượng nạp vào về tỷ lệ cân đối, cụ thể. Trong quá trình giảm cân, nếu có cảm giác đói, thèm tinh bột thì nên bổ sung thêm rau xanh và cá loại quả ít ngọt để bổ sung lượng đường tự nhiên cho cơ thể.
Mẹo nhỏ để giảm cân hiệu quả hơn chính là hãy ăn một bát canh rau trước bữa ăn. Điều này sẽ khiến rau chiếm một phần diện tích dạ dày, giúp cơ thể hoà loãng dịch vị, từ đó bớt cảm giác giác thèm ăn và kiểm soát tốt lượng tinh bột nạp vào.
Ăn bơ: Giảm béo bằng chất béo 3/4 lượng calorie có trong quả bơ là chất béo. Tuy nhiên, loại quả này chứa chất béo có lợi cho sức khỏe và có rất ít đường, rất tốt để sử dụng trong chế độ ăn kiêng. Giá trị dinh dưỡng trong quả bơ Quả bơ là một nguồn dinh dưỡng phức hợp tuyệt vời với đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng...