Chế độ dinh dưỡng tham khảo cho bệnh nhân ung thư vú
Người bệnh không sử dụng rượu bia, chất kích thích, dinh dưỡng cân bằng các nhóm chất, kết hợp nghỉ ngơi hợp lý.
Chuyên gia dinh dưỡng Anna Taylor, phòng khám Cleveland (Mỹ) cho rằng, bên cạnh phương pháp điều trị, chế độ ăn cũng góp phần quan trọng, giảm thiểu nguy cơ tái phát của bệnh ung thư vú.
Đảm bảo lượng nước
Bệnh nhân uống 2 đến 3 lít chất lỏng mỗi ngày, chất lỏng không chứa caffeine.
Thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa. Các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, cải bắp và cải Brussels giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất phytochemical.
Video đang HOT
Người bệnh duy trì 25-30 gram chất xơ mỗi ngày. Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm chưa qua chế biến có nhiều carbohydrate, chất xơ, chất phytochemical, vitamin, khoáng chất. Nghiên cứu tại Đại học Soochow, Tô Châu, Trung Quốc cho rằng, lượng chất xơ cao có thể có tác động thay đổi hoạt động của hormone ung thư vú, các bệnh ung thư phụ thuộc hormone khác.
Người bệnh điều trị chế độ ăn uống theo tư vấn của chuyên gia y tế bên cạnh tuân thủ các phương pháp điều trị.
Protein
Để có nguồn protein tốt, bạn ăn thực phẩm như thịt gia cầm, trứng cá, các loại đậu, sản phẩm từ sữa, giảm thiểu lượng thức ăn ngâm muối, hun khói. Bên cạnh đó, người bệnh ăn đậu nành với số lượng vừa phải. Nhiều nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ cho thấy, đậu nành có chứa isoflavone, một chất phytonutrient góp phần chống ung thư.
Không uống rượu
Uống rượu là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Một nghiên cứu quan sát trên 105.986 phụ nữ cho rằng, người uống nhiều 3 ly rượu mỗi tuần làm tăng nguy cơ mắc bệnh so với những phụ nữ không uống.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, sau khi điều trị người bệnh duy trì cân nặng ở mức ổn định. Phụ nữ béo phì có lượng estrogen lưu thông trong cơ thể cao hơn người duy trì cân nặng ở mức lý tưởng. Các nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu khoa học sức khỏe Iran ở Tehran, Iran chứng minh mối liên hệ giữa kích thước khối cơ thể và bệnh ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh.
Nếu thừa cân, chuyên gia khuyên bạn nên giảm cân thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên. Sau khi điều trị xong, người bệnh cân nhắc gặp chuyên gia dinh dưỡng để biết cách cân bằng dinh dưỡng, giảm nguy cơ tái phát, duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Nếu bạn gặp tác dụng phụ như buồn nôn, chuyên gia dinh dưỡng khuyên, người bệnh cố gắng ăn nhiều thực phẩm tươi mát, dễ nuốt… Bạn không nên bỏ dạ dày trống rỗng vì có thể làm tình trạng buồn nôn tồi tệ hơn. Để đẩy lùi mệt mỏi, người bệnh hãy chọn đồ ăn nhẹ giàu protein, chia nhỏ bữa trong ngày.
Nếu người bệnh bị táo bón thì nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, tăng lượng chất lỏng, Taylor nói thêm: “Đi bộ với cường độ thấp, đồ uống ấm có thể giúp khuyến khích đi tiêu đều đặn”.
Bị ung thư vú có quan hệ tình dục được không?
Căn bệnh ung thư vú làm ảnh hưởng đến sức khỏe, vẻ ngoài, đặc biệt là đời sống vợ chồng về chuyện chăn gối.
Bị ung thư vú có quan hệ tình dục được không?
Bệnh tật là điều không ai mong muốn xảy ra đối với mình, nhất là với những người bệnh ung thư vú họ sẽ thường có tâm lý mặc cảm, tự ti. Đặc biệt với chị em phải cắt bỏ vú thì rất e dè trong quan hệ vợ chồng. Ngay cả đối với nhiều bệnh nhân sau điều trị ung thư vú nói rằng họ không được chuẩn bị cho sự thay đổi trong cuộc sống tình dục của họ.
Các bác sĩ chuyên khoa đã thống nhất rằng bệnh ung thư vú không lây truyền qua dịch cơ thể, thậm chí có lấy tế bào ung thư từ người này và cấy sang người khác thì tế bào đó cũng có thể bị chết do hệ miễn dịch của người kia sẽ nhận ra tế bào ngoại lai đó và giết chết chúng, đây chính là phản ứng đào thải.
Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục cũng không khiến cho bệnh ung thư vú tái phát hay gây khó khăn cho quá trình điều trị, cho nên, người bệnh ung thư vú vẫn có thể quan hệ tình dục trong hoặc sau khi điều trị, tầm soát bệnh.
Ung thư vú vẫn có thể quan hệ tình dục, tùy theo từng điều kiện sức khỏe từng người (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, việc quan hệ thuận lợi hay không còn phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe và tình trạng tâm lý của người bệnh. Bởi nhiều người bệnh điều trị ung thư bằng hóa trị và liệu pháp hormone, dẫn đến suy giảm sức khỏe, giảm ham muốn và mắc chứng khô âm đạo.... Đó là chưa kể đến tâm lý tự ti, mặc cảm nếu bị cắt một hoặc 2 bên ngực.
Chính vì vậy, người vợ/chồng cần phải động viên và giúp đỡ để người bệnh vượt được qua bệnh tật cũng như những rào cản tâm lý. Bệnh nhân ung thư vú cũng nên chia sẻ với bác sĩ những vấn đề được cho là "nhạy cảm" như chuyện có nên quan hệ tình dục trong quá trình điều trị bệnh hay không, để được tư vấn kịp thời, tránh tâm lý e dè, mặc cảm. Điều này cũng giúp cho quá trình trị bệnh diễn ra thuận lợi hơn.
Tóm lại, bị ung thư vú vẫn có thể quan hệ tình dục được, nhưng tốt nhất nên hoạt động ở mức vừa phải để đảm bảo sức khỏe, nếu cần thiết có thể tính đến chuyện phẫu thuật tạo hình tuyến vú để có đời sống tình dục hoàn hảo hơn. Dù là nam hay nữ, khi mắc ung thư vú hãy chia sẻ với người thân và bác sĩ để có cách giải quyết hợp lý.
Phương Vũ
TP.HCM: Bác sĩ "ớn lạnh" vì bệnh nhân mắc ung thư âm hộ có khối bướu khủng "ăn" cả bẹn Theo các bác sĩ tại khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung Bướu, có thể nói đây là ca ung thư âm hộ khó nhất mà họ từng gặp. Bệnh nhân là bà H.K.A (54 tuổi), nhập viện trong tình trạng có một khối bướu khủng ở âm hộ, xâm lấn toàn bộ vùng âm hộ lan hết vùng bẹn và 2 bên đùi,...