Chế độ ăn uống lành mạnh phòng ngừa bệnh mạn tính
Các bệnh không lây nhiễm (NCDs) như bệnh tim mạch, ung thư, bệnh hô hấp mạn tính, tiểu đường, béo phì và suy giảm nhận thức là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và
tàn tật trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến dân số ở các nước phát triển cũng như đang phát triển. Việc lựa chọn chế độ ăn lành mạnh để phòng ngừa bệnh mạn tính là rất quan trọng.
Mối liên hệ nhân quả của chế độ ăn uống và bệnh mạn tính
Lựa chọn chế độ ăn uống không lành mạnh góp phần vào nguy cơ phát triển tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu, thừa cân/béo phì và viêm nhiễm, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư.
Thực tế cho thấy, sự gia tăng rõ rệt của các bệnh mạn tính có mối liên hệ nhân quả với các mô hình chế độ ăn uống có hàm lượng cao các loại thịt béo và chế biến, chất béo bão hòa, ngũ cốc tinh chế, muối và đường nhưng thiếu đồ tươi, rau và hoa quả.
Nhận thức được tầm quan trọng của chế độ ăn uống như một yếu tố quyết định nguy cơ bệnh tật, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra Kế hoạch Hành động Toàn cầu về Phòng ngừa và Kiểm soát các bệnh không lây nhiễm.
Thay đổi chế độ ăn uống theo khuyến nghị của WHO bao gồm cân bằng năng lượng ăn vào, hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa và chuyển sang tiêu thụ chất béo không bão hòa, tăng cường ăn trái cây và rau quả, hạn chế ăn đường và muối.
Bổ sung rau xanh và trái cây giúp cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ thể.
Ăn như thế nào để ngừa bệnh?
Chế độ ăn lành mạnh là chế độ ăn trong đó các chất dinh dưỡng đa lượng được tiêu thụ theo tỷ lệ thích hợp để hỗ trợ nhu cầu năng lượng và sinh lý mà không bị dư thừa, đồng thời cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng và hydrat hóa để đáp ứng nhu cầu sinh lý của cơ thể. Các chất dinh dưỡng đa lượng (tức là carbohydrate, protein và chất béo) cung cấp năng lượng cần thiết cho các quá trình tế bào hoạt động hàng ngày. Các vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất) mặc dù chỉ cần một hàm lượng nhỏ song lại rất cần để tăng trưởng, phát triển, chuyển hóa và hoạt động sinh lý bình thường.
Carbohydrate là nguồn năng lượng chính trong chế độ ăn uống và được tìm thấy nhiều nhất trong ngũ cốc, trái cây, các loại đậu và rau. Về mặt lợi ích sức khỏe, ngũ cốc nguyên hạt được ưa chuộng hơn ngũ cốc đã qua chế biến. Các phân tích đã liên kết việc tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt với việc giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành, đột quỵ và ung thư cũng như giảm nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào.
Trái cây và rau tươi cung cấp năng lượng cũng như chất xơ, giúp thúc đẩy cảm giác no và có tác động tích cực đến chức năng tiêu hóa, mức cholesterol và kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, trái cây tươi và rau quả là nguồn cung cấp chất phytochemical chính (ví dụ, polyphenol, phytosterol, carotenoids), là những hợp chất có hoạt tính sinh học chống ô xy hóa, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Ăn trái cây và rau quả đã được chứng minh là có tương quan nghịch với nguy cơ mắc các bệnh mạn tính bao gồm: tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi và hội chứng chuyển hóa.
Protein trong chế độ ăn uống cung cấp một nguồn năng lượng thiết yếu cho cơ thể-. Protein trong chế độ ăn uống có nguồn gốc từ động vật (thịt, sữa, cá và trứng) và thực vật (các loại đậu, các sản phẩm từ đậu nành, ngũ cốc, quả hạch và hạt). Tuy nhiên, các nguồn protein từ động vật có chứa các axit béo bão hòa, có liên quan đến bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu và một số bệnh ung thư. Chế độ ăn uống đầy đủ protein là quan trọng để duy trì khối lượng cơ trong suốt cuộc đời.
Video đang HOT
Chất béo (hoặc lipid) là thành phần cấu trúc chính của màng tế bào và cũng là nguồn năng lượng tế bào. Nên sử dụng chất béo không bão hòa (được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm cá, nhiều loại dầu có nguồn gốc thực vật, quả hạch và hạt). Chất béo không bão hòa có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong và tim mạch.
Sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất có liên quan đến quá trình lão hóa tế bào và bệnh khởi phát muộn, vì sự thiếu hụt dẫn đến gián đoạn trao đổi chất mạn tính. Vì vậy, chế độ ăn uống đầy đủ hoặc bổ sung các vi chất dinh dưỡng có đặc tính chống oxy hóa (vitamin A, C và E, đồng, kẽm và selen) đã được khuyến nghị để giảm nguy cơ và sự tiến triển của các bệnh liên quan đến tuổi tác.
Chế độ giảm cân bằng nước chanh trong 2 tuần
Ngoài việc uống nước chanh, bạn còn cần ăn các loại thực phẩm lành mạnh.
Hai tuần không phải là khoảng thời gian dài. Ngoài ra, uống nước chanh là một giải pháp có lợi cho sức khỏe, đơn giản, dễ thực hiện.
Đây không phải là một chế độ ăn kiêng giảm calorie, nhịn đói. Khi áp dụng, bạn vẫn cần ăn một số món cho phép. Điều quan trọng nhất là hàng ngày, bạn nạp vào cơ thể một lượng nước chanh nhất định.
Ảnh minh họa: Freepik
Tác dụng của nước chanh
- Giúp kiểm soát cân nặng
Uống một lượng nước chanh tươi nhất định sẽ tăng lượng calorie bị đốt cháy. Chanh kiểm soát trọng lượng bằng cách ngăn chặn sự tích tụ chất béo trong cơ thể. Chúng có thể làm tăng sự trao đổi chất.
Chanh cũng có nhiều lợi ích khác như hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tiêu hóa và giảm nguy cơ ung thư.
- Thanh lọc cơ thể
Chỉ cần thêm một chút nước chanh vào thực đơn mỗi ngày sẽ giúp giải độc cơ thể. Quá trình detox này không cần tập luyện hoặc tiêu thụ quá nhiều chất lỏng mỗi ngày. Bạn vẫn được thưởng thức những bữa ăn bổ dưỡng và ngon miệng.
Nướ chanh cũng hỗ trợ tiêu hóa, tránh mất nước cho cơ thể, bổ sung vitamin C, đem tới làn da sáng đẹp, ngăn ngừa sỏi thận, cung cấp kali, giảm căng thẳng.
Ảnh minh họa: Organic Fact
Chế độ uống nước chanh 14 ngày
Ngày 1: Pha 1 quả chanh với 1 cốc nước, uống trước khi ăn sáng.
Ngày 2: Pha 2 quả chanh với 2 cốc nước, thêm mật ong cho dễ uống, dùng trước bữa sáng.
Ngày 3: Pha 3 quả chanh với 3 cốc nước và một ít mật ong. Uống một nửa trước bữa sáng và một nửa trước bữa trưa.
Ngày 4: Pha 4 pha quả chanh với 4 cốc nước và một ít mật ong. Chia để uống làm 3 lần (sau khi ngủ dậy, trước bữa trưa và trước khi đi ngủ).
Ngày 5: Pha 5 quả chanh với 5 cốc nước và một ít mật ong. Chia để uống làm 3 lần như ngày thứ 4 với lượng nhiều hơn.
Ngày 6: Pha 6 quả chanh với 6 cốc nước và một ít mật ong. Ngày uống 3 lần, trước các bữa ăn.
Ngày 7: Pha 3 quả chanh với 10 cốc nước. Ngày uống 3 lần, trước các bữa ăn.
Ngày 8: Pha 6 quả chanh với 6 cốc nước. Ngày uống 3 lần, trước các bữa ăn.
Ngày 9: Pha 5 quả chanh với 5 cốc nước. Ngày uống 3 lần, trước các bữa ăn.
Ngày 10: Pha 4 quả chanh với 5 cốc nước. Ngày uống 3 lần, trước các bữa ăn.
Ngày 11: Pha 3 quả chanh với 3 cốc nước, thêm 1 thìa mật ong. Ngày uống 2 lần.
Ngày 12: Pha 2 quả chanh với 2 cốc nước, uống trước bữa sáng.
Ngày 13: Pha 1 quả chanh với 1 cốc nước, uống trong ngày.
Ngày 14: Pha 3 quả chanh với 10 cốc nước, thêm 1 thìa mật ong, uống trong ngày.
Sau khi hoàn thành 14 ngày, bạn có thể uống một cốc nước chanh mỗi ngày.
Bạn cần kết hợp thực phẩm lành mạnh và nước chanh. Ảnh minh họa: Eatthis
Chỉ uống nước chanh không giúp giảm cân
Uống nước chanh là một cách tuyệt vời để quản lý cân nặng. Tuy nhiên, nếu bạn có một thực đơn gồm nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều đường tinh luyện và chất béo không lành mạnh thì việc bổ sung nước chanh không đem lại nhiều hiệu quả.
Nước chanh thúc đẩy tiêu hóa và thay đổi vị giác của bạn. Ăn uống lành mạnh hơn với sự kết hợp của nước chanh giúp kiểm soát trọng lượng.
Các thực phẩm nên ăn: Rau, trái cây, các loại hạt, sản phẩm lên men, protein từ thực vật, sản phẩm từ động vật hữu cơ được chăn nuôi trên đồng cỏ, chocolate đen.
Các thực phẩm nên hạn chế: Đường, đồ ăn chế biến sẵn, nước ngọt, đồ ăn nhanh.
Tập thể dục tối thiểu 20 - 30 phút một ngày, ít nhất 5 ngày một tuần.
Tác dụng phụ của nước chanh
Cho dù nước chanh có lợi cho cơ thể như thế nào, bạn cũng cần cân nhắc khi quyết định có nên bắt đầu thử thách giảm cân bằng nước chanh trong 14 ngày hay không.
Một trong những tác động tiêu cực của việc uống nước chanh trong thời gian dài là làm mòn men răng, dẫn đến sâu răng do nước chanh có hàm lượng axit cao. Hãy cố gắng uống nước chanh qua ống hút và súc miệng bằng nước thường sau đó.
Axit citric cũng có khả năng là lý do gây ra chứng ợ nóng ở một số người. Tuy nhiên, những người khác lại cảm thấy giảm chứng ợ nóng sau khi uống nước chanh, vì nước chanh có tính kiềm, làm giảm nồng độ axit trong tiêu hóa.
Những lợi ích không ngờ từ ớt cay Ớt có thể chống ung thư và chữa được nhiều bệnh. Việc sử dụng ớt trong bữa ăn hợp lý mang tới nhiều lợi ích mà không phải ai cũng biết. Chữa bệnh và chống ung thư Chất capsaicin trong ớt có thể chống lại các cơn viêm, đau và chống ung thư. Các chuyên gia đến từ Đại học Oxford (Anh), Trường...