Chế độ ăn uống cho người bệnh Alzheimer
Khi chúng ta già đi, mối đe dọa phát triển bệnh Alzheimer tăng lên rõ rệt. Mặc dù nguyên nhân của bệnh Alzheimer vẫn chưa được biết một cách đầy đủ, song các nhà nghiên cứu đã nỗ lực tìm cách cải thiện tình trạng bệnh, một trong những cách có thể thực hành mỗi ngày để có thể tạo sự khác biệt, đó là áp dụng chế độ ăn uống tốt.
Các nghiên cứu công bố trên tạp chí chuyên ngành bệnh Alzheimer (The Journal of Alzheimer’s Association) cho thấy, chế độ ăn uống MIND-Mediterranean – DASH Intervention for Neurodegenerative Delay, bản chất là sự can thiệp của chế độ ăn uống DASH – Địa Trung Hải, có thể giúp làm giảm 53% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Chế độ ăn uống MIND là sự kết hợp của chế độ ăn Địa Trung Hải và chế độ ăn uống DASH (chế độ ăn uống để kiểm soát bệnh tăng huyết áp) – cả hai chế độ ăn đều giúp trí nhớ và sức khỏe của tim tăng lên.
Ăn những thực phẩm có nhiều vitamin E (dầu, các loại hạt như hạt hướng dương, bơ đậu phộng, ngũ cốc nguyên hạt) có thể bảo vệ não bộ toàn diện.
Chế độ ăn MIND khuyến cáo các loại thực phẩm người bệnh nên sử dụng như sau:
-Ba phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày.
-Sáu khẩu phần rau lá xanh một tuần, cùng với một số loại rau khác hàng ngày.
Các loại rau lá xanh như cải xoăn giúp giữ cho tinh thần minh mẫn, ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Cải xoăn giàu vitamin B12, có thể làm chậm sự teo lại của não liên quan đến bệnh Alzheimer. Ngoài ra vitamin K trong cải xoăn và các loại rau lá xanh giúp cải thiện sức khỏe tâm thần tốt hơn.
Các chuyên gia cho biết tập thể dục thường xuyên là một phần quan trọng góp phần chặn đứng nguy cơ bệnh tật, bao gồm cả bệnh Alzheimer.
-Hai khẩu phần quả mọng mỗi tuần.
Các loại quả mọng chứa nhiều chất chống oxy hóa cho phép các tế bào não hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời giúp ngăn ngừa các chứng viêm. Nghiên cứu đã chứng minh, ăn dâu và việt quất giúp tăng cường chức năng não bộ. Những người ăn quả mọng có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hay chứng suy giảm trí nhớ thấp hơn bình thường.
-Một khẩu phần cá mỗi tuần.
Cá hồi, cá mòi, cá ngừ… đều chứa hàm lượng cao các axit béo omega-3. Các axit này giúp giảm hàm lượng amyloid beta – một loại protein độc hại góp phần gây bệnh Alzheimer, nhờ đó giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ.
Video đang HOT
Các loại rau lá xanh như cải xoăn giúp giữ cho tinh thần minh mẫn, ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
-Hai khẩu phần thịt gia cầm một tuần.
-Ba khẩu phần đậu mỗi tuần.
Đậu nành là thực phẩm có nhiều isoflavone, tác dụng như estrogen thực vật, giúp giảm nguy cơ loãng xương, ung thư vú, tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm thiểu những dấu hiệu tiền mãn kinh và mãn kinh…
Thí nghiệm trên động vật cho thấy, đậu nành có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer. Đậu phộng và bơ đậu phộng cũng chứa nhiều vitamin E có thể giúp tim và não khỏe mạnh. Nguồn chất béo lành mạnh khác còn được tìm thấy trong quả hạnh nhân.
-Năm khẩu phần hạt mỗi tuần.
Nghệ chứa vitamin D3 giúp loại bỏ các amino axit có thể gây tổn thương các tế bào não, tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn Địa Trung Hải. Nghiên cứu của ĐH Columbia ở New York cho thấy chế độ ăn uống này có tác dụng tích cực trong việc làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ, có thể phát triển thành bệnh Alzheimer.
-Hàng ngày uống một ly nhỏ rượu vang, rượu vang đỏ tốt nhất vì lợi ích sức khỏe tổng thể và tim mạch.
-Dầu ôliu cũng được chấp nhận rộng rãi khi nói đến chế độ ăn uống MIND và được sử dụng trong hầu hết các món ăn.
-Cần hạn chế đồ ngọt, thực phẩm chiên, bơ hoặc margarine và thịt đỏ: Chỉ được tiêu thụ ở mức tối thiểu – ít hơn 5 lần một tuần.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm:
-Trà xanh: Tính chất chống oxy hóa trong trà xanh hỗ trợ sức khỏe mạch máu não để não hoạt động bình thường. Ngoài ra, uống trà xanh có thể giúp ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các mảng bám trong não có liên quan đến bệnh Alzheimer và Parkinson, hai chứng thoái hóa thần kinh phổ biến nhất. Chất catechin trong trà xanh hoạt động như một tác nhân điều biến tín hiệu và sự chuyển hóa tế bào thần kinh, làm chậm quá trình lão hóa não bộ, giảm nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ.
Quả việt quất giàu chất chống oxy hóa, bảo vệ não khỏi tác hại của các gốc tự do.
-Quế: Loại gia vị này có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh Alzheimer bằng cách tăng cường lưu thông máu lên não, phá vỡ các mảng bám tích tụ trong não, giảm viêm não.
-Nghệ: Hợp chất Curcumin trong nghệ có tính chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh, rất có lợi cho sức khỏe não bộ. Tính chất chống viêm của nó giúp ngăn ngừa chứng viêm não, được cho là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các chứng rối loạn nhận thức như bệnh Alzheimer.
Thêm vào đó, khả năng chống oxy hóa của nghệ giúp loại bỏ các mảng bám beta-amyloid tích tụ trong não và cải thiện lưu lượng oxy lên não.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc tuân thủ chế độ ăn uống MIND ở mức độ vừa phải cũng có thể làm giảm 35% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Ăn uống lành mạnh thực sự là tiền đề của sức khỏe tốt. Bằng cách tuân thủ đầy đủ hoặc ở một mức độ vừa phải theo chế độ ăn MIND đã được khuyến cáo, chúng ta có thể có được những lợi ích cho sức khỏe của não và chống lại căn bệnh Alzheimer.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, tập thể dục hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh Alzheimer ở người cao tuổi. Ngoài ra, luyện trí nhớ rất quan trọng: tập làm các phép tính cộng, tính nhân thay dùng máy tính; tập nhớ tên người mới gặp, mới quen; luôn kiếm công việc làm có liên quan đến sử dụng trí nhớ của bộ óc; trước khi đi ngủ cần ôn những việc làm trong ngày để luyện trí nhớ.
7 loại thực phẩm làm đau khớp nghiêm trọng hơn
Đau khớp là chứng bệnh khá phổ biến hiện nay, gây đau nhức và nhiều trở ngại cho sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Tại Hoa Kỳ, đau khớp ảnh hưởng đến 50 triệu người trưởng thành và 300.000 trẻ em. Để giảm đau và điều trị, bác sĩ có thể kê toa thuốc hoặc chỉ định phẫu thuật.
Thực phẩm ảnh hưởng nhất định đến việc khởi phát hoặc làm đau khớp nghiêm trọng hơn - Ảnh minh họa
Đau là kết quả của viêm nhiễm. Tuy nhiên một số thực phẩm làm cho chứng đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn và làm tăng cảm giác đau nhức. Theo đó, bạn cần tránh các loại thực phẩm sau:
1. Các thực phẩm có chứa chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa có mặt trong các loại thịt đỏ, bơ và phô mai; làm tăng viêm nhiễm trong mô mỡ. Loại viêm nhiễm này đặc biệt nguy hiểm cho tim mạch và làm chứng đau khớp nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, thịt đỏ còn chứa các sản phẩm AGE, kích thích sự viêm nhiễm trong cơ thể. Khi thức ăn được nấu chín ở nhiệt độ cao như chiên, nướng, hầm sẽ sản sinh ra các chất này. Mức hóa chất này có liên quan đến các bất ổn sức khỏe như: tiểu đường, bệnh tim mạch, suy thận và bệnh Alzheimer.
2. Các axit béo omega-6
Axit béo omega-3 quan trọng trong kiểm soát viêm nhiễm; còn omega-6 kích thích cơ thể sản xuất ra các chất hóa học gây viêm nhiễm.
Omega-6 có mặt trong bắp, hạt hướng dương, đậu nành, dầu nành và dầu hướng dương. Hãy thay thế các loại dầu chứa omega-6 bằng dầu cải, dầu hạt lanh, dầu ô liu hoặc hạt dẻ cười.
Ngoài ra, các axit béo omega-6 còn có mặt trong các chất béo chuyển hóa, các loại dầu chiên thương mại, công nghiệp.
3. Cồn
Nếu bạn đã bị đau khớp, cồn sẽ tương tác bất lợi với hầu hết các thuốc kháng viêm nhiễm được kê toa. Một số dạng đau khớp trở nên nghiêm trọng hơn khi cơ thể hấp thu cồn.
4. Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến công nghiệp chứa nhiều chất béo chuyển hóa, gây viêm nhiễm hệ thống và hàng loạt các bất ổn từ tim mạch cho đến ung thư.
Bạn nên đọc kỹ các nhãn dán trên thực phẩm đóng hộp vì một lượng nhỏ chất béo chuyển hóa cũng làm cho chứng đau khớp khó chịu hơn.
Chất béo chuyển hóa giúp giữ thực phẩm lâu hơn; có mặt trong bánh mì, thức ăn vặt như khoai tây chiên, bắp nổ, đồ chiên, các loại kem bơ không có nguồn gốc từ bơ sữa.
5. Muối
Cơ thể chúng ta cần muối để hoạt động nhưng hấp thu nhiều muối lại gây ra huyết áp cao, dẫn tới đột quỵ, bệnh thận và bệnh tim mạch.
Ăn mặn còn làm mất calcium, gây ra loãng xương. Muối gây viêm nhiễm tế bào và làm cho các khớp bị viêm đau hơn.
Cách đơn giản nhất để cắt giảm muối là không ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên chứa nhiều muối. Ngoài ra, bạn cũng cần giảm bớt muối trong nấu nướng. Có thể khá mất thời gian để quen với việc ăn nhạt nhưng điều này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
6. Đường
Đường khiến cơ thể phóng thích các cytokine, gây ra viêm nhiễm và cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh, trong đó có đau khớp.
Ngoài đường, bạn cũng nên thận trọng với các chất làm ngọt nhân tạo vì các chất này đều có liên quan đến viêm nhiễm và ung thư, theo nghiên cứu.
7. Ngũ cốc tinh chế
Các loại ngũ cốc tinh chế (phổ biến là gạo trắng và bột mì trắng) làm cho mức đường huyết trong cơ thể tăng nhanh và cũng làm tăng mức viêm nhiễm.
Ngoài ra, đối với người nhạy cảm hay không dung nạp gluten, các sản phẩm từ lúa mì có thể gây ra đau khớp. Nếu có các biểu hiện như nổi mẩn đỏ, đau nửa đầu, nôn ói hay đau khớp sau khi ăn bột mì thì có khả năng cơ thể bạn không dung nạp gluten.
Các loại ngũ cốc tinh chế thường dễ tiêu hóa và cơ thể phản ứng với các thực phẩm này tương tự như với đường. Hãy tránh các món ăn làm từ bột mì trắng, nên bổ sung các loại ngũ cốc nguyên cám để giúp cơ thể giảm viêm nhiễm.
Vì các loại thuốc giảm đau, điều trị viêm khớp thường gây áp lực cho gan, có hại cho cơ thể nên loại bỏ các thực phẩm gây viêm nhiễm trong cơ thể là cách tốt để tránh tác dụng phụ từ thuốc.
Trần Trọng Hiếu
Theo Food Prevent/Báo Giác ngộ
Người phụ nữ 35 tuổi mắc chứng bệnh Alzheimer của người già, thật bất ngờ khi bác sĩ cho biết lý do có liên quan đến bữa sáng mỗi ngày Alzheimer còn được gọi là "bệnh người già", nhưng những năm gần đây, căn bệnh này có xu hướng gia tăng ở cả những người còn rất trẻ. Kỳ thực điều đó có liên quan rất lớn đến thói quen ăn uống sinh hoạt thường ngày mà chúng ta rất dễ bỏ qua. Trang Sohu đưa tin một ví dụ điển hình là...