Chế độ ăn “sạch” tốt nhất cho cơ thể
Dưới đây là những loại thực phẩm bạn nên cắt bỏ hoặc tăng cường để giữ cho mình một chế độ ăn “sạch” tốt nhất cho sức khỏe.
Những thực phẩm nên giảm thiểu
1. Rượu
Bạn vẫn biết rằng uống rượu với một lượng vừa phải (1 ly mỗi ngày cho phụ nữ, 2 dành cho nam giới) có thể có một số lợi ích sức khỏe như tăng cholesterol HDL “tốt”, “pha loãng máu” (ngăn ngừa cục máu đông – nguyên nhân có thể gây ra cơn đau tim và đột quỵ) và ngừa chứng mất trí và bệnh Alzheimer…
Tuy nhiên, nếu trót uống quá nhiều rượu thì bạn lại phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh gan – cơ quan thải độc chính của cơ thể. Rượu cũng hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu nên có thể khiến cơ thể mất nước dẫn đến nhiều ảnh hưởng bất lợi khác cho cơ thể như giảm nồng độ máu, cản trở hệ tuần hoàn…
Đó chính là lý do tại sao bạn nên cắt giảm lượng rượu trong việc ăn uống hàng ngày.
2. Đường
Hầu hết chúng ta đều ăn quá nhiều đường và theo các chuyên gia về tim mạch thì lượng đường vào cơ thể tăng cũng đồng nghĩa với việc các yếu tố nguy cơ bệnh tim tăng, chẳng hạn như huyết áp cao và nồng độ chất béo trung tính cao.
Từ đó bạn đã thấy sự thiết thực của việc cắt giảm lượng đường tiêu thụ. Hãy bỏ qua các thực phẩm chứa nhiều đường hoặc đồ ăn quá ngọt, hãy chọn trái cây chứa các loại đường tự nhiên để thay thế.
3. Muối
Nếu chúng ta cắt giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, chúng ta sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim đến 9%, theo một nghiên cứu trong Tạp chí Y học New England.
Đồ ăn ở các nhà hàng và các thực phẩm chế biến sẵn thường có xu hướng chứa hàm lượng natri (muối) cao, do đó, một bước quan trọng trong việc làm giảm lượng muối nạp vào cơ thể bạn là nên nấu ăn ở nhà để có thể kiểm soát được lượng muối tiêu thụ.
Một cách khác nhằm cắt giảm lượng muối tiêu thụ là nên dùng các loại thảo mộc và gia vị chứ không phải là muối.
Chất béo bão hòa là loại chất béo được tìm thấy trong sữa nguyên chất, bơ, pho mát và thịt. Loại chất béo này dễ làm tăng cholesterol “xấu” (LDL) khi được tiêu thụ vào cơ thể nên không những khiến bạn dễ béo phì mà còn gây tổn hại đến động mạch.
Vì vậy, hãy tránh các chất béo từ động vật và thay vào đó hãy sử dụng chất béo không bão hòa lành mạnh từ thức ăn thực vật như các loại hạt, bơ và dầu ôliu.
Video đang HOT
Có những thực phẩm bạn nên cắt bỏ hoặc tăng cường để giữ cho mình một chế độ ăn “sạch” tốt nhất cho sức khỏe.
5. Ngũ cốc tinh chế
Các loại ngũ cốc tinh chế, bột mì trắng, gạo trắng thường bị hạn chế chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi… vậy nên nếu ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ chỉ làm tăng calo chứ không cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể.
Vậy nên, bạn hãy “tỉnh táo” để ăn ít các thực phẩm này. Thay vào đó hãy chọn ngũ cốc nguyên hạt để tăng cường chất xơ.
Những thực phẩm nên ăn nhiều
1. Trái cây và rau quả
Trái cây và rau quả không chỉ làm tăng hương vị và màu sắc cho bữa ăn, mà chúng còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và giàu chất chống oxy hóa, ít calo và đồng thời có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
2. Nước
Có thể các đồ uống khác sẽ hấp dẫn bạn hơn nhưng rõ ràng nước thực sự là thức uống tốt nhất cho cơ thể. Cơ thể của chúng ta chứa 60% là nước và nước là thứ tối quan trọng cho các cơ quan thực hiện tốt chức năng, giúp tuần hoàn oxy và giảm các chất thải độc.
3. Ngũ cốc nguyên hạt
Ăn các loại ngũ này có thể giúp kéo dài tuổi thọ của bạn bởi chúng có tác dụng giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, truyền nhiễm và hô hấp – theo một nguyên cứu năm 2011 của trường phái Archives of Internal Medicine (một trường phải ăn chay).
Theo Afamily
8 lưu ý khó bỏ qua trong ăn uống
Ăn uống lành mạnh và chế độ ăn uống cân bằng góp phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt. Dưới đây là 8 lưu ý trong ăn uống được các chuyên gia sức khỏe thuộc chính phủ Anh hướng dẫn, theo NHS.
Chọn thực phẩm chứa tinh bột
Thực phẩm chứa tinh bột gồm khoai tây, ngũ cốc, mì ống, cơm và bánh mì. Lưu ý chọn ngũ cốc chứa nhiều chất xơ để tạo cảm giác no lâu. Thực phẩm tinh bột nên chiếm 1/3 chế độ ăn hằng ngày.
Khoai tây nhiều tinh bột rất tốt cho cơ thể
Chọn rau quả và trái cây
Cố gắng bổ sung 5 loại trái cây và rau quả khác nhau trong chế độ ăn hằng ngày.
Bổ sung 5 loại trái cây và rau quả khác nhau trong chế độ ăn hằng ngày
Ăn nhiều cá
Cá chứa nguồn chất đạm, vitamin và chất khoáng. Cố gắng bổ sung ít nhất 2 phần cá trong tuần, trong đó có ít nhất một phần là cá béo. Cá béo nhiều chất béo omega-3 giúp ngừa bệnh tim. Có thể chọn cá tươi, cá ướp lạnh hoặc cá đóng hộp nhưng nên lưu ý thành phần muối trong cá xông khói và đóng hộp.
Cá béo gồm cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ, cá mòi và cá cơm... Cá không béo gồm cá tuyết, cá đuối...
Lưu ý những ai thường ăn nhiều cá nên chọn đa dạng các loại cá nếu có thể.
Cá béo nhiều chất béo omega-3 giúp ngừa bệnh tim
Giảm chất béo bão hòa
Mặc dù chúng ta cần bổ sung một ít chất béo trong chế độ ăn, nhưng nên chú ý loại chất béo chúng ta nạp vào. Có 2 loại chất béo: chất bão hòa và không bão hòa. Quá nhiều chất béo bão hòa có thể tăng lượng cholesterol trong máu, làm tăng rủi ro phát triển bệnh tim mạch. Chất béo bão hòa có trong phó mát cứng, bánh quy, xúc xích, kem, bơ, mỡ heo...
Nên chọn chất béo không bão hòa hơn là chất béo bão hòa. Chất béo không bão hòa như dầu thực vật, cá béo và bơ. Khi chọn ăn thịt, nên chọn thịt nạc, bỏ phần mỡ.
Dầu oliu là dầu thực vật có ích cho cơ thể
Giảm đường
Thực phẩm và nước uống có đường cũng như nước có cồn thường chứa lượng calo cao và có thể làm chúng ta tăng cân, đó là chưa kể gây sâu răng nếu ăn thực phẩm có chất đường giữa các bữa ăn.
Giảm tối đa việc uống nước có ga và có đường, rượu, bánh ngọt, bánh quy và bánh nướng chứa đường.
Nên chọn thực phẩm có đường tự nhiên như trái cây và sữa.
Giảm tối đa thực phẩm có đường
Không được bỏ bữa ăn sáng
Nhiều người tin rằng bỏ bữa sáng sẽ giúp họ giảm cân, nhưng sự thật không phải vậy. Nghiên cứu cho thấy ăn sáng giúp con người kiểm soát trọng lượng. Một bữa ăn sáng lành mạnh là một phần quan trọng trong chế độ ăn cân bằng, cung cấp vitamin và chất khoáng cho cơ thể.
Ăn ít muối
Ngay cả khi bạn không thêm muối vào thực phẩm thì bạn cũng vẫn ăn muối quá nhiều bởi muối đã vào cơ thể chúng ta qua ngũ cốc ăn sáng, súp, bánh mì và nước xốt. Ăn quá nhiều muối làm tăng huyết áp. Với người cao huyết áp nếu ăn nhiều muối sẽ phát triển bệnh tim và có khả năng bị đột quỵ. Người lớn và trẻ em trên 11 tuổi nên ăn 6g muối mỗi ngày.
Đừng để khát nước
Chúng ta cần ít nhất 1,2 lít nước mỗi ngày để giảm quá trình oxy hóa hóa trong cơ thể. Tuy nhiên, cố gắng hạn chế thức uống có ga và có đường. Khi thời tiết ấm và khi bạn phải hoạt động quá nhiều, hãy bổ sung nước nhiều hơn.
Theo ihay
Mì ăn liền có thể gây mắc bệnh tim mạch Đó là kết luận đưa ra tại Hội thảo "Hiểm hoạ transfat - người tiêu dùng Việt Nam cần được bảo vệ" được Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức ngày 22.2. Mì ăn liền có thể gây mắc bệnh tim mạch Tại Hội thảo, PGS -TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng...