Chế độ ăn kiêng low-carb có an toàn và giảm được cân không?
Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ thường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
Chế độ ăn low-carb là gì?
Thực phẩm có lượng calo từ protein, chất béo và carbohydrate. Hầu hết lượng calo bạn có được là từ carbohydrate và các chất béo. Carbohydrate là tinh bột và đường có trong các loại thực phẩm như bánh mì, mì ống và bánh kẹo. Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột.
Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ thường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
Chế độ ăn low-carb (Nguồn ảnh: steadyhealth.com)
Chế độ ăn này có giúp giảm cân không?
Bạn sẽ giảm cân bất cứ khi nào bạn tiêu thụ lượng calo ít hơn lượng cơ thể bạn sử dụng. Người ăn low-carb thường ăn lượng calo thấp hơn mặc dù họ ăn nhiều protein và chất béo hơn bình thường. Chế độ ăn low-carb đã được thực tế cho thấy giúp người ta giảm cân. Chế độ này thậm chí còn hiệu quả hơn chế độ ăn ít béo (low-fat) khi mới bắt đầu chế độ ăn.
Tuy nhiên, sau sáu tháng đầu tiên, low-carb không có hiệu quả hơn so với các chế độ ăn khác.
Low-carb có an toàn không?
Video đang HOT
Số lượng nghiên cứu về low-carb chưa nhiều đủ để kết luận về độ an toàn của low-carb. Low-carb thường không làm tăng nồng độ cholesterol đối với hầu hết mọi người. Thực tế, low-carb có thể cải thiện nồng độ cholesterol nếu cân nặng của bạn giảm.
Tuy nhiên, một số người có thể gặp phải hiệu ứng phụ trong ngắn hạn như táo bón, tiêu chảy, chóng mặt, hơi thở hôi, đau đầu, các vấn đề ngủ hoặc buồn nôn.
Nếu bạn đã từng bị đột quỵ hoặc có bệnh tiểu đường, bệnh tim, cholesterol cao, sỏi thận hoặc nếu bạn đang mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ low-carb.
Tôi có nên bổ sung vitamin khi đang ăn low-carb?
Có. Những người theo low-carb có thể không có đủ vitamin, chất khoáng, chất xơ. Rất nhiều dưỡng chất chỉ có trong các thực phẩm giàu carbohydrate như hoa quả và ngũ cốc. Nếu bạn đang ăn low-carb, bạn nên dùng hỗn hợp đa vitamin và bổ sung chất xơ hàng ngày.
1. Y Học Cộng Đồng là dự án thiện nguyện do nhiều bác sĩ trong và ngoài nước chung tay xây dựng với sự hỗ trợ của nhóm CNTT và hơn 200 cộng tác viên.
2. Website https://yhoccongdong.com/ là nơi tổng hợp và chuyển tải thông tin cơ bản, quan trọng về nhiều loại bệnh, cách điều trị và phòng tránh giúp cộng đồng giữ gìn sức khỏe. Những thông tin này luôn tham khảo tài liệu dành cho bệnh nhân uy tín ở Anh, Nhật, Mỹ để đảm bảo tính xác thực và tính hệ thống.
Tài liệu tham khảo
http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/food-nutrition/weight-loss/nutrition-for-weight-loss-is-a-low-carbohydrate-diet-right-for-me.html
Những tác dụng đáng kinh ngạc của củ tỏi: Nhỏ mà có võ!
Nhiều người vẫn nghĩ, tỏi chỉ là một loại gia vị thông thường sử dụng để nấu ăn. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, loại củ này mang lại nhiều lợi ích sức khỏe to lớn.
1. Chống cảm lạnh thông thường có hiệu quả
Tỏi có một hàm lượng dinh dưỡng đáng kinh ngạc bao gồm mangan, vitamin B6, vitamin C, selen, chất xơ và các chất khác.
Khi xem xét lượng chất dinh dưỡng nhỏ hơn được tìm thấy trong tỏi, có thể kết luận rằng loại củ dường như bình thường này thực sự chứa đầy đủ mọi thứ bạn cần.
Điều này có nghĩa là thêm tỏi vào chế độ ăn uống của bạn có khả năng làm giảm đáng kể nguy cơ cảm lạnh thông thường. Bổ sung tỏi sẽ kích thích các chất dinh dưỡng đáng kể cho hệ thống miễn dịch của bạn.
2. Hạ huyết áp
Đột quỵ, đau tim và bệnh tim mạch là mối quan tâm ngày càng tăng trong thời đại hiện nay ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Tuy nhiên, tận dụng lợi ích sức khỏe nhờ vào tỏi được khuyến nghị cho những người chiến đấu với huyết áp cao là một biện pháp rất hiệu quả.
Để điều này thực sự đạt được kết quả tốt, bạn nên sử dụng khoảng bốn tép tỏi mỗi ngày, sẽ làm giảm huyết áp đáng kể.
3. Cải thiện nồng độ Cholesterol
Lợi ích của việc cải thiện mức cholesterol là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Hơn nữa, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có thể làm giảm đáng kể mức cholesterol có hại và không làm ảnh hưởng đến cholesterol tốt. Do đó, tỏi sẽ là một giải pháp hữu hiệu trong việc cải thiện nồng độ Cholesterol.
4. Cung cấp chất chống oxy hóa có lợi
Chất chống oxy hóa có thể làm giảm thiệt hại do oxy hóa gây ra có thể làm tăng quá trình lão hóa và dẫn đến các tình trạng sức khỏe khác nhau liên quan đến tuổi tác như bệnh Alzheimer ( chứng mất trí nhớ).
Hơn nữa, các chất chống oxy hóa sẽ cung cấp thêm các lợi ích sức khỏe khác nhau, từ tăng khả năng chữa lành vết thương đến giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về não.
5. Giảm mệt mỏi
Tỏi đã được sử dụng như một chất tăng cường hiệu suất. Điều này là do tỏi có một khả năng kỳ lạ để giảm mệt mỏi và cũng làm tăng đáng kể khả năng khối lượng công việc của cá nhân.
Mặc dù lợi ích này có thể là kết quả của hàm lượng dinh dưỡng cao cùng với việc giảm nguy cơ mắc các bệnh về não, nhưng sẽ rất thông minh khi đưa tỏi vào chế độ ăn uống của bạn thường xuyên.
Bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống của bạn
Không phải ai cũng có thể dành thời gian và công sức nhất định để hấp thụ một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, nhưng điều này không có nghĩa là bạn sẽ không thể tận dụng những lợi ích sức khỏe của tỏi.
Nếu các giải pháp tiết kiệm thời gian như chuẩn bị bữa ăn không đủ để biến chế độ ăn uống cân bằng thành hiện thực, bạn có thể xem xét bổ sung tỏi vào các bữa ăn.
Vì sao nhiều người 'ngại' thực phẩm chứa gluten? Tại sao một số người lại "cạch" thực phẩm chứa lúa mì, bột, ngũ cốc... dù không dị ứng gluten hay mắc bệnh Celiac (không dung nạp gluten)? ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Gluten là hỗn hợp của hai loại protein có trong bánh mì và bất kỳ sản phẩm thực phẩm nào có chứa lúa mì, bột, ngũ cốc... Những protein này có...