Chè đậu xanh phổ tai giải nhiệt ngày nóng
Đậu xanh và phổ tai chứa nhiều chất xơ, kali, có lợi cho hệ tiêu hóa, tim mạch, giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Sơn, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cơ sở 3, chè đậu xanh phổ tai phù hợp từ trẻ em đến người lớn tuổi. Đậu xanh chứa hàm lượng lớn chất xơ tốt cho tiêu hóa, nhiều protein, các vitamin, khoáng chất và kali.
“Kali rất có lợi cho người lớn tuổi, người bệnh tim mạch và huyết áp, tiểu đường, giúp ổn định huyết áp và tim mạch”, bác sĩ Sơn nhấn mạnh.
Phổ tai là một loại rong biển, chứa nhiều chất xơ và các khoáng chất như sắt, phốt pho, calcium, vitamin A, B1, B12, C… Kết hợp giữa đậu xanh và phổ tai, theo đông y có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể trong ngày nóng, tốt cho người có thể trạng yếu, nhiệt người, táo bón, nhiệt miệng….
Món chè đậu xanh phổ tai không tạo cảm giác đầy bụng khi ăn vì chứa nhiều chất xơ. Khi nấu có thể cho ít đường hoặc sử dụng đường ăn kiêng cho người bệnh tiểu đường.
Trước khi nấu chè nên rửa sạch và ngâm đậu xanh trong nước khoảng 3-4 tiếng để đậu nhanh mềm khi nấu. Ngoài ra, chuẩn bị thêm phổ tai, lá dứa để tạo mùi thơm, đường và ít muối.
Thành phẩm chè đậu xanh phổ tai. Ảnh: Bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 3
Các bước nấu chè đậu xanh phổ tai
Bước 1: Cho đậu xanh ngâm vào nồi nấu khoảng 20 phút, cho cả nước ngâm vào nấu. Bỏ lá dứa vào để tạo mùi thơm cho chè.
Bước 2: Vớt lá dứa ra, bỏ phổ tai vào nấu khoảng 10 phút.
Bước 3: Cho đường vào nấu sôi 5 phút. Lượng đường tùy theo khẩu vị.
Bước 4: Cho thêm ít muối để tạo vị ngọt thanh cho chè.
Theo bác sĩ Sơn, món chè đậu xanh phổ tai có thể cho ăn vào lúc 3-4h chiều để thanh nhiệt cơ thể, nhất là trong những ngày nóng oi bức như hiện nay. Có thể ăn kèm đá hoặc ăn nóng theo khẩu vị. Món chè này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn thơm ngon với vị bùi bùi, ngọt ngọt của đậu xanh kết hợp cùng phổ tai giòn sật.
Bác sĩ Nguyễn Thị Sơn hướng dẫn cách nấu chè đậu xanh phổ tai. Video: Bệnh viện Đại học Y dược Cơ sở 3.
Huyết áp tâm trương là gì? Những điều cần biết về huyết áp tâm trương
Huyết áp được các chuyên gia chia thành hai phần là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Vậy huyết áp tâm trương là gì? Chỉ số huyết áp tâm trương bình thường là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu các vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Theo kết quả thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cao huyết áp là một trong những nguyên nhân gây tử vong thường gặp nhất ở người. Vì vậy, hiểu biết về các chỉ số huyết áp là cực kì cần thiết để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do các căn bệnh về huyết áp gây ra.
1. Huyết áp tâm trương là gì?
Như đã nói, huyết áp được xác định bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Chỉ số thứ nhất là huyết áp 'tâm thu' - là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp. Chỉ số thứ hai là huyết áp tâm trương - là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, khi cơ tim được thả lỏng.
Hay nói một cách khác, huyết áp tâm trương là lực tác động của máu lên thành động mạch ở thì tâm trương.
2. Huyết áp tâm trương có chỉ số bao nhiêu là tốt cho sức khỏe?
Để đưa ra kết quả chẩn đoán huyết áp của một người là bình thường hay không, cao hay thấp, các bác sĩ ăn cứ vào cả 2 trị số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Cụ thể:
- Đối với người trưởng thành, huyết áp bình thường được xác định có huyết áp tâm thu là 120 mmHg và huyết áp tâm trương là 80 mmHg.
- Cao huyết áp được chẩn đoán xác định là khi có huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
- Sự chênh lệch giữa hai chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương giữ một hiệu số nhất định để tạo nên áp lực tưới máu cho các cơ quan. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự chênh lệch này không bao giờ được bằng hay dưới 20 mmHg. Nếu mức chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương dưới con số này, bác sĩ sẽ nhận định đây là trường hợp huyết áp kẹp và sẽ tiến hành xử lý cấp cứu.
- GIữ các chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương bình thường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chức năng, hiệu quả làm việc của các cơ quan sinh tồn như tim, não và thận.
huyết áp bình thường được xác định có huyết áp tâm thu là 120 mmHg và huyết áp tâm trương là 80 mmHg - Ảnh Internet.
3. Sự nguy hiểm của tăng huyết áp tâm trương
Các bác sĩ cho biết tăng huyết áp tâm trương là khi chỉ số huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nguyên nhân của tăng huyết áp tâm trương là do các động mạch nhỏ trong cơ thể hẹp hơn bình thường. Điều này khiến máu chảy qua các tiểu động mạch bị nén lại, vì thế làm tăng huyết áp tâm trương.
Ngoài ra, một người có thể bị huyết áp tâm trương cao là do các bệnh về tuyến giáp, tuyến giáp hoạt động kém hay suy giáp hoặc các bệnh lý về thận cũng có thể gây ra tăng huyết áp tâm trương.
Huyết áp tâm trương tăng cao sẽ khiến mạch máu đàn hồi kém hơn, xơ cứng, xuất hiện các mảng xơ vữa, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Chúng ta sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm đến hệ tim mạch nếu bị tăng huyết áp trong thời gian dài. Trong khi đó thời kỳ tâm trương chính là vào thời kỳ nghỉ của tim. Tuy nhiên, lúc này lượng máu co bóp vẫn lớn hơn mức bình thường, khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Điều này dễ dẫn tới các hiện tượng nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ....
Đối với não bộ, huyết áp tâm trương tăng có thể gây thiếu máu não cục bộ, lượng oxy lên não thấp hơn, từ đó dễ dẫn đến tình trạng tai biến mạch máu não.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra những người bị huyết áp tâm trương cao còn có thể bị suy thận.
Để điều trị huyết áp tăng trương cao, bác sĩ sẽ cân nhắc tùy trường hợp dựa trên nền bệnh cảnh khác nhau để sử dụng các loại thuốc như: lợi tiểu, ức chế men chuyển, chẹn beta,... nhằm điều hòa lại huyết áp.
Hơn nữa, để điều trị tăng huyết áp tâm trương cần kết hợp với các biện pháp về dinh dưỡng như: hạn chế ăn muối, tăng cường rau xanh, hạn chế thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, giảm chất béo, giảm cân,... Tăng cường vận động và hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích.
Thuốc chẹn kênh Calci chữa tăng huyết áp và những điều cần biết Trong các nhóm thuốc chữa tăng huyết áp, thuốc chẹn kênh Calci là nhóm thuốc rất thường được dùng trên thực tế. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chẹn kênh Calci chữa tăng huyết áp cần phải tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị. Ngày nay, sử dụng thuốc là...