Chè bobochacha hoa quả món ăn thanh mát mùa hè
Nấu chè Bobochacha không khó, tuy nhiên để món chè được đẹp mắt, hấp dẫn thì không phải ai cũng biết cách đâu nhé! Hôm nay mình xin chia sẽ cho các bạn công thức làm món chè bobochacha hoa quả cực độc, cực ngon.
1. Để làm chè bobochacha hoa quả bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
Cùi dừa: nửa quả.
120g đường.
.150ml nước cốt lá dứa
.5g hạt é.
Nửa bát nước chấm bột năng.Trái cây tùy thích: dưa hấu, thanh long, xoài.
Cùi dừa rửa sạch, nạo sợi.
2. Cách làm chè bobochacha hoa quả
- Cho 500ml nước nóng vào phần dừa, đảo đều lên, để chừng 10 phút. Sau đó ta cho dừa sợi vào túi vắt lấy nước cốt.
- Cho nước cốt dừa cùng với 100g đường vào nồi, đặt lên bếp đun sôi. Khi nước cốt dừa sôi, hòa bột năng với chút nước rồi đổ vào nồi để có phần nước cốt dừa sánh hơn.
- Cho nước cốt lá dứa vào nồi, đun sôi. 20g đường trộn cùng phần bột thạch rau câu đổ vào nồi. Đợi sôi lại, đem đổ vào khuôn, chờ nguội cho sương sa vào ngăn mát tủ lạnh.
- Mang phần sương sa ra cắt thành các sợi dài có kích thước đều nhau.
- Trái cây cắt hạt lựu. Hạt é vo sạch, ngâm nước đun sôi cho nở.
- Cho trái cây đã cắt vào bát, thêm sương sa, đổ nước cốt dừa lên trên, rưới thêm chút hạt é. Ăn kèm với đá bào rất ngon.
- Và giờ bạn đã biết cách nấu món chè bobochacha hoa quả này như thế nào rồi đúng không! Không cần phải đến những quán xá xa xôi hay phải chờ dịp cuối tuần rảnh rỗi mới có thể làm mà bạn có thể thực hiện món chè này bất cứ lúc nào, vừa đơn giản lại không mất nhiều thời gian.
Video đang HOT
Bobochacha là món chè của Singapore nhưng đã cực phổ biển ở nước ta vì vậy trong thực đơn của rất nhiều quán chè lớn không thể bỏ qua món chè này. Chè bobochacha hoa quả thanh mát, thơm nhẹ mùi cốt dừa, trái cây được linh hoạt theo mùa, điểm xuyết là những miếng sương sa màu sắc và lấm tấm vài hạt é rất thích mắt.
Nhiều lúc muốn ăn chè bobochacha hoa quả nhưng ra ngoài tiệm ăn đôi khi sẽ không vừa ý của bạn bởi có thể độ ngọt rồi loại trái cây đó không phải là loại bạn ưa thích. Vậy tại sao chúng ta không đãi cả nhà một bữa chè bobochacha hoa quả tự làm nhỉ?
Cách làm nước cốt dừa ăn chè đặc sệt nấu từ dừa nạo
Cách làm nước cốt dừa sao cho đậm đặc lại sền sệt, không bị tách nước và vẫn đảm bảo được độ sánh mịn nghe có vẻ phức tạp nhưng thực chất lại đơn giản vô cùng.
Nước cốt dừa được xem là thứ không thể thiếu trong nhiều món ăn Việt, đặc biệt là món chè của vùng đất Nam Bộ. Cách nấu nước cốt dừa không quá khó, do đó bạn có thể thực hiện ngay tại nhà để đảm bảo an toàn.
1. Hướng dẫn làm nước cốt dừa đặc sệt từ dừa nạo với bột năng
Cách làm nước cốt dừa tại nhà để ăn với các món chè, bánh không chỉ đảm bảo sức khỏe mà còn đặc biệt thơm ngon. Loại nguyên liệu này không chỉ được dùng để chế biến thức ăn mà còn là người bạn tuyệt vời trong việc làm đẹp của nhiều chị em phụ nữ. Để nắm được bí quyết làm nước cốt dừa đơn giản nhưng sánh mịn thì cùng thoi dõi bài viết dưới đây của webnauan.vn nhé.
1.1. Nguyên liệu
2 quả dừa khô
1 muỗng canh bột năng
600 ml nước
1/2 muỗng cà phê muối
1 máy xay sinh tố
1.2. Hướng dẫn cách làm nước cốt dừa từ dừa nạo với bột năng
1.2.1. Hướng dẫn cách sơ chế lấy cùi dừa
Để nước cốt dừa thơm ngon, sánh mịn thì phần chọn dừa cực kỳ quan trọng. Bạn nên chọn những quả dừa khô, hơi già. Cầm lên thấy nặng tay và lắc nghe có nước thì dùng được. Trên mỗi quả dừa thường có hai lỗ nhỏ, bạn chỉ cần dùng vật nhọn sạch đâm vào, úp ngược quả cho nước chảy hết vào cốc là được.
Để lấy cùi dừa dễ dàng, bạn nên hơ trước qua lửa rồi dùng dao tách. Ảnh: Internet
Tiếp đến, dùng dao lớn chặt đôi quả dừa, sau đó bạn hơ sơ trên bếp lửa để dễ dàng tách lấy phần thịt ra ngoài. Nếu có phần vỏ nâu cứng bám bên ngoài, nhớ dùng dao gọt sạch. Sau đó cho cùi dừa vừa lấy được vào nồi cùng 600 ml nước, bắc lên bếp đun sôi. Cách này giúp bảo quản nước cốt dừa được lâu hơn.
Luộc sơ cùi dừa để nước cốt dừa làm ra bảo quản được lâu. Ảnh: Internet
1.2.2. Hướng dẫn cách vắt lấy nước cốt dừa làm từ bột năng
Cùi dừa sau khi luộc xong, vớt ra ngoài cắt thành từng miếng ăn rồi cho vào máy sinh tố cùng 3 chén nước sôi để nguội và xay mịn. Cùi dừa cắt càng nhỏ thì quá trình xay sẽ nhanh hơn. Đồng thời cũng thu được nhiều nước cốt hơn.
Cho cơm dừa vào máy sinh tố xay nhuyễn. Ảnh: Internet
Sau khi hỗn hợp nhuyễn mịn, bạn dùng dụng cụ lọc hoặc vải sạch vắt lấy nước, loại bỏ phần bã. Như vậy nước cốt dừa cơ bản đã hoàn thành.
Dùng vải sạch lọc lấy nước cốt dừa. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, để hỗn hợp sánh mịn và có thể dùng trong các món chè, bạn cho chúng lên bếp, đun lửa vừa đến khi nóng thì thêm vào 1 muỗng canh bột năng và 1/2 muỗng canh muối. Dùng muỗng khuấy đều đến khi nước cốt dừa có độ sánh thì tắt bếp.
Bắc nước cốt dừa lên bếp nấu với bột năng. Ảnh: Internet
1.2.3. Cách bảo quản nước cốt dừa tự làm để được lâu tại nhà
Để nước cốt dừa bảo quản được lâu, sau khi nấu xong bạn để chúng nguội hẳn rồi mới cho vào hũ thủy tinh có nắp đậy. Sau đó, đặt nước cốt dừa trong ngăn mát tủ lạnh là có thể dùng được từ 2 đến 3 tuần.
Nước cốt dừa nấu với bột năng sau khi hoàn thành sẽ có độ sánh mịn và thơm ngon vô cùng. Ảnh: Internet
2. Cách làm nước cốt dừa béo ngon đậm đặc từ dừa già
Trong nhiều gia đình Việt, đặc biệt là khu vực miền Tây Nam Bộ, hầu như đại đa số món bánh hoặc chè đều sử dụng nước cốt dừa để tăng thêm hương vị béo thơm cho món ăn. Trong trường hợp muốn dùng ngay nhưng nơi bán lại xa hoặc không có thì bạn vẫn có thể làm tại nhà. Cách làm nước cốt dừa này bạn không cần dùng đến bột năng. Mặc dù có thể độ sánh mịn không bằng nhưng hương vị lại có thể giữ gìn được trọn vẹn hơn.
2.1. Nguyên liệu
2 quả dừa già
5 chén nước ấm
1 muỗng cà phê đường trắng
2.2. Hướng dẫn cách làm nước cốt dừa béo ngon đậm đặc từ quả dừa già
Thông thường trên quả dừa khô sẽ có 2 lỗ nhỏ. Hai lỗ này là nơi để lá mầm của dừa trồi lên nên tương đối mềm, do đó bạn có thể dùng vật nhọn đâm vào, dốc ngược vào bát để hứng lấy nước. Hoặc bạn có thể dùng dao bổ đôi rồi tách lấy nước.
Dùng muỗng hoặc vật nhọn tách lấy cơm dừa. Ảnh: Internet
Dùng muỗng cạo lấy phần cơm dừa bên trong, nếu có vỏ nâu bám bên ngoài nên gọt sạch. Sau đó rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng. Cho cơm dừa vừa cắt vào máy sinh tố thêm 4 chén nước ấm và xay đến khi tạo thành hỗn hợp nhuyễn mịn thì tắt máy.
Nước cốt dừa sau khi vắt sẽ có màu trắng sữa đẹp mắt. Ảnh: Internet
Đổ hỗn hợp ra thau sạch, thêm vào 1 chén nước ấm ngâm trong khoảng 5 đến 7 phút. Sau đó cho vào miếng vải sạch, nắm chặt một đầu rồi tiến hành vắt mạnh để ra nước cốt. Phần bã dừa vừa vắt, bạn có thể cho thêm ít nước ấm vào và vắt thêm lần nữa. Cái này người ta hay gọi là nước dão. Như vậy, nước cốt dừa cơ bản đã hoàn thành, bạn có thể nấu chín rồi dùng kèm với chè hoặc các loại bánh khác nhau tùy thích.
Cách làm nước cốt dừa rất đơn giản, do đó bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Ảnh: Internet
3. Cách làm nước cốt dừa ngon không bị tách nước
3.1. Nguyên liệu
Thay vì dùng bột năng, bạn cũng có thể bổ sung thêm bột gạo để tăng độ đậm đặc cho cốt dừa. Với công thức này, bạn dùng tỷ lệnguyên liệu nấu nước cốt dừa như sau:
1/4 thìa cà phê bột gạo
1 thìa cà phê bột năng
200 ml nước cốt dừa đóng hộp
10 ml whipping cream (Xem cách làm kem tươi tại nhà)
25 ml sữa đặc Ông Thọ
1/4 thìa cà phê muối ăn
3.2. Cách làm nước cốt dừa béo ngon từ bột gạo không bị tách nước
Bắc nồi lên bếp, cho cốt dừa, whipping cream, sữa đặc và muối vào nồi, khuấy đều theo 1 chiều. Bật bếp, đun lửa nhỏ cho hỗn hợp ấm nóng lên.
Bước nấu nước cốt dừa với sữa đặc, kem tươi cho ấm nóng lên. Ảnh: Kênh YT Nhung Cooking
Lưu ý: Trong lúc nấu, vẫn khuấy đều tay để nước cốt dừa không bị vón cục nhé. Nấu đến khi hỗn hợp có bọt khí sôi nhẹ là được. Tuyệt đối không nấu sôi mạnh, nếu không, sẽ xuất hiện hiện tượng tách nước như làm dầu dừa truyền thống vậy.
Trộn bột gạo, bột năng ở chén riêng. Nước cốt dừa ấm lên thì từ từ cho 2 loại bột này vào, tiếp tục khuấy đều cho hòa tan. Lúc này, nhớ khuấy nhanh tay với lửa nhỏ để cốt dừa sền sệt lại nhé.Thêm từng ít bột đến khi nước cốt dừa đạt độ đậm đặc như mong muốn thì ngưng không cho bột nữa.
Thêm từng ít hỗn hợp bột năng, bột gạo nấu với nước cốt dừa cho sánh mịn lại là hoàn tất. Ảnh: Kênh YT Nhung Cooking
Vẫn khuấy đều tay đến khi cốt dừa hoàn toàn sánh mịn, dậy mùi béo thơm đặc trưng thì tắt bếp. Đợi nguội thì có thể rưới cốt dừa lên bánh flan, chè,...ăn được rồi.4. Ăn nước cốt dừa tốt không?
4.1. Các thành phần dinh dưỡng trong nước cốt dừa
Nước cốt dừa là một trong những loại thực phẩm có chứa sắt, selenium, đồng, canxi, magiê, phốt pho, kali và các vitamin C, E, B1, B3, B5, B6 cao nên sử dụng đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên trong nước cốt dừa còn chứa một số thành phần khác như chất béo bão hòa và lượng calorie tiêu cực nên không tốt với người mắc các bệnh về tim mạch, béo phì, thừa cân.
Nước cốt dừa không tốt đối với trường hợp thừa cân, béo phì và mắc các bệnh về tim mạch. Ảnh: Internet
4.2. Tác dụng của nước cốt dừa
Mặc dù nước cốt dừa không phù hợp để ăn thường xuyên nhưng bản thân chúng lại có tác dụng làm đẹp tuyệt vời.
Trong nước cốt dừa có hàm lượng đồng và vitamin C lớn giúp da duy trì độ đàn hồi, ngăn ngừa lão hóa. Thường xuyên thoa hỗn hợp lên mặt sẽ khiến làn da của bạn luôn tươi mới và tràn đầy sức sống.Bên cạnh đó, nước cốt dừa còn giúp giảm vết cháy nắng, tăng quá trình phục hồi vết thương, hạn chế một số bệnh về da như vẩy nến, chàm. Và đặc biệt chúng còn giúp ngăn ngừa gầu, cải thiện tình trạng xơ cứng của tóc
.4.3. Nước cốt dừa ăn với món bánh, chè gì ngon?
Ẩm thực Việt Nam vô cùng phong phú, ở mỗi miền lại có những nét đặc trưng riêng. Nếu hỏi nước cốt dừa ăn với món gì ngon thì không đâu có thể tìm thấy câu trả lời chuẩn xác nhất bằng khu vực miền Nam, đặc biệt là miền Tây Nam Bộ. Nơi đây người ta dùng nước cốt dừa như một thứ nước sốt để tăng thêm giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị cho món ăn.
Hầu hết các món chè ở miền Tây Nam Bộ đều sử dụng đến nước cốt dừa. Ảnh: Internet
Nếu kể đến các món mặn, bạn có thể quen thuộc với ốc len xào dừa , cháo cá lóc nước cốt dừa, ếch xào lăn với nước cốt dừa, dồi lươn rim nước cốt dừa, rắn hổ xào lăn nước cốt dừa, cá ba sa kho nước cốt dừa,...
Hoặc nhắc đến các món chè ngọt hoặc bánh, bạn có thể kể: chè bưởi , chè bắp , chè đậu xanh bột báng, chè bà ba bánh lọt, chè chuối chưng, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh đúc lá dứa , bánh tằm bì, bánh da lơn , bánh tráng nước dừa Tam Quan,...
Nước cốt dừa là một trong những nguyên liệu nấu ăn ngon hàng ngày vô cùng quen thuộc, giúp tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng của nhiều món ăn. Nếu biết cách sử dụng, chúng còn mang lại nhiều công dụng làm đẹp cho các chị em phụ nữ. Cách làm nước cốt dừa không quá phức tạp, trên đây bài viết đã bật mí cho bạn từng bước thực hiện chi tiết, nhớ lưu vào sổ tay nấu ăn để không bỏ lỡ nhé.
Chè bưởi giòn ngon không he đắng Với một chút lưu ý nhỏ khi chế biến phần cùi bưởi sẽ giúp cho món chè của bạn ngon 'vô địch'. Nguyên liệu: - Cùi bưởi - 200 g đậu xanh - Đường phèn hoặc đường thốt nốt, đường cát - Cùi dừa - Bột năng, lạc rang, muối, vani hoặc hương hoa bưởi. Cách làm: - Đậu xanh ngâm nở rồi...