[Chế biến] – Sữa chua nếp cẩm ngon hơn ngoài hàng!
Tự làm món này không hề khó, chỉ cần bớt chút thời gian bạn có thể chế biến tại nhà vừa ngon lại đảm bảo vệ sinh!
Nguyên liệu – cho khoảng 6 phần ăn: – 200g gạo nếp cẩm
– 1000ml nước
– 3 lá nếp (hay còn gọi là lá dứa)
– 80g đường hoa mai
– 6 hộp sữa chua tự làm hoặc dùng bất cứ loại sữa chua thường nào mà bạn có
– 100ml nước cốt dừa.
Bước 1:
Gạo nếp cẩm vo sạch.
Cho nếp cẩm vào nồi, thêm nước theo lượng đã ghi.
Bước 2:
Đặt nồi gạo, nước lên bếp đun với lửa nhỏ.
Khi nước sôi bạn hớt bỏ bọt và mày trấu còn sót lại (nếu có).
Cho lá nếp vào đun cùng.
Video đang HOT
Đun nhỏ lửa đến khi nếp chín và hỗn hợp sánh lại. Trong quá trình đun thỉnh thoảng bạn khuấy đều. Do gạo nếp cẩm có lớp vỏ bên ngoài khá dai nên bạn có thể yên tâm sẽ không bị cháy nồi trừ khi bạn để lửa quá to.
Thêm đường, đảo đều, đun thêm 5 phút cho nếp ngấm đều
Tắt bếp, để hỗn hợp nếp cẩm thật nguội.
Bước 3:
Múc chè nếp cẩm ra cốc.
… cho sữa chua…
… và nước cốt dừa vào.
Cuối cùng chỉ việc trộn đều và thưởng thức!
Sữa chua nếp cẩm là món ăn vặt khá phổ biến nhất là đối với học sinh, sinh viên và giới văn phòng. Thời nay để tiện dụng cho người tiêu dùng đã có rất nhiều hãng sản xuất sữa chua nếp cẩm đóng hộp, bảo quản lạnh và bất cứ khi nào bạn muốn ăn là cũng có thể mua được. Tuy nhiên, để tự làm món này không hề khó, chỉ cần bớt chút thời gian bạn có thể chế biến tại nhà vừa ngon lại đảm bảo vệ sinh. Sữa chua nếp cẩm với phần nếp được nấu chín, dẻo mà phần vỏ ngoài vẫn có độ dai kết hợp với sữa chua ăn mát, ngon mà không ngán. Bạn hãy thử làm cho cả gia đình cùng thưởng thức nhé!
Chúc các bạn làm được món sữa chua nếp cẩm thật ngon!
Theo PNO
[Chế biến]-Sữa chua nếp cẩm
Mời bạn thử tự làm loại đồ ăn giải nhiệt được ưa thích trong mùa hè của rất nhiều người.
Nguyên liệu:
- 2 bát con nếp than
- 4 đến 5 viên men, mỗi viên có trọng lượng 1,5g
- 2 thìa nhỏ muối
- Sữa chua (định lượng tùy ý).
Cách làm:
- Nếp đãi sạch, ngâm nếp vào thố nước lạnh có hòa lẫn một thìa nhỏ muối. Ngâm nếp 2 ngày, mỗi ngày thay nước để không bị chua.
- Men cho vào túi ni lon sạch, dùng cối cán mịn.
- Đổ nếp ra rổ cho ráo nước, cho vào chõ hấp xôi, đồ nếp chín, ăn thử thấy hạt nếp chín bên trong, và giòn rôm rốp bên ngoài thì xới đều lên, để nguội.
- Tiếp tục đồ xôi đến khi thật chín mềm. Mục đích đồ hai lần để hạt nếp bên trong chín nục, mà hạt nếp bên ngoài vẫn không bị vỡ.
- Pha nửa bát con nước lạnh với một thìa nhỏ muối, pha hơi mặn mặn để nước cơm rượu ra càng ngọt.
- Xôi sau khi chín, đổ ra mâm, dùng tay rải đều một lớp mỏng.
- Xôi để hơi ấm, tầm chừng 30 độ, nếu nóng quá men sẽ chết.
- Rảy đều men lên bề mặt xôi, rồi rảy nước muối pha, để phần xôi mềm cho men phát triển.
- Dùng một nồi sứ hay thủy tinh sạch, không dùng thố sắt hay kim loại, lót một lớp lá chuối lên trên, đục thủng ở giữa lá chuối, rồi rãi cơm nếp cẩm lên, gói kín lá chuối, đậy kín nắp.
- Để nơi kín, hoặc để gần bếp, từ 3 đến 4 ngày cơm nếp sẽ tự dậy mùi và ra nước. (Nếu không ủ bằng lá chuối, bạn có thể rải xôi đều ở thố thủy tinh sạch, dùng khăn xô sạch, ủ kín, để vào lò nướng hoặc gần bếp).
- Nếu muốn giữ cơm rượu không chín thêm thành rượu thì sang ngày thứ 4 bỏ vào trong lọ thủy tinh hay bỏ cả thố vào tủ lạnh.
- Lúc ăn múc ít cơm rượu vào cốc, thêm sữa chua. Trộn đều lên.
Nếp cẩm và men.
Đãi sạch nếp cẩm.
Đồ nếp cẩm.
Rắc đều men lên trên bề mặt nếp.
Cho nếp cẩm vào lá chuối, bọc trong lọ sứ hoặc thủy tinh.
Cún Khang
Theo ngôi sao
Cùng thưởng thức chè xoài Nguyễn Trường Tộ nào Nhiều người Hà Nội từng ăn chè xoài, cũng có người chưa biết đến món này. Nhưng nếu đã ăn và thích vị thanh ngọt của món chè lạ, thực khách đều tìm đến đầu phố Nguyễn Trường Tộ, nơi có hàng chè đông khách nhất Hà Nội. Chè xoài được nấu đông như thạch rau cau. Nằm ở số 2 Nguyễn Trường...